Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

FM974 Melbourne Đông Hồi: Muốn Nhưng Thà Ở Lại Cox’s Bazar Chứ Không Về Miến Điện

 Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 16/12/2019
    Trên ba ngàn người tỵ nạn Hồi giáo Rohingya, đang tạm cư tại Đông Hồi (Bangladesh), theo lịch trình sắp xếp, đáng lẽ đã trở về Miến Điện trong tuần qua, chuyến hồi hương này được xem là bước khởi đầu của chương trình tái định cư hàng trăm ngàn người tỵ nạn chạy khỏi sự càn quét của quân đội Miến Điện hai năm trước đây. 
    Một hàng dài mấy chiếc xe buýt xe vận tải, đậu nối đuôi nhau bên ngoài khu trại tạm cư chờ, sẳn sàng chở số người này qua biên giới về lại đất Miến, hơn cả nửa buổi rồi, trời nắng lên nóng từ lâu nhưng không có một người  Rohingya nào tới, toán nhân viên của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ chưng hửng, nhưng không lấy làm ngạc nhiên cho mấy vì, theo một bản văn của LHQ phổ biến trước ngày đề ra thì, “cho tới giờ phút này, không có một người tỵ nạn đã được phỏng vấn nào cho biết sẽ tự nguyện hồi hương lúc này và LHQ cũng nói rằng chỉ có một lý do nho nhỏ để tin  tình trạng này sẽ thay đổi mau chóng, điều này có nghĩa là, vùng đất mà Đông Hồi tạm dùng làm chỗ cho người tỵ nạn này có chiều hướng sẽ không khó để trở thành nơi cư trú lâu dài cho số dân hơn một triệu của người Hồi giáo Rohingyas.
    Con số người tỵ nạn quá lớn này đang gây ra một loạt nhiều vấn nạn, không chỉ cho chánh quyền mà còn kể cả cho dân chúng Đông Hồi địa phương, như dân số tăng đông hơn, môi trường sinh sống hổn tạp, bất ổn tại các vùng người tỵ nạn sống và những xáo trộn bạo động giữa những người trẻ vì mang tâm lý tuyệt vọng chưa lối thoát của họ. Những người đại diện cho dân tỵ nạn nói rằng, người ta đã thấy rõ ràng trước đây rồi, về sự thất bại trong việc đưa người tỵ nạn hồi hương mới đây nhất, họ không muốn trở về quê quán trừ khi, họ, người Hồi giáo Rohingya được công nhận là một sắc tộc thiểu số hợp pháp, được hưởng toàn vẹn quyền công dân Miến Điện và nhũng ai, đã gây ra thảm cảnh đầy máu, buộc họ phải chạy bỏ nhà cửa, xóm làng năm 2017 phải bị đưa ra đền tội trước ánh sáng công lý.
    Không có một người có thẩm quyền nào của Miến Điện, từ cố vấn quốc gia Aung San Suu Kyi cho tới tướng lảnh cao cấp nhất Min Aung Hlaing, sẽ sẳn lòng đồng ý thỏa mản cho họ, những đòi hỏi này, trái lại, vị thế của chánh quyền dân sự và quân đội đối với chuyện người Rohingya xem ra cứng rắn hơn bao giờ hết. Zaw Hatay, phát ngôn nhân của chánh quyền Miến Điện, người cũng từng giữ chức vụ này dưới thời chánh quyền được quân đội hậu thuẩn nói, sẽ có một số hành động của chính quyền đưa ra nhắm vào truyền thông báo chí và nhân viên công chức, những người miêu tả người tỵ nạn là “người quốc gia” trong các bài tường thuật, tin tức hay bình luận trước khi chuyện đưa người hồi hương thất bại. Bộ Xây dựng xem ra đã dùng chữ “người quốc gia” trong một bản văn, được hệ thống truyền thông của chánh quyền, kể cả đài truyền hình và phát thanh MRTV, the Mirror, Myanmar Alin và the Global New Lights of Myanma phổ biến, bản văn này do đài MRTV phát hình và nhiều tờ báo khác đăng lên ngày hôm sau tiếp theo có sự sửa đổi vài chỗ. 
    Theo chính sách chánh thức của Miến Điện thì người Hồi giáo Rohingya là những người di dân bất hợp pháp, không phải là “người quốc gia Miến”, chữ “Bengalis” là đúng tên gọi để miêu tả họ, theo như lời của giới chức có thẩm quyền, những người thường xuyên gây áp lực lên truyền thông báo chí, nhắc tới họ trong các bản tin hay tường thuật phóng sự, Zaw Htay nhắc nhở rằng, chính sách đó của chính phủ không có gì thay đổi. Mặt khác, theo Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, hầu hết những người tỵ nạn Rohingya được xem là “vô tổ quốc” và không có bất cứ một thứ giấy tờ gì gọi là “căn cước”, cho nên LHQ đã tạm cấp cho họ gần nửa triệu một loại giấy chứng minh lý lịch giả để sử dụng nhưng điều mà LHQ không nhấn mạnh tới là họ đã gián tiếp nhìn nhận trước đó  người tỵ nạn Rohingya không có giấy “căn cước” hợp lệ, cho nên họ không thể chứng minh tình trạng cư trú, nơi sinh quán, nơi sinh sống ở Miến Điện trước khi chạy lánh nạn, do đó không có đủ tư cách để hồi hương như điều mà chính quyền Miến Điện nghi ngờ và bác bỏ gọi là công dân của mình. 
