Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

FM 974: Colombia: Qua Cầu Simon Boliva – Khổ Dân Venezuelan Tìm Về Miền Đất Hứa


Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 14/08/2017

    Tám giờ sáng, ngay lúc cầu Simon Boliva, ngăn đôi biên giới Colombia và Venezuela mở cửa, đã có hàng ngàn người dân Venezulan, tay gồng tay gánh, tay dắt tay bồng, đứng sắp hàng dài, lặng lẻ nối đuôi nhau chờ để được phép vượt qua.   
    Có khoảng hơn 25 ngàn người Venezuelan tới Cucuta, cái thành phố nắng cháy da người của Colombia mỗi ngày, nhiều người trong số này, mang theo các cái va –li, túi xách trống rổng, để tìm mua những thứ thực phẩm căn bản, cần thiết hàng ngày như gạo, bột mì, mà họ không thể tìm thấy ở đâu, bên phần đất nhà. Đã một lần nào đó, cựu tổng thống Chavez, ước mơ sẽ biến đổi đất nước Venezuela thành một thiên đường cho công nhân nhưng cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý nhằm thay đổi hiến pháp vừa qua, người thừa kế của Chavez, bị cáo buộc là một nhà độc tài không hơn không kém. Con số thường dân bỏ nước vượt biên giới qua Colombia ngày càng tăng lên và không ai có ý định sẽ trở về cố hương. Ramon Araujo, người thanh niên với nước da xạm nắng đứng chờ qua cầu trong hàng người, nhìn quanh thở dài, “không có quốc gia nào hoàn hảo nhưng ở Venezuela, người ta không thể mơ tới cái tương lai nào đó cho riêng họ, anh muốn sống trên quê hương mình nhưng không có cách nào hơn”.  
    Tuần này, sau bốn tháng rối loạn bất ổn, cái gọi là quốc hội lập hiến mới của Venezuelan được công nhận, tuyên thệ sẽ nhận lảnh nhiệm vụ viết lại hiến pháp, giải tán các định chế cũ quốc gia trong lúc, nước này, đang lâm vào cảnh tiền tệ lạm phát khủng khiếp, người ta tiên đoán sẽ lên tới 1600% vào cuối năm nay, thực phẩm thuốc men thiếu hụt trầm trọng, người chết và thiếu dinh dưởng cũng theo đà lạm phát đi lên. Nicolas Maduro, tổng thống đương nhiệm, cho biết, tân quốc hội lập hiến sẽ là nơi cho phép những ai, từ trước tới giờ bị gạt ra ngoài sinh hoạt chính trị, nói lên tiếng nói của mình, phe đối lập cười khẩy, đây chỉ là hình thức bám víu quyền hành rõ ràng mà ai cũng thấy. Bà Delcy Rodriguez, cựu bộ trưởng ngoại giao, người theo phe chính quyền, được bầu lên làm chủ tịch tân quốc hội, thản nhiên tuyên bố “ở đây không có việc khủng hoảng nhân đạo, cái chúng tôi có là tình yêu, cái chúng tôi có trong thời gian qua là sự bạo động của bọn cực hửu phát- xít”.
    Nói gì thì nói, đối với người dân Venezuelan bình thường, họ đã bỏ phiếu bằng chân từ đầu, khi tìm cách rời khỏi quê nhà, chánh quyền Colombian đang phải chật vật, đối phó với làn sóng người tỵ nạn tràn qua cái biên giới dài hơn 2500 cây số giữa hai quốc gia và bỗng dưng trở thành một địa điểm tới của người di dân và tỵ nạn. Nhân viên di trú từ thủ đô Bogota của Colombia đã bay đến Thổ Nhĩ kỳ, nghiên cứu cách thức đáp ứng vụ người tỵ nạn Syrian ở đây và ngoại trưởng Colombian, Maria Holguin, trong tuần này, loan báo việc cho dựng lên một trung tâm cứ trợ, cung cấp thực phẩm và chỗ tạm trú cho người Venezuelan ở thành phố Cucuta, theo ông, Colombia sẳn sàng giúp bất cứ một người công dân nào của Venezuela, nếu họ cần tới. Trước đây, trong những năm 1970 và 1980 cũng đã có cả triệu người Colombian di dân qua Venezuela, ở thời điểm này, Venezuela là một quốc gia dầu hỏa giàu có trong khi Colombia khốn đốn vì cuộc nội chiến và các băng đảng buôn bán xì ke ma túy, ngày nay thì, hiện tình chính tri cũng như kinh tế, tội phạm ở Venezuela đã làm cho người dân nước này cảm thấy đời sống quá bất ổn và thiếu thốn mọi điều.
    Trở lại với anh Araujo, anh đã bán tất cả những gì anh có để có đủ chi phí cho chuyến đi tới Cucuta, chờ qua cầu Simon Bolivar vào Colombia trong tháng hai, hiện Araujo đang tạm trú tại một khu nhà ổ chuột trên ngọn đồi cao và có được việc làm bán thời tại công trường xây cất gần đó, hy vọng sẽ kiếm đủ tiền, gởi về cho bà mẹ và mấy đứa em, còn ở bên nhà.  Leidy Leguizamon, 24 tuổi, mới sinh đứa con trai từ Caracas, vượt qua cầu hôm tháng rồi, cũng hy vọng sẽ tiếp tục đi tới Bogota, Medellin hay Cali một khi cô và cha mình, ông Luis dành dụm đủ tiền trả tiền vé xe và ăn ở dọc đường. Cô nói “ở quê nhà, mọi người có thể đánh nhau túi bụi vì một chút gạo” khi đang đứng chờ nhận phần ăn trưa miễn phí, tại một căn lều cứu trợ do nhà thờ dựng lên giúp những người Venezuelan mới tới, không xa biên giới bao nhiêu, cô nói thêm “tiền lương công nhân lảnh không mua đủ thực phẩm mà ăn”.
