Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Không, Phần Lan không phải là ‘thiên đường của tư bản’ (Nghiên Cứu Quốc Tế )

Nguồn: Matt Bruenig, “No, Finland Is Not a “Capitalist Paradise”,  Jacobin, 09/12/2019.
Biên dịch: Lê Lam

Ở Phần Lan, chính phủ sở hữu gần một phần ba tài sản của quốc gia và 90% người lao động được công đoàn bảo đảm theo hợp đồng lao động. Có thể đó không phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng không phải là một “thiên đường của tư bản”, như tờ New York Times đã khẳng định một cách lạ lùng vào cuối tuần qua.
Cuối tuần qua, Anu Partanen và Trevor Corson đã đăng một bài trên tờ Thời báo New York “Finland Is a Capitalist Paradise” cho rằng Phần Lan thực sự là “một thiên đường của tư bản”. Đây là một bài báo rất quen thuộc với những ai theo dõi thảo cuộc luận này. Nó nói rằng Phần Lan có thuế cao và một nhà nước phúc lợi hào phóng, nhưng sau đó nói rằng đất nước này khá tư bản và có lẽ thậm chí còn tư bản hơn Mỹ nhiều.
Không giống như hầu hết những người viết kiểu bài này, các tác giả ở đây không có ác ý. Partanen cố gắng đưa ra cho người Mỹ những hào quang của một nhà nước phúc lợi toàn diện và nghĩ rằng việc hạ thấp các khía cạnh xã hội hóa khác của nền kinh tế Phần Lan là cách tốt để làm điều đó. Cô ấy rất có thể đúng về chiến lược tu từ của mình, nhưng cuối cùng, điều đơn giản là mô hình kinh tế Phần Lan không phải là chủ nghĩa tư bản thông thường với những lợi ích xã hội hào phóng.
Trước hết, chính phủ Phần Lan sở hữu gần một phần ba tài sản quốc gia. Với Hoa Kỳ, để đạt được tỉ lệ đó, chính phủ Hoa Kỳ cần chuyển khoảng 35 nghìn tỷ đô la tài sản sang sở hữu công.
Tỉ lệ tải sản thuộc sở hữu công ở Phần Lan và Mỹ.
Người Phần Lan cũng có một khu vực công rộng lớn, có nghĩa là nó không chỉ là sự giàu có được xã hội hóa nhiều hơn mà cả sản xuất cũng vậy. Khoảng 1/4 người lao động Phần Lan được tuyển dụng trong các dịch vụ công của chính phủ như nuôi giữ trẻ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. 7% khác được tuyển dụng trong các doanh nghiệp nhà nước như hãng hàng không quốc gia, Finnair.
Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực công.
Để có được tỉ lệ như Phần Lan, Hoa Kỳ cần chuyển 24,7 triệu lao động từ khu vực tư nhân vào khu vực công. Ngoài lĩnh vực bưu chính, Amtrak và chính quyền Thung lũng Tennessee, Hoa Kỳ cần mở rộng phạm vi đầu tư tới các doanh nghiệp như American Airlines, Exxon Mobil và Verizon.
Ngoài các lĩnh vực được xã hội hóa rõ ràng về sở hữu công và sản xuất công, Phần Lan cũng có một phong trào lao động rộng lớn và mạnh mẽ, đem lại cho người lao động Phần Lan quyền lực đáng kể đối với nền kinh tế. Khoảng 90 phần trăm người lao động Phần Lan là thành viên của các nghiệp đoàn lao động và được bảo đảm với hợp đồng lao động của công đoàn. Để đưa nước Mỹ lên tới mức độ của Phần Lan, cần phải đưa thêm 119 triệu công nhân vào các tổ chức công đoàn.
Tỉ lệ lao động được bảo vệ bởi công đoàn.
Như chúng ta đã được biết vài tuần trước, người lao động Phần Lan cũng không chỉ là thành viên của công đoàn trên giấy tờ. Vào tháng 11 vừa qua, để đáp lại việc 700 nhân viên bưu điện bị cắt giảm lương, khoảng 60.000 người lao động (trong một quốc gia 2,2 triệu công nhân) đã đình công, khiến các cảng, đường sắt, xe buýt và hãng hàng không quốc gia ