Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Về Bài "ĐỘ LONG VĨ GIANG " Của Nguyễn Du : Mailoc , Mai Xuân Thanh,Đỗ Chiêu Đức,Danh Hửu diển Nôm

 Độ Long Vĩ Giang *
                                  Nguyễn Du (1796-1802)

Cố quốc hồi đầu lệ,
Tây phong nhất lộ trần.
Tài qua Long Vĩ thủy,
Tiện thị dị hương nhân.
Bạch phát sa trung kiến,
Ly hồng hải thượng văn.
Thân bằng tân khẩu vọng,
Vị ngã nhất triêm cân.



Dịch nghĩa:

Ngoảnh nhìn quê hương nước mắt rơi,
Gió tây thổi bụi suốt dọc đường.
Vừa qua sông Long Vĩ,
Đã là người đất khách.
Đi giữa bãi cát, càng trông càng rõ mái tóc bạc,
Nghe chim hồng lìa đàn ngoài biển kêu.
Bạn bè thân thích đứng trên bến nhìn theo,
Vì ta mà nước mắt ướt khăn.

 *Long Vĩ giang: chỉ khúc sông Lam ở gần quê hương của cụ Nguyễn Du phía gần biển

 Dịch Thơ:

 Qua  Sông Long-Vĩ

 Ngoảnh nhìn lại quê nhà lệ ngấn,
Gió tây về bụi vẩn đường mờ.
Vừa qua Long-vĩ bến bờ,
Đã nghe thân khách bơ vơ vương sầu.
Giữa cát vàng bạc đầu rõ nét,
Nhạn hồng lạc thảm thiết biển khơi.
Thân quen dõi mãi bóng người,
Vì ta khăn ướt lệ rơi khôn cầm.

                             Mailoc phỏng dịch



Quê nhà mặt ngoảnh lại,

Gió tây tung bụi đường.

Vừa qua bến Long Vĩ

Thân khách đã sầu vư

Cát vàng rõ đầu bạc,

Hông nhạn lạc kêu sương.

Người thân còn đứng ngóng,

Vì ta lệ cảm thương .

                           ML.

Qua Sông Long Vĩ

Nhìn lại cố hương đẫm lệ tràn
Dặm đường bụi bốc gió tây sang
Qua sông Long Vĩ còn chân ướt
Dừng bước quê người cũng ngỡ ngàng
Đầu bạc nổi lên vàng bãi cát
Chim hồng lạc giữa biển kêu đàn
Bạn bè dõi mắt xa bờ khuất
Giọt lệ thấm khăn dạ xốn xang

Mai Xuân Thanh

Quê hương ngoãnh mặt lại
Bụi đường bay gió tây
Qua sông mới Long Vĩ
Xa xứ lạ chân mây
Cát vàng bạc đầu tóc
Hồng nhạn biển khơi bay
Anh em nhìn khuất bóng
Ướt khăn đẫm lệ này

Mai Xuân Thanh

Bài của Đỗ Chiêu Đức
 Nguyên bản chữ Hán của bài thơ :  

            Độ Long Vĩ Giang 

,      Cố quốc hồi đầu lệ,
西。      Tây phong nhất lộ trần.
,      Tài qúa Long Vĩ Thủy,
便。      Tiện thị dị hương nhân.
,      Bạch phát sa trung kiến,
。      Li hồng hải thượng văn.
,      Thân bằng tân khẩu vọng,
。      Vị ngã nhất triêm cân.
          阮攸                               Nguyễn Du