    Cũng giống như các người Venezuelan đang sống tại Colombia, gia đình cô Leguizamon không được phép đi làm việc, do đó họ phải dựa vào những công việc bán chính thức để kiếm sống như bán kẹo bánh, thuốc lá trên đường phố hay tại các công trường xây cất, tuy vậy, có khổ nhưng ông Luis không ngần ngại cho biết, ông chẳng thà chịu đói ở Colombia, nơi ông còn có dịp may kiếm ra tiền hơn là trở lại Venezuela. Theo con số thống kê phổ biến vào tháng 7 năm nay của UNHCR, hiện có khoảng chừng 300 ngàn người Venezuelan đang sống ở Colombia, trong số này đã có 50 ngàn nộp đơn xin tỵ nạn trên khắp các nước, gấp đôi năm rồi mặc dù nhiều người vượt qua biên giới vào thành phố Cucuta không ghi danh chính thức với chính quyền Colombia.
   Theo lời một nhân viên kiểm soát biên giới, mỗi ngày có khoảng 25 ngàn người Venezuelan qua cầu Simon Boliva vào Colombia, trong số này, độ 10% có đóng dấu nhập cảnh trên sổ thông hành, được vào tạm trú ở Colombia hay chờ đi đến một số quốc gia khác. Tuần qua, chính quyền Colombia loan báo, sẽ cấp chiếu khán tạm trú cho hơn 150 ngàn người Venezuelan đã nhập cảnh hợp pháp vào nước này trước ngày 25 tháng 7 nhưng có chiếu khán quá hạn. Họ sẽ được phép đi làm và hưởng các dịch vụ xã hội như người dân Colombian, khoảng 100 ngàn nhập cảnh bất hợp pháp sẽ không được chấp thuận có quyền lợi theo quy chế mới này. Vì không có cơ quan chính thức của chính quyền đặc trách việc trợ giúp cho người di dân mới đến, nên phần lớn mọi việc đều do các tổ chức Phi chánh phủ NGO và các hội đồng nhà thờ lo liệu.
    Trước hiện trạng này, linh mục Francesco Bortignon, người đứng đầu của mạng lưới di dân quốc tế Scalabrini, một tổ chức NGO của Ý, có liên hệ chặt chẽ với giáo hội Thiên húa giáo ở Colombia, đang điều hành một trung tâm tạm cư và giáo đường ở thành phố Cucuta, buồn bả cho biết, người ta đang thấy đất nước Venezuela là một cái vòng xoáy quay tròn không lối thoát, người ta không thể nói về an ninh, vì chỉ có bất an ninh, nạn đói đã là một sự thực, áp chế áp bức người tranh đấu thay đổi chính quyền diễn ra hàng ngày, trong bầu không khí khiếp đảm, đó chính là những hình ảnh có thật cho người ta thấy tại sao, người dân Venezuelan ùn nhau bỏ xứ ra đi hàng hàng lớp lớp. Bên cạnh đó, vì sự khủng hoảng di dân này, mà hiện tình bang giao giữa hai nước Colombia và Venezuela có phần không tốt đẹp như trước, tổng thống Colombian, ông Juan Santos, là một trong những người lên tiếng chỉ trích chế độ Maduro mạnh mẽ, Maduro, tổng thống Venezuelan đáp lại bằng cách gọi ông Santos là “tên nô lệ của đế quốc Mỹ”.
    Sau cả ngày dài đứng chờ tới phiên mình, Samuel Fernandez, người làm việc thiện nguyện cho một nhà thờ tin lành ở Caracas, thủ đô Venezuela, thở dài khoan khoái vì đã sắp được nhân viên di trú Colombian đóng dấu nhập cảnh trên sổ thông hành, anh dự tính sẽ đi đến Bogota, thủ đô của Colombia, mang theo người cái va – li chất đầy quần áo, thứ duy nhất còn lại mà anh không đem ra bán, cầm mớ giấy tờ, ngồi trốn nắng chiều trong một góc hiên căn lều tiếp tân,  Fernandez nghĩ tới tương lai nay mai, anh sẽ gầy dựng gia đình ở Bogota, cái mà anh không thể làm được nữa ở Caracas, anh mĩm cười một mình, hy vọng và yêu thương dâng tràn trong tim, Colombia tuy không là một xứ giàu có dư thừa nhưng so với quê nhà Venezuela, với anh và với hàng trăm ngàn người Venezuelan qua cầu Simon Boliva như anh, nó là miền đất hứa.

  
Thuyên Huy
Monday 14.08.2017

1 nhận xét:

SOI GƯƠNG - Lê Trung Ngân

  Soi Gương Hình như dù là ai đi nữa thì một ngày cũng soi gương ít nhất là một lần. Tôi cũng vậy, nhưng tôi có suy nghĩ riêng mình là: Soi ...