Đã hơn 5 thế kỷ trôi qua, vụ án Lệ Chi Viên vẫn còn ám ảnh đối với hậu thế về nỗi oan trái của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi và vợ của ông - nữ học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Những nỗi oan khiên ấy vẫn như còn hiện hữu khiến hậu thế không khỏi day dứt, xót xa.
Ngôi đền thờ Nguyễn Trãi.
Thảm án xót xa bao thế hệ
577
năm trước, vào năm Nhâm Tuất (1442) tại Lệ Chi Viên (huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh ngày nay) đã xảy ra vụ án bi thảm gây chấn động lịch sử mà
sử sách gọi là vụ án Lệ Chi Viên (vụ án vườn vải).
Ngày
27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), Vua Lê Thái Tông đi tuần ở
miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón Vua
ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) Vua
về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định.
Cùng
đi với Vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã
vào tuổi 40 được Vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn
chương, luôn được vào hầu bên cạnh Vua.
Trước
đây, Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền
cợt nhả với bà. Đến đây, Vua đi tuần về miền Đông, đến chơi nhà Trãi rồi
bị bạo bệnh mà mất, cho nên Trãi bị tội ấy. Lời bàn: Nữ sắc làm hại
người ta quá lắm.
Thị
Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó làm thân phải chết,
Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư? (Đại Việt
sử ký toàn thư, Tập 2, tr. 356).
Các
quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm
vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết
Vua. Ngay sau khi Thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê
Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãi tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8
(âm lịch). Nguyễn Trãi và hơn 400 người trong gia tộc bị giết, Nguyễn
Thị Lộ bị dìm chết dưới nước thả xuống sông Hồng.
22
năm sau vụ án, Vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi.
Riêng với bà Nguyễn Thị Lộ, ông chỉ phê một câu: “Bà Lễ nghi học sĩ
không can dự vào tội giết Vua”.
Đã
hơn 5 thế kỷ trôi qua, thảm án Lệ Chi Viên vẫn là đề tài tranh cãi cho
hậu thế. Nỗi đau day dứt về một mối oan của một gia tộc vì tội giết Vua,
nhưng lớp sử sách ghi chép lại vẫn chỉ vừa hư vừa thực.
Chuyện “rắn báo oán” và bà Nguyễn Thị Lộ
Trong
dân gian tương truyền một câu chuyện về vụ thảm án này như sau: Một hôm
ông Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) cho học trò phát cỏ trong
vườn để cất lớp học. Đến đêm, ông nằm mộng thấy một người đàn bà dẫn bầy
con nhỏ đến xin ông thư thả ít hôm, vì bận con mọn nên chưa kịp dời
nhà, ông nhận lời.
Đến
khi học trò của ông phát cỏ đập chết một bầy rắn con, lúc ấy ông mới
hiểu ra ý nghĩa của giấc mộng, nhưng muộn rồi. Đêm đó khi ông ngồi đọc
sách thì có con rắn bò trên xà nhà, nhỏ xuống 1 giọt máu thấm ngay chữ
“tộc” qua 3 lớp giấy, ứng với việc gia tộc của ông bị hại đến 3 họ.
Ngày
sau con rắn mẹ hóa kiếp là nàng Thị Lộ để làm hại 3 họ nhà ông. Đến đời
Nguyễn, trong Lịch triều hiến chương loại chí lại có thêm chi tiết: Con
rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ, nàng sinh
ra dưới sườn có vảy…
Nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ.
Câu
chuyện truyền miệng mang đậm màu sắc liêu trai gắn với sự kiện thảm án
một phần giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của Vua và việc
gia tộc Nguyễn Trãi bị xử chém. Nhiều người tin rằng nó đúng và nhiều
chi tiết khớp với lịch sử.
Tuy
nhiên, có một số giả thiết khác tương truyền chính Nguyễn Thị Anh đã
ngầm sai Tạ Thanh bỏ thuốc độc cho Vua Thái Tông chết. Bà phi Nguyễn Thị
Anh âm mưu giết hại Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ để giành
ngôi vua cho Bang Cơ (Lê Nhân Tông) khỏi rơi vào tay của Tư Thành (sau
này là Lê Thánh Tông), người được Nguyên Trãi và Thị Lộ ủng hộ.
Dẫu
vậy, vụ án năm xưa mới chỉ kết luận Nguyễn Trãi vô tội, còn hung thủ là
ai vẫn là dấu hỏi. Để hàng thế kỷ người đời vẫn băn khoăn giữa những hư
thực của lịch sử. Còn về phía Nguyễn Thị Lộ, vốn là Lễ nghi học sĩ,
giúp Vua hiểu biết thông tuệ, điều hành triều chính nhất mực tốt đẹp.
Lại phải chịu nỗi hàm oan đầy cay đắng mang tội giết Vua, làm gia tộc
nhà chồng và bản thân phải chết.
Dường
như lịch sử đã quá bất công với Nguyễn Thị Lộ, một người phụ nữ tài sắc
lại phải chịu tiếng oan khôn cùng. Mọi mũi rìu đều hướng về bà, đến khi
nhiều kẻ dân gian thêu dệt câu chuyện rắn báo oán chỉ để giết bà. Gần
600 năm, chúng ta bất công với một người phụ nữ, chịu nỗi oan khiên
“chuyển đất động trời”.
Nỗi oan khiên day dứt trăm năm của một người phụ nữ
Nhà
giáo Hoàng Đạo Chúc là người nặng lòng với vụ án Lệ Chi Viên, ông cùng
một số nhà nghiên cứu dày công biên soạn cuốn: Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị
Lộ với thảm án Lệ Chi Viên (xuất bản năm 2004). Ông còn cùng nhiều
người con yêu sử, yêu truyền thống gây dựng và chung tay giữ gìn những
tư liệu quý về Lệ Chi Viên.
Khu
di tích khang trang, luôn chào đón những vị khách thường xuyên tìm về
với quá khứ. “Ôn cố tri tân”, nhớ về Nguyễn Trãi, đặc biệt cảm thương
cho thân phận học sĩ tài hoa Nguyễn Thị Lộ năm nào.
Giữa
những trầm luân của thời cuộc, một nỗi oan khuất lớn vẫn cứ treo lơ
lửng trong lịch sử và nhân tâm đất Việt suốt 577 năm qua. Dù đã có một
số nghiên cứu, hội thảo đã “minh oan” cho Nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Tuy
vậy, tiếng oan trải dài cùng với lịch sử, nỗi đau đớn của bà vẫn còn day
dứt với hậu thế.
Vì
bà cũng là người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu
đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa. Lớn lao hơn, bà còn là
người đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của vương triều Lê
và sự phồn vinh của non sông Ðại Việt. Lẽ ra con người lịch sử ấy phải
được tiếng thơm, được trân trọng…
Tượng thờ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi và Nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ.
Đứng trước ngôi đền thờ Nguyễn Trãi tại ngôi làng cổ này, tôi mông lung mường tượng ra hình ảnh cụ Ức Trai và nữ học sĩ bầu bạn văn chương. Nhưng, cảnh cũ, người nay đâu? Gần 600 như mộng dài ghi dấu những nỗi đau vẫn còn day dứt khôn nguôi.
Ngoài Lệ Chi Viên, khi đến thăm miếu thờ bà tại Khuyến Lương (Hoàng Mai), Hà Nội – tương truyền là nơi thi hài của bà trôi về đây được nhân dân lập đền phụng thờ. Ngôi miếu nhỏ, cạnh mé sông, không khí u tịch như vọng về những câu chuyện của quá khứ.
Trên cổng miếu có đôi câu đối nghe đầy chua xót:
Dân gian mãi chịu nỗi hàm oan
Nhà vua đã giải oan cho kẻ mang tội
Bên trong là một tấm biển “Nữ học sĩ linh từ” (Đền thiêng thờ Nữ học sĩ), một trong ba nơi thờ phụng bà Nguyễn Thị Lộ. Khung cảnh u tịch có chút lạnh người, nhưng đến tận mắt chứng kiến mới cảm nhận những thanh âm của lịch sử về con người tài hoa, bạc mệnh vọng về.
Cách đây gần 600 năm, tương truyền người dân vớt được thi hài của bà sau khi bị hành hình trôi về đây. Dẫu vậy, trước khi phải tạm rời ra cõi đời này, bà đã phải chết trong đau đớn, oan ức và dèm pha một thời.
Ở Lệ Chi Viên có biểu tượng “giọt lệ” bằng đá hoa cương được đặt trang trọng tại khuôn viên di tích, phải chăng đấy là giọt lệ của hậu thế xót thương cho nỗi oan khiên cho anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi và đặc biệt là bà Nguyễn Thị Lộ. Sâu xa hơn nhắc nhở chúng ta về quá khứ, về trái tim nhân hậu biết tha thứ, biết hiếu nghĩa, biết đúng sai.
Vụ án Lệ Chi Viên giống như “món nợ” của lịch sử, đối với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi và đặc biệt bà Nguyễn Thị Lộ, cho đến tận gần 600 năm sau, hậu thế vẫn chưa thôi day dứt cho những bậc tài hoa kiệt suất nhưng bạc mệnh.
Diệp Chi
(tc chuyển )
Thật tội nghiệp cho một người phụ nữ tài ba
Trả lờiXóa