Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Số phận bi thảm của những phi tần sau khi Hoàng đế qua đời

Sau khi Hoàng đế qua đời, số phận của những phi tần cung nữ  sẽ ra sao? Tiếp tục hưởng vinh hoa thì ít mà có cái kết không mấy tốt đẹp thì nhiều.
Người xưa thường nói: “Đường vào cung cấm sâu tựa biển”, điều này quả thật không sai chút nào. Mỗi cung tần, mỹ nữ sau khi bước chân vào cánh cửa sắt cao ngất, hoa lệ đó đều như bước vào nhà tù với bản án chung thân, chẳng thể nào tìm thấy lối thoát.
phi tan 7
Hoàng đế chỉ có một mà xung quanh tới 3.000 giai nhân, ai ai cũng mong được lâm hạnh, sủng ái. Những người may mắn sẽ được thăng chức, nhưng cũng có những người phải sống cả đời cô quạnh vô danh. Đặc biệt, sau khi Hoàng đế băng hà, họ cũng chịu kết cục bi thảm không kém.
Cùng điểm lại một số “ngã rẽ” cuộc đời của các phi tần chốn hậu cung Trung Quốc xưa:
1. Phong làm Thái hậu
Có lẽ đây là kết thúc bất cứ phi tần nào cũng mong muốn. Làm Thái hậu, địa vị chẳng những không suy giảm, thậm chí còn cao lên gấp nhiều lần. Thái hậu đứng đầu hậu cung, bất cứ ai cũng phải kính trọng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được phong làm Thái hậu. Ngôi vị này chỉ dành cho Hoàng hậu của Hoàng đế cũ đã qua đời hoặc mẹ ruột của tân Đế. Những phi tần cấp thấp hơn chẳng bao giờ có thể mơ tưởng đến ngôi vị này.

Từ Hy Thái hậu.
Từ Hy Thái hậu

Nếu tân Đế vẫn còn nhỏ hoặc nhu nhược, Thái hậu có thể buông rèm nhiếp chính, xử lý việc nước, trở thành người phụ nữ quyền lực nhất. Lịch sử Trung Quốc điểm tên không ít người phụ nữ như vậy, có thể kể đến Lữ Trĩ (Hoàng hậu của Hán Cao Tổ Lưu Bang), Lý Trang (mẹ ruột Hoàng đế Thuận Trị thời Thanh) hay Từ Hy Thái hậu cuối thời Thanh…
2. Theo con trai đến đất phong hầu hưởng phúc
So với việc lên ngôi Thái hậu, một phi tần được ra ngoài cung, đến đất phong hầu cùng con trai, sống nốt quãng đời còn lại cũng là cuộc sống mơ ước của nhiều người.
Tại một số triều đại Trung Quốc, khi hoàng tử được phong Vương, mẹ đẻ sẽ được đi theo họ, sống cuộc sống nhàn nhã, tự tại, rời xa những tranh đấu chốn hậu cung. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ như Bạc Cơ, mẹ của Hán Văn Đế Lưu Hằng. Khi Lưu Hằng được phong Vương, bà theo con trai rời xa kinh thành. Sau đó xảy ra chính biến, Lưu Hằng lên ngôi Hoàng đế, bà được phong là Bạc Thái hậu.
3. Bồi táng theo Hoàng đế
Đây có lẽ là kết cục bi thảm nhất, không cung tần nào mong muốn. Nhưng nó lại xảy ra ở nhiều triều đại Trung Quốc phong kiến xưa.
Hoàng đế qua đời, những phi tần không sinh được con, những phi tần chưa một lần được Hoàng đế nhìn mặt… sẽ phải kết thúc đời mình, đi theo Hoàng đế, hầu hạ họ ở thế giới bên kia, vô cùng bi thảm.

Cảnh các phi tần bị chôn theo Hoàng đế.
Cảnh các phi tần bị chôn theo Hoàng đế.
phi tan 2
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương

Như Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương sau khi chết có tới 40 phi tần chôn theo ông. Hay tại các triều đại trước thời Tần Hán, phong tục này ngày càng phổ biến và thịnh hành.
Để người sống chôn theo người chết là một trong những chuyện xấu xa nhất của các vương triều xưa.
4. Trở thành tần phi của tân Đế
Phi tần của Hoàng đế cũ trở thành phi tần của Hoàng đế mới không biết là chuyện nên vui hay nên buồn. Đối với những người phụ nữ sống cuộc sống vô danh, không người biết trong cung có lẽ điều này sẽ giúp họ “lột xác”. Tuy nhiên, với những người phụ nữ từng hầu hạ dưới gối Hoàng đế cũ nay phải đi theo Hoàng đế mới, có thể là con trai của chính vị vua trước, điều này chẳng hay ho gì.
Tân Đế chung vợ của cha.(Ảnh minh họa)
Tân Đế chung vợ của cha.(Ảnh minh họa)

Việc “Cha con chung vợ” từng nhiều lần bị lên án trong triều đình phong kiến Trung Quốc. Có thể kể đến nhà Tùy, Tùy Dương Đế Dương Quảng từng nạp hai người vợ của cha mình là Tùy Văn Đế Dương Kiên làm phi và sủng ái hết mực. Hay chính Võ Tắc Thiên – nữ Hoàng đế duy nhất của Trung Quốc từng là phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.
5. Xuất gia làm ni cô
Việc để một phi tần xuất gia làm ni cô sau khi một vị Hoàng đế băng hà diễn ra ở thời nhà Đường. Triều đại này Phật giáo lên ngôi, các Hoàng đế tin rằng, để phi tần của họ đến chùa xuất gia có thể giúp họ cầu phúc sau khi về nơi chín suối.
Một số phi tần trẻ sẽ được lên chùa làm ni cô. (Ảnh minh họa)
Một số phi tần trẻ sẽ được lên chùa làm ni cô. (Ảnh minh họa)

Những người được chọn đi tu thường là các phi tần trẻ, chưa có con. Chính Võ Tắc Thiên khi còn là “Tài Nhân” (một phong hào phi tần) của Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã phải lên chùa, xuống tóc làm ni cô sau khi vị Hoàng đế này qua đời. Nếu không có mối nhân duyên với Lý Trị, có lẽ bà đã sống cô quạnh cả đời, làm bạn với dầu hương.

Hình ảnh cung tần mỹ nữ sau khi Hoàng đế băng hà. (Ảnh minh họa)
Hình ảnh cung tần mỹ nữ sau khi Hoàng đế băng hà. (Ảnh minh họa)

Đây là 5 số phận thường thấy của các phi tần chốn hậu cung. Tuy có một vài trường hợp, các cung tần được trả lại tự do, rời cung sống cuộc sống bình thường sau khi Hoàng đế băng hà, nhưng điều này ít vô cùng. Thậm chí, một số được xuất cung sau khi đã hết thời thanh xuân, trở thành những bà lão ốm yếu.
Theo TT

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...