    Cùng lúc này, tâm lý không ưa thích, chống lại người tỵ nạn Rohingya đang lên cao đáng kể tại vùng nam Cox’s Bazar ở Đông Hồi, nơi hầu hết đang tạm trú. Theo nhiều nguồn tin địa phương, làn sóng nhập cảnh người tỵ nạn và những công nhân ngoại quốc tỵ nạn đã gây ra một sự xáo trộn khá mạnh, vật giá gia tăng trên các loại sinh hoạt căn bản thường ngày. Người dân địa phương cũng lo ngại không ít về chuyện họ sẽ mất việc làm, thất nghiệp vì con số người tỵ nạn trốn ra trại đi làm nhận tiền lương thấp hơn mức lương địa phương. Các khu rừng quanh trại tỵ nạn giờ không còn nguyên vẹn như trước, người ta chặt đốt vô số cây lớn để làm nhà và chỗ ở cho người tỵ nạn bên cạnh đó cần có cũi để nấu nướng cho số người như thế này cũng đã tàn phá cây rừng không biết là bao nhiêu. Người ta cũng lo sợ một tệ nạn khác đang xảy ra, một số người tỵ nạn vì sự sống còn nên tham gia vào việc khuân vác lậu ma túy từ Miến Điện vào Đông Hồi, theo tin từ báo chí tây phương, trong tháng 8 năm nay, chính quyền sở tại đã phải khá chật vật đối phó với con số hàng triệu viên thuốc “methamphe tamine” do nhóm người tỵ nạn này đưa vào nước từ Miến Điện. 
    Theo bản phúc trình của tổ chức có văn phòng ở Ấn Độ Observer Research Foundation, ngày 15 tháng 3 năm nay, con số người nghiện ma túy đã tăng khủng khiếp, hầu hết là đám người trẻ, họ đã gây ra những cuộc đấu đá, bạo động bên trong cũng như khu vực chung quanh trại tỵ nạn. Lần đầu tiên, người ta có được con số khá cụ thể về mức giá cả sinh hoạt trong vùng, vật giá hàng ngày đã tăng lên gần 50%, lương mỗi ngày của người lao động tay chân tụt giảm khá nhiều, 5,500 mẫu tây rừng xanh đã bị phá hủy. Bản tường trình này cũng phân tích chi phí cần có để lo cho việc hồi hương người Rohingya nếu được tiến hành, trong bối cảnh tốt nhất cứ có khoảng 600 người ra đi mỗi ngày thì thời gian để hoàn tất cần tới khoảng 5 năm và số tiền chi ra độ 3,2 tỷ Mỹ kim, nếu chỉ có 200 người thì chi phí lên tới 11,6 tỷ và phải chờ tới 13 năm mới đưa hết số dân tỵ nạn trở về Miến Điện. Số tiền bao nhiêu mà chánh quyền Đông Hồi phải gánh chịu, nếu không một người nào chấp nhận trở về đã không đề cập tới trong bản phúc trình nói trên, và có một điều gần như khá chắc chắn sẽ xảy ra, theo dự đoán từ Dhaka, viển ảnh đó sẽ là một tình trạng bi đát nhất cho họ. 
    Trong một bản phúc trình khác vào tháng 4 của tổ chức International Crisis Group (ICG) về ảnh hưởng của tư tưởng quá khích đối với những người trẻ trong trại tỵ nạn, kết luận là không có bằng chứng cho thấy là các trường đạo Hồi giáo hay “madrasas” cổ súy bạo động hay không khoan nhượng trong đám trẻ con tỵ nạn. Bên cạnh đó tổ chức ICG cũng tìm thấy, các nhóm thánh chiến truyền thống chưa có thể tuyển mộ và huấn luyện trẻ con ở đây nhưng, nếu không có chính sách thích hợp, không tạo cho ho có một sự giáo dục chánh thức trong học đường phổ thông thì, sự bất mản, nản chí sẽ đẩy họ tới một số “madrasas” bất thường ngầm, hậu quả không tốt sẽ có thể xảy ra nhưng đồng thời tổ chức ICG cũng đưa ra nhiều sự kiện mà xem ra có vẻ đi ngược lại những gì đã nói, ICG lại cho biết, phong trào hồi giáo Hefazat – e- Islam, một phong trào công khai kêu gọi phát động một cuộc thánh chiến chống chính quyền Miến Điện, được xem là đang tìm cách ảnh hưởng tư tưởng thánh chiến trong mạng lưới “madrasas” trong trại qua số tiền và số giáo viên tôn giáo mà họ đã cung cấp gọi là trợ giúp. Nhóm này đã đứng ra ủng hộ án tử hình cho những ai “nhục mạ Hồi giáo”, trừng phạt nặng nề các người viết trang “blogs”có tư tưởng đi ngược lại giáo điều, bắt buộc áo dụng dạy giáo lý Hồi giáo tại các trường học ở Đông Hồi, từ tiểu học cho tới trung họ, cổ động việc hủy bỏ chính sách công nhận quyền cho người phụ nữ.
    Hậu quả như thế nào sẽ xảy ra cho nước láng giềng Miến Điện và các vùng cạnh bên còn quá sớm để nói tới nhưng sự thất bại trong việc đưa người tỵ nạn hồi hương vừa qua và những phản ứng trái ngược của cả hai, giữa phía người tỵ nạn Rohingya, nhất quyết ở chứ không về và chính quyền Miến Điện là dấu hiệu khởi đầu cho một tình trạng nan giải, một tình trạng sẽ dẫn tới những vấn nạn khó khăn về sự bất ổn xã hội và cuộc sống của người dân mà chánh quyền Đông Hồi sẽ phải đương đầu trong những ngày sắp tới. 
Thuyên Huy 
Thứ Hai 16.12.2019 
Xem CCTG 9/12/2019 :  

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...