BS Huỳnh Hải
Đau khớp gối và đi đứng khó khăn là triệu chứng hay gặp ở người trung niên và người
già. Nguyên nhân là khớp gối bị thoái hoá. Theo thời gian khớp gối
ngày càng bị già đi , bị thoái hoá nhiều hơn. Cấu trúc của xương đùi,
xương cẳng chân bị thưa, yếu, dịch khớp gối bị khô, hệ thống dây chằng
bị yếu, nhão.
Cuối cùng dẩn đến tình trạng yếu, mõi, đau nhức vùng gối.
Khi điều trị bác sĩ thường cho thuốc giảm đau, kháng viêm, thư giản cơ, thuốc hổ trợ khớp như glucosamin…
Loại thuốc giảm đau nhẹ nhất là thuốc giảm đau ngoại vi như Paracetamol. Mạnh hơn một chút là thuốc kháng viêm Non steroid như Ibuprofen, Meloxicam, Celecoxib… Thuốc kháng viêm giảm đau mạnh hơn nữa là corticoid ( Prednisolone, Methyl Prednisolone… Thuốc giảm đau có thể xử dụng riêng lẻ hay phối hợp. Những thuốc nói trên có tác dụng giảm đau đôi khi thật ngoạn mục. Uống vào vài hôm đã thấy hết đau. Nhưng khi ngừng thuốc, cơn đau khớp lại tái xuất hiện!
Cuối cùng do uống các loại thuốc trên trong thời gian dài , người bị thoái hoá khớp vừa không hết đau do chứng thoái hoá khớp lại vừa thêm một bệnh nữa là đau dạ dày. Đôi khi có những trường hợp nặng hơn nữa là xuất huyết do tổn thương dạ dày
Các bạn biết
không, có một cách khác để giải quyết đau do thoái hoá khớp hữu hiệu và
hầu như không có tác dụng phụ và làm mạnh khớp gối. Đó là tập thể dục
vùng gối.
Có nhiều động tác tập cho khớp gối
Theo kinh nghiệm điều trị tôi thấy có một động tác đơn giản, dễ áp dụng và có hiệu quả
tốt cho người lớn tuổi bị đau khớp gối mà không có tác dụng phụ
Động
tác này chủ yếu giúp hệ thống dây chằng vùng khớp gối được mạnh, dẻo
dai. Các bạn
xem lại hình minh hoạ sẽ thấy hệ dây chằng là phần chủ lực cho sự vận
động khớp gối ( và tất cả khớp trong cơ thể nữa ). Do đó đây là bài tập
dù vô cùng đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp khớp gối khoẻ mạnh.
BÀI TẬP THỂ DỤC KHỚP GỐI:
Tay trái đặt tại thắt lưng. Bàn tay phải đặt
lên tay trái. Chiều rộng 2 chân bằng chiều rộng 2 vai. Từ từ rùn gối
xuống rồi đứng thẳng lên, mỗi ngày 2 lần mỗi lần ít nhất 40 lượt ( cẳng
chân và đùi hợp thành một góc khoảng 120 độ = ngồi xuống giữa chừng,
không cần ngồi quá thấp )
Trong
khi tập động tác này, các bạn nên tập chậm và vừa tập vừa chú ý đến
vùng dây chằng
trước khớp gối. Buổi sáng tập đứng lên ngồi xuống 40 lần, chiều 40 lần
nữa ( theo thời gian các bạn có thể tăng số lần tập ). Những bác lớn
tuổi, yếu, có thể có thể tập 10 lần rồi ngồi ghế nghỉ, sau đó tập tiếp
tục cho đến 40 lần. Hoặc không cần đặt 2 tay
sau lưng và có thể vừa tập vừa nắm tay vào cạnh bàn cũng được
Kỳ diệu thay, chỉ một
động tác thể dục "đứng lên ngồi xuống" cũng đủ cải thiện chứng đau do khớp gối bị thoái hoá
( Ngoài ra các bạn nên uống bổ sung calcim D và phơi nắng sáng mỗi ngày # 30 phút ,
tránh ngồi xổm vì làm căng đau dây chằng khớp gối ). Nhiều bệnh nhân đã nhận được lợi ích từ bài tập đơn giản này. Các bạn hãy thử xem!
