Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Tordesillas, nơi thế giới bị xẻ làm đôi

Thoạt đầu mới nhìn qua, Tordesillas, một thành phố nhỏ bên bờ sông Duero thuộc tỉnh Valladolid của Tây Ban Nha hoàn toàn chỉ là một thành phố bình thường.
Ở đây có một khu phổ cổ với Quảng trường Thị trưởng và những nhà thờ có từ thời Trung cổ vẫn còn được bảo tồn rất tốt. Nhưng chỉ cần nhắc đến tên Valladolid ở São Paolo, Cartagena hay bất kỳ thành phố nào khác ở Trung Mỹ hay Nam Mỹ thì nhiều người ngay lập tức sẽ biết.

Chính tại nơi này mà vào năm 1494, Tây Ban Nha (lúc đó còn là Vương quốc Castile) và Bồ Đào Nha đã chia nhau miền đất mà họ vẫn chưa phát hiện ra. Sự kiện này chính là nguồn gốc để Brazil trở thành quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ.

Vị trí đặc biệt

Vị trí của thành phố này có lẽ là lý do khiến nó trở thành nơi hoàn hảo để đàm phán Hiệp ước Tordesillas lịch sử. "Đó là nơi giao nhau của một loạt các con đường quan trọng," Miguel Angel Zalama, giáo sư Lịch sử Nghệ thuật tại Đại học Valladolid và Giám đốc Trung tâm Tordesillas về Quan hệ Iberia-Mỹ Latin, nói. "Ở đây có một cung điện và mọi thứ đều cho thấy hiệp định này được ký ở nơi đó."
Tuy nhiên, sự hiện diện của các cung điện hoàng gia và lợi thế địa lý có lẽ không phải là lý do duy nhất khiến cho Nữ hoàng Isabella xứ Castile và chồng là Vua Ferdinand xứ Aragon - cả hai đều theo đạo Công giáo - chọn lựa nơi này.
"Với danh tiếng là một nơi huy hoàng, cổ kính, trung thành và cao quý (có từ thời Trung cổ), thành phố thuộc xứ Castile này có liên hệ về mặt lịch sử với Bồ Đào Nha," giáo sư lịch sử Ricardo Piqueras Céspedes từ Đại học Barcelona, cho biết.
"Vào Thế kỷ 14, Nữ hoàng Mary của Bồ Đào Nha và công chúa Bồ Đào Nha Beatriz (khi đó còn là ấu nhi) sống ở đó. Có lẽ đây là một hành động chính trị để hoàng gia Bồ Đào Nha cảm thấy thoải mái hơn ở một nơi trung lập."



Bản quyền hình ảnh Margarita Gokun Silver
Image caption Việc đàm phán Hiệp ước Tordesillas kéo dài cả năm trời, trong bầu không khí luôn có thể nổ ra chiến tranh
Isabella và Ferdinand có lý do chính đáng để xoa dịu người Bồ Đào Nha. Mặc dù được thương thảo trong tháng Năm và tháng Sáu 1494, Hiệp định Tordesillas là một quá trình kéo dài cả năm trời với đầy những bất ổn, nguy cơ chiến tranh cao giữa hai nước và sự lo lắng của Tây Ban Nha đối với vai trò của họ trong cuộc chinh phục Đại Tây Dương.

Sắc lệnh của Giáo hoàng

Con đường đi đến đàm phán hiệp định bắt đầu khi mà con tàu của Christopher Columbus bị mắc bão trên đường trở về từ chuyến đi thám hiểm đầu tiên của ông đến vùng đất mà ông nghĩ là Ấn Độ.
Phải thả neo ở gần Lisbon và mặc dù chuyến đi của ông được Vua Ferdinand II và Hoàng hậu Isabella I của Tây Ban Nha tài trợ, ông buộc phải báo tin về khám phá này trước hết cho John II, vua Bồ Đào Nha.

Tin rằng các hòn đảo nằm trong phạm vi của HIệp định Alcáçovas-Toledo năm 1479 vốn quy định rằng các hòn đảo ở phía nam quần đảo Canary là thuộc về Bồ Đào Nha, John II tuyên bố các hòn đảo này là lãnh địa của ông.
Trong khi đó, Martin Alonso Pinzón, nhà thám hiểm Tây Ban Nha tháp tùng Colón (tên viết bằng tiếng Tây Ban Nha của Christopher Colombus), đã xoay sở đưa được con tàu Pinta của ông cập bến ở Tây Ban Nha và ngay sau đó báo tin cho Barcelona, nơi đóng đô của vua Tây Ban Nha, biết về những vùng đất mới được phát hiện.
Biết được thông tin này, vua và hoàng hậu Tây Ban Nha đã phái sứ giả đến Giáo hoàng Alexander VI để tuyên bố chủ quyền đối với những vùng đất do Colón khám phá.
Vốn xuất thân từ vùng Valencia (lúc đó còn thuộc về vương quốc Aragon) và do đó có ý thiên vị lợi ích của hoàng gia Tây Ban Nha theo Công giáo, Giáo hoàng đã ban ba sắc lệnh.
Một trong số đó - sắc lệnh Inter Caetera ký vào ngày 4/5/1493 - trên thực tế đã hủy bỏ Hiệp định Alcáçovas-Toledo. Thay vì dùng đường vĩ tuyến theo Hiệp định này để chia Đại Tây Dương giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, sắc lệnh quy định dùng một đường kinh tuyến chạy dọc từ cực này đến cực kia để phân chia Đại Tây Dương.
Việc này khiến Bồ Đào Nha phẫn nộ. Ngoài việc bị mất đi những hòn đảo mới, họ còn không còn có chỗ để tung hoành trong những chuyến hải hành đến châu Phi vì đường phân giới nằm cách Cape Verde chỉ 100 leagues (tức khoảng 320 dặm) về phía Tây.



