Người dân Nhật Bản cầu nguyện cho các nạn nhân vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, ảnh chụp ngày 06/08/2017.Kyodo/via REUTERS
Cách nay 72 năm, 3 tháng sau ngày Đức Quốc Xã đầu hàng, Hoa Kỳ kết thúc cuộc chiến tại châu Á với hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản. Vào ngày 06/08/1945, quả bom đầu tiên rơi xuống Hiroshima, giết chết 140 ngàn người. Ba hôm sau, đến lượt Nagasaki. Trong buổi lễ tưởng niệm tại Hiroshima ngày chủ nhật 06/08/2017, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi « một thế giới không hạt nhân » nhưng không nhắc đến Công ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc.
Trong bối cảnh Liên Hiệp Quốc vừa tăng cường biện pháp trả đũa tham
vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên, thông điệp của lãnh đạo Nhật Bản mang ý
nghĩa gì ?
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường thuật :
« Mỗi năm đến ngày 06/08, trong không khí nóng ẩm của mùa hè, Hiroshima lại tranh đấu chống lãng quên. Tại thành phố này, chỉ có công viên hoà bình và một tượng đài nằm ngay tọa độ oanh tạc để ghi dấu ngày 06/08/1945 là ngày nhân loại bước vào thời đại nguyên tử.
Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến, có đến 80% người dân Nhật không biết chính xác ngày nào Hiroshima bị ném bom nguyên tử. Họ còn mù mờ hơn về quả bom thứ hai, tức là ba ngày sau, ở Nagasaki.
Những nạn nhân cuối cùng còn sống sót, trung bình trên dưới 80 tuổi, ngày càng ít dần và ký ức về hai thảm nạn hạt nhân sẽ theo họ xuống đáy mồ. Điều duy nhất mà những nạn nhân này mong ước là thế giới đừng quên những khổ đau của họ để những vết thương này không bị lãng quên.
Trong buổi lễ tưởng niệm năm 2016, có Barack Obama, tổng thống Mỹ đầu tiên đang tại chức đến tham dự. Ông không nói lời xin lỗi dân Nhật nhưng cam kết vận động cấm vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
Trong khi đó, Bắc Triều Tiên liên tục phóng tên lửa ra biển Nhật Bản. Một ngày nào đó, Bình Nhưỡng sẽ đạt được kỹ năng trang bị đầu đạn hạt nhân.
Trước mối đe dọa này, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tìm cách tu chính Hiến Pháp chủ hòa. Nước Nhật đã cho các nhà máy hạt nhân hoạt động trở lại sau một thời gian tạm ngừng sau thảm họa Fukushima. Tokyo muốn duy trì khả năng sử dụng năng lượng hạt nhân để khi tình thế đòi hỏi, có thể chế tạo ngay vũ khí nguyên tử. »
RFI
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường thuật :
« Mỗi năm đến ngày 06/08, trong không khí nóng ẩm của mùa hè, Hiroshima lại tranh đấu chống lãng quên. Tại thành phố này, chỉ có công viên hoà bình và một tượng đài nằm ngay tọa độ oanh tạc để ghi dấu ngày 06/08/1945 là ngày nhân loại bước vào thời đại nguyên tử.
Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến, có đến 80% người dân Nhật không biết chính xác ngày nào Hiroshima bị ném bom nguyên tử. Họ còn mù mờ hơn về quả bom thứ hai, tức là ba ngày sau, ở Nagasaki.
Những nạn nhân cuối cùng còn sống sót, trung bình trên dưới 80 tuổi, ngày càng ít dần và ký ức về hai thảm nạn hạt nhân sẽ theo họ xuống đáy mồ. Điều duy nhất mà những nạn nhân này mong ước là thế giới đừng quên những khổ đau của họ để những vết thương này không bị lãng quên.
Trong buổi lễ tưởng niệm năm 2016, có Barack Obama, tổng thống Mỹ đầu tiên đang tại chức đến tham dự. Ông không nói lời xin lỗi dân Nhật nhưng cam kết vận động cấm vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
Trong khi đó, Bắc Triều Tiên liên tục phóng tên lửa ra biển Nhật Bản. Một ngày nào đó, Bình Nhưỡng sẽ đạt được kỹ năng trang bị đầu đạn hạt nhân.
Trước mối đe dọa này, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tìm cách tu chính Hiến Pháp chủ hòa. Nước Nhật đã cho các nhà máy hạt nhân hoạt động trở lại sau một thời gian tạm ngừng sau thảm họa Fukushima. Tokyo muốn duy trì khả năng sử dụng năng lượng hạt nhân để khi tình thế đòi hỏi, có thể chế tạo ngay vũ khí nguyên tử. »
RFI
rất tuyệt
Trả lờiXóa