BS Huỳnh Hải
BỆNH THOÁI HOÁ KHỚP (Bài 2/2)
Xin được giới thiệu với các bạn một bệnh lý liên quan mật thiết đến tuổi già: Bệnh thoái hoá khớp. Một bệnh mà biểu hiện thường thấy là cứng và đau ở các khớp. Bệnh do quá trình
lão hoá trong cơ thể. Nên người già hầu như đều bị thoái hoá khớp nhưng chỉ có khoảng 30% là không bị đau khớp
Tất cả các khớp trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng (ngón tay, cổ chân, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng…).
Đau và cứng các khớp có thể xuất hiện hoặc tăng lên ở trong môi trường lạnh ( nhiều người bệnh thoái hoá khớp cảm thấy các khớp mình bị đau khi vào trong phòng lạnh )
Ngoài cảm giác đau khớp các bạn còn có thể có những triệu chứng khác như: sự co duỗi khớp khó khăn, xuất hiện các tiếng động của các khớp bị thoái hoá ( lạo xạo, lụp cụp, răng rắc, lục cục…) khi chuyển động, tràn dịch bao khớp làm khớp sưng lên, các cơ bắp quanh khớp có thể bị teo nhẹ do vận động ít vì bệnh nhân sợ đau…
Trên phim X quang các bạn còn thấy: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn đầu khớp và gai xương.
Người già bị thoái hoá khớp lúc nào cũng không thoải mái vì cơn đau khớp hầu như luôn có mặt và tăng lên khi vận động khớp đau.
Những mô tả trên tương đối đầy đũ, nhưng một người trẻ không bệnh thì sẽ không cảm nhận được hết nỗi đau khổ mà chỉ có những người đang bị thoái hoá khớp hành hạ mới cảm thông được cảnh “ Đoạn trường ai có qua cầu mới hay ! ”
Thường để giải quyết triệu chứng đau do khớp bị thoái hoá, bác sĩ hay sử dụng các thuốc ( thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc kháng viêm steroid , thuốc giãn cơ). Nhưng thuốc chỉ giảm đau mà không giải quyết triệt để được bệnh thoái hoá khớp ( một bệnh đi cùng với tuổi già ) vì thuốc không thể chữa bệnh “ Già ” được !
Khi tác dụng của thuốc hết thì đau do thoái hoá khớp có thể xuất hiện, bệnh nhân lại đến khám bệnh. Và cứ mỗi lần bệnh nhân thoái hoá khớp đến khám bệnh là thầy thuốc đành phải ghi đơn : Giảm đau, kháng viêm, giãn cơ ( Paracetamol, diclofenac, meloxicam, celecoxib, corticoid, decontractyl…). Do đó càng sử dụng những loại thuốc này lâu ngày càng dễ bị ảnh hưởng xấu đến dạ dày, giảm chức năng thận, phù…mà bệnh thoái hoá khớp thì không lành bệnh được!
Cách đây 8 năm ( lúc 60 tuổi ) tôi đã bắt đầu nếm mùi thoái hoá khớp. Khớp đầu tiên mà tôi bị đau cứng khớp là khớp gối phải. Từ đó các khớp khác trong cơ thể của tôi ( như khớp cổ chân, ngón tay, ngón chân, vai, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khuỷu tay ) dần dần cùng số phận với khớp gối.
Tám năm chung sống với bệnh thoái hoá khớp, tôi không hề sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid, corticoid dạng uống hay chích. Lúc đầu tôi còn xoa bóp các thuốc Voltarel, Ben Gay, Salonpas…Nhưng thời gian sau tôi chỉ xoa bóp không thuốc mà chủ yếu tôi chỉ tập thể dục khớp. Đau vẫn còn nhưng chỉ thỉnh thoảng, nói chung những khó chịu như đau, cứng khớp chỉ còn khoảng 20% và tôi vẫn vận động, sinh hoạt bình thường
Tôi xin chia sẻ với quý bạn kinh nghiệm riêng của tôi những động tác đơn giản và hiệu quả để chúng ta có thể “ sống chung hoà bình với bệnh thoái hoá khớp ”
Tất cả các khớp trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng (ngón tay, cổ chân, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng…).
