Ôtô điện lâu nay được xem là một
giải pháp hữu hiệu giúp giảm các tác nhân gây ô nhiễm không khí nhưng
ít ai biết rằng pin của chúng lại là thách thức lớn đối với môi trường.
Theo tờ Guardian,
chính phủ Anh và Pháp đã đưa ra cam kết cấm bán xe chạy xăng, dầu trước
năm 2040 để thay thế bằng các thế hệ ôtô điện thân thiện với môi
trường. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lời
giải thích hợp cho bài toán xử lý pin thải loại của những chiếc xe này.
Nhiều quốc gia đặt kỳ vọng giải quyết các vấn nạn môi trường vào kỷ nguyên của xe điện (Ảnh: CMA Ecocycle)
Hiện thế
giới có khoảng hơn 2 triệu xe điện và con số này sẽ tăng lên 140 triệu
xe trước năm 2030 nếu các quốc gia hoàn thành mục tiêu đề ra trong thỏa
thuận Paris về chống biển đổi khí hậu, theo ước tính của Cơ quan Năng
lượng Quốc tế. Ajay Kochhar, CEO của công ty tái chế pin Canada
Li-Cycle, cho biết sự bùng nổ của xe điện có thể tạo ra 11 triệu tấn pin
cần được tái chế từ nay đến năm 2030.
Đây là một con số gây quan ngại bởi việc
khai thác lithium và cobalt, hai nguyên liệu chính để sản xuất pin
thường gây nhiễm độc nước và cạn kiệt tài nguyên. Amrit Chandan, kỹ sư
hóa chất tại công ty công nghệ cao của Anh Aceleron, cho biết quá trình
khai thác các nguyên liệu này tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Trong khi
đó việc tái chế pin cũng không thật sự cho hiệu quả về mặt kinh tế cũng
như môi trường.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của ôtô điện khiến con người phải đối mặt với hàng triệu tấn pin cần được tái chế mỗi năm (Ảnh: pe.clasificados.com)
Theo
hãng ôtô Nissan của Nhật Bản, công nghệ tái chế pin hiện nay cho hiệu
quả kinh tế rất thấp. Với mỗi một kg pin, các công ty phải chi hơn 1 USD
để thu lại lượng kim loại thô trị giá chỉ 0,3 USD. Quá trình xử lý cũng
thải ra môi trường rất nhiều hóa chất độc hại.
Một giải
pháp tình thế được Nissan đưa ra là cộng tác với công ty quản lý năng
lượng Eaton để tái sử dụng pin ôtô vào mục đích tích trữ năng lượng phục
vụ gia đình. Theo Aceleron, khi bị loại bỏ, pin ôtô chỉ giảm 30% chất
lượng, phù hợp với mục đích tái sử dụng.
Trong khi công nghệ và năng lực tái chế pin còn rất nhiều hạn chế cả về kinh tế lẫn môi trường (Ảnh: Electric vehicle News)
Tại Liên
minh châu Âu (EU), dù có các quy định rất chặt chẽ, hiện chỉ khoảng 5%
pin lithium-ion được tái chế. Tỷ lệ thấp này xuất phát từ thực tế phần
lớn pin cần tái chế nằm trong đồ gia dụng, thường bị cất ở xó nhà hoặc
quăng ra bãi rác.
Linda
Gaines, nhà phân tích hệ thống vận tải và chuyên gia pin xe điện tại
Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne, Mỹ, nhận định vẫn còn đủ thời gian để
xây dựng các nhà máy tái chế pin điện có công nghệ đủ mạnh. “Nhưng
vấn đề là chúng ta không biết loại pin điện nào sẽ xuất hiện khi chưa có
các quy định về tiêu chuẩn và mẫu thiết kế phục vụ mục tiêu tái chế”.
Đây là một bằng chứng xác thực cho niềm
tin của nhiều người rằng khoa học hiện đại rất nông cạn. Nó chỉ có thể
tiếp cận đến các vấn đề trong một tầng không gian hiện hữu, đồng thời
những thành tựu tạo ra luôn đi kèm với rất nhiều mặt trái gây nguy hại
không nhỏ cho sự tồn vong của con người.
Hoài Anh (daikynguyen.com)
phòng bệnh vẫn hơn
Trả lờiXóa