2. Chú Thích :
    * CỐ QUỐC  : là Nước Cũ, cũng có nghĩa là Quê Cũ.
    * LỆ  : là Nước mắt. Động từ có nghĩa là : Rơi nước mắt.
    * TRẦN  : là Cát Bụi. Nhất Lộ Trần là Dọc đường gió bụi.
    * TÀI  : là Mới, là Mới vừa.
    * TIỆN 便 : là Bèn. Tiện Thị : Bèn là ...
    * TÂN KHẨU  : là Bến nước, Bến đò.
    * TRIÊM CÂN  : là Ướt Khăn, ý nói lệ rơi thấm ướt khăn. 
3. Nghĩa Bài Thơ :
                          Qua Sông LONG VĨ
LONG VĨ GIANG là khúc sông Lam gần quê hương của Nguyễn Du, cạnh biển. Sông Lam từ nguồn cho đến ngã ba Hưng Nguyên còn có tên gọi là Thanh Long giang.
         Ngoảnh đầu trông lại quê hương mà khôn ngăn hai hàng lệ nhỏ. Lại thêm gió tây thổi suốt dọc đường gió bụi. Vừa qua khỏi sông Long Vĩ thì thân ta đã là người tha hương rồi. Làn tóc bạc in rõ trên bãi cát trắng và tiếng chim hồng nhạn lìa đàn còn oang oác ở ven sông. Bạn bè thân thích còn đứng ngóng trông ta bên bến nước, vì ta mà lệ rơi ướt cả khăn là.
         Tình cảm luyến lưu ướt át đến thế là cùng, thảo nào người ta thường bảo Nguyễn Du thuộc "túp" nòi tình chính hiệu !

4. Diễn Nôm :

           Ngoảnh đầu quê cũ lệ rơi,
           Dọc đường cát bụi tơi bời gió tây.
           Vừa qua Long Vĩ mới đây,
           Thoát đà đã hóa ra người tha hương !
           Tóc mây cát trắng còn vương,
           Lìa đàn tiếng nhạn kêu thương não lòng.
           Thân bằng bến nước vời trông,
           Vì ta ướt cả khăn hồng lệ rơi ! 

                                                Đỗ Chiêu Đức     
    (Ảnh: Từ Google)  
 
Bài Của Danh Hửu
 Hôm nay cuối tuần, đọc mấy bản dịch của quí bạn trong vườn thơ, dịch một bài Tâm Thi của Nguyễn Du. Tôi thấy mình cũng nên đóng góp một chút và nhất là để tặng các anh : Lộc Nguyên, Trí Khắc Phạm, lý do là tôi đã dịch nhiều thơ của Nguyễn Du, nhất là đã dịch trọn cả tập Bắc Hành Tạp Lục của ông nên cũng phần nào hiểu thơ ông. Tất nhiên thơ Nguyễn Du không dễ dịch, vì ông là một trong số 5 người nổi tiếng nhất đương thời, mà thơ ông lại phần lớn chỉ là thơ bày giải tâm sự, ông không làm thơ tả cảnh, thơ tả cảnh chỉ có ở trong Kiều.
Mời quí bạn thưởng thức :

                    Độ Long Vĩ Giang
          Cố quốc, hồi đầu lệ;
西           Tây phong, nhất lộ trần.
          Tài quá Long Vĩ thủy,
便           Tiện thị dị hương nhân.
          Bạch phát, sa trung kiến;
          Ly hồng, hải thượng văn.
          Thân bằng tân khẩu vọng;
          Vị ngã, nhất triêm căn.
                                          Nguyễn Du

  Qua cuối khúc sông rồng
Triều Lê, nhớ rơi lệ !
Tây sơn, khổ một thời :
Mới qua khúc Long vĩ,
Đã thành khách quê người.
Cát lầm, tóc trắng xóa;
Biển xa, hồng chơi vơi.
Ngó bà con trên bến;
Khiến ta, khăn đẫm rồi.