Bản quyền hình ảnh Margarita Gokun Silver
Image caption Việc phân chia ranh giới theo chiều doc bản đồ, từ cực Bắc xuống cực Nam, được đưa ra nhằm xác định lãnh thổ giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
"Người Bồ Đào Nha muốn giữ các thuộc địa của họ ở châu Phi và các hòn đảo của họ ở Đại Tây Dương," Zalama nói. "Đường phân chia này đối với họ là một cú sốc vì nó khiến cho họ không thể xoay sở được. Để đi trên biển họ cần có gió thuận và để thuận theo chiều gió đôi khi họ cần phải đi một đường vòng. Với sắc lệnh này của Giáo hoàng thì họ không thể làm như vậy vì có khả năng họ đi vào lãnh thổ của vương quốc Castile."

Đường phân giới dọc

Sau đó Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã trao đổi một loạt các văn thư ngoại giao. Không bên nào muốn có chiến tranh mặc dù cả hai bên đều tổ chức và duy trì hạm đội chiến thuyền trong quá trình đàm phán.
Vào lúc cuộc đàm phán đang tiếp diễn vào tháng Chín 1493, Colón lên đường trong chuyến hải hành thứ hai và hứa hẹn với nhà vua của ông, triều đình Tây Ban Nha, rằng chuyến đi này sẽ đem lại những thông tin hỗ trợ cho cuộc đàm phán.

Ông đã thực hiện lời cam kết này vào tháng Tư 1494 khi gửi về một tấm bản đồ những vùng đất mà ông khám phá. Nhưng do ông không biết liệu Giáo hoàng John II có bỏ cách phân giới theo chiều ngang hay không, cho nên ông đã chỉnh sửa tấm bản đồ này.
Ông nâng đường vĩ tuyến của đảo Hispaniola (hiện giờ là lãnh thổ của Haiti và Cộng hòa Dominica) - hòn đảo mà đoàn thám hiểm của ông đã phát hiện trong chuyến đi đầu tiên, về phía bắc vài độ và đặt nó cùng vĩ tuyến với Quần đảo Canary, và do đó đảm bảo nó thuộc về chủ quyền của Tây Ban Nha theo Hiệp định Alcáçovas-Toledo.



Bản quyền hình ảnh Karol Kozlowski/Getty Images
Image caption Brazil trở thành quốc gia duy nhất nói tiếng Bồ Đào Nha ở châu Mỹ
Nhưng vào lúc bản đồ của Colón về đến nơi, phía Bồ Đào Nha đã chấp nhận cách phân chia theo chiều dọc. Chủ yếu do quan ngại về việc tàu bè đi đến châu Phi, Giáo hoàng John II đã yêu cầu dời đường phân giới này 370 leagues (1.185 dặm) về phía tây của Cape Verde.
Theo thỏa thuận mới, Bồ Đào Nha sẽ sở hữu mọi thứ nằm về phía đông đường phân giới - gồm quần đảo Cape Verde đã được biết đến và bờ biển châu Phi - trong khi lãnh thổ Tây Ban Nha nằm về phía Tây và bao gồm những phát hiện mới nhất của Colón.
Bởi tấm bản đồ mới của Colón không cho thấy bất kỳ lãnh thổ mới nào nằm trong vùng được phân chia cho Bồ Đào Nha theo cách phân giới này, Isabella và Ferdinand đồng ý.
Tuy nhiên, không ai biết rằng đường phân giới mới này cắt qua phần đất mũi lãnh thổ Brazil và do đó đặt toàn bộ bờ biển phía đông của nước này thuộc sở hữu của Bồ Đào Nha.
Vào năm 1500, nhà hải hành Bồ Đào Nha Pedro Álvares Cabral đã phát hiện ra vùng đất này trong chuyến thám hiểm của ông và chiếm lấy nó cho đức vua của mình. Trong những thế kỷ sau đó, Bồ Đào Nha đã mở rộng ảnh hưởng vào sâu trong nội địa Brazil và Brazil đã trở thành quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ.
"Đối với đại đa số người dân Brazil ngày nay, Hiệp định Tordesillas có nghĩa là tuyên bố rằng hoàng gia Bồ Đào Nha có quyền sở hữu những vùng đất chưa được biết đến ở phía Tây," Ana Paula Torres Megiani, giáo sư Lịch sử Bán đảo Iberia tại Đại học São Paolo, nói. "Tuy nhiên đó cũng là một khoảnh khắc lịch sử quan trọng để hiểu về mối quan hệ thống trị và bá chủ giữa châu u và thế giới."
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel.

1 nhận xét:

XUÂN MỚI - Thơ Phượng Hồng và Thơ Họa

                                              XUÂN MỚI   Xuân mới dành cho những mến thương Gửi về đất mẹ, cõi vô thường Niềm vui chất ngất ...