Đau và cứng các khớp có thể xuất hiện hoặc tăng lên ở trong môi trường lạnh ( nhiều người bệnh thoái hoá khớp cảm thấy các khớp mình bị đau khi vào trong phòng lạnh )
Ngoài cảm giác đau khớp các bạn còn có thể có những triệu chứng khác như: sự co duỗi khớp khó khăn, xuất hiện các tiếng động của các khớp bị thoái hoá ( lạo xạo, lụp cụp, răng rắc, lục cục…) khi chuyển động, tràn dịch bao khớp làm khớp sưng lên, các cơ bắp quanh khớp có thể bị teo nhẹ do vận động ít vì bệnh nhân sợ đau…
Trên phim X quang các bạn còn thấy: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn đầu khớp và gai xương.
Người già bị thoái hoá khớp lúc nào cũng không thoải mái vì cơn đau khớp hầu như luôn có mặt và tăng lên khi vận động khớp đau.
Những mô tả trên tương đối đầy đũ, nhưng một người trẻ không bệnh thì sẽ không cảm nhận được hết nỗi đau khổ mà chỉ có những người đang bị thoái hoá khớp hành hạ mới cảm thông được cảnh “ Đoạn trường ai có qua cầu mới hay ! ”
Thường để giải quyết triệu chứng đau do khớp bị thoái hoá, bác sĩ hay sử dụng các thuốc ( thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc kháng viêm steroid , thuốc giãn cơ). Nhưng thuốc chỉ giảm đau mà không giải quyết triệt để được bệnh thoái hoá khớp ( một bệnh đi cùng với tuổi già ) vì thuốc không thể chữa bệnh “ Già ” được !
Khi tác dụng của thuốc hết thì đau do thoái hoá khớp có thể xuất hiện, bệnh nhân lại đến khám bệnh. Và cứ mỗi lần bệnh nhân thoái hoá khớp đến khám bệnh là thầy thuốc đành phải ghi đơn : Giảm đau, kháng viêm, giãn cơ ( Paracetamol, diclofenac, meloxicam, celecoxib, corticoid, decontractyl…). Do đó càng sử dụng những loại thuốc này lâu ngày càng dễ bị ảnh hưởng xấu đến dạ dày, giảm chức năng thận, phù…mà bệnh thoái hoá khớp thì không lành bệnh được!
Cách đây 8 năm ( lúc 60 tuổi ) tôi đã bắt đầu nếm mùi thoái hoá khớp. Khớp đầu tiên mà tôi bị đau cứng khớp là khớp gối phải. Từ đó các khớp khác trong cơ thể của tôi ( như khớp cổ chân, ngón tay, ngón chân, vai, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khuỷu tay ) dần dần cùng số phận với khớp gối.
Tám năm chung sống với bệnh thoái hoá khớp, tôi không hề sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid, corticoid dạng uống hay chích. Lúc đầu tôi còn xoa bóp các thuốc Voltarel, Ben Gay, Salonpas…Nhưng thời gian sau tôi chỉ xoa bóp không thuốc mà chủ yếu tôi chỉ tập thể dục khớp. Đau vẫn còn nhưng chỉ thỉnh thoảng, nói chung những khó chịu như đau, cứng khớp chỉ còn khoảng 20% và tôi vẫn vận động, sinh hoạt bình thường
Tôi xin chia sẻ với quý bạn kinh nghiệm riêng của tôi những động tác đơn giản và hiệu quả để chúng ta có thể “ sống chung hoà bình với bệnh thoái hoá khớp ”
(Dam Ho chuyển)
rất hữu ích
Trả lờiXóa