Ghi chú :
Bài thơ này nằm ở phần cuối tập Thanh Hiên tiền hậu tập, là tập thơ gồm hai tập, tập đầu, thơ làm trong vòng 10 năm sống ở quê vợ, tập này còn 26 bài, và tập sau, là làm trong những ngày ông về sống ở quê cha vùng Nghệ Tĩnh, tập này còn 33 bài và đây là bài thứ 31. Theo nội dung, ta có thể thấy, bài thơ này làm lúc ông đang sắp muốn rời Nghệ Tĩnh để đi Huế làm quan.
Thơ Nguyễn Du đa số là thơ tâm sự, bài này cũng là bài giải bày tâm sự của ông. Nó thể hiện nỗi lòng của ông đối với chuyện quá khứ mà ông đã phải chịu đựng trước khi ông rẻ bước qua một đời sống khác, phục vụ một thể chế mới.
Bài thơ này ông làm khi sắp tách bến, vào đầu bài thơ, ông đã rơi lệ khi nhớ về nhà Lê (cố quốc) và một thời (nhất lộ) sống dưới phong trào Tây sơn (Tây phong), một triều đại mà cha, anh của ông đã phục vụ, kể cả ông dù trong thời gian không dài. Cuối bài thơ, ông cũng để lệ rơi. Một bài thơ mà câu đầu, câu cuối đều nói đến sự mũi lòng, là một bài thơ khá đặc biệt. Câu đầu, ông khóc cho Triều đại nhà Lê mà ông đã phục vụ, câu cuối, ông khóc, mừng cho bản thân đã sắp chấm dứt những ngày khổ ải.
Ngoài ra, tựa bài thơ là Độ quá Long Vĩ Giang, do đó các sách đều dựa theo Lời chú của các ông Lê Thước, Trương Chính, bảo đó là tên chỉ khúc sông Lam từ ngã ba Hưng Nguyên trở xuống vùng quê tác giả, còn khúc sông đi qua làng Tiên Điền (làng của Nguyễn Du) thì có tên là Long vĩ giang. Chúng ta không ở Nghệ Tĩnh, nên không biết lời chú đó có đủ tin cậy không. Tại sao sông Lam lại có một khúc mang tên là Long Giang, rồi khúc khác gần biển lại có tên Long vĩ giang ? Nếu đã có Long vĩ tất phải có Long đầu chứ ! Vậy Long đầu là ở khúc sông nào ? Tôi cho đây chỉ là ông Lê Thước tưởng tượng ra thôi vì bài thơ này ông đã dịch không thoát. Cụm từ "Long Giang" ở đây, theo tôi là từ ám chỉ "non sông Việt" chứ không có khúc sông nào tên là Long giang và Long giang vĩ cả. Long có thể hàm ý Thăng Long, vĩ là cái đuôi, là cuối đường. Độ quá Long vĩ giang = Đã đi qua hết thời của Thăng Long (hàm ý nhà Lê). Nghĩa là dù có luyến tiếc chế độ cũ (non sông nhà Lê), nhưng nó đã qua rồi, ta nên đoạn tuyệt thôi.
Bài thơ này, tóm lại, tôi nghĩ, là một bài ông trình bày nỗi lòng của một trí thức đang có ý định qua sông : từ một thể chế cũ, Triều Lê, bước sang phục vụ một thể chế mới, Triều Nguyễn (Gia Long). Giữa 2 thể chế đó là Triều đại Tây Sơn của 15 năm ông phải chịu đựng mà ông tóm lược trong 2 cặp đối. Ở Triều đại đó, ông chỉ là người khách lạ trên chính quê hương của mình, ông đã sớm bạc đầu vì khổ cực, ông phải sống im ắng như con chim hồng lìa bể khơi, không còn đất vùng vẫy.
Danh Hữu
(Paris, 19 août 2017)

1 nhận xét:

HAI BÀI THƠ ĐỐI HỌA Của Trang Trình Và Vô Danh Tiểu Bối

HAI BÀI THƠ ĐỐI HỌA   1 -THÚ NHÀN * TRẠNG TRÌNH Nguyễn Bỉnh Khiêm   Một mai một cuốc một cần câu Thơ thẩn nào ai vui thú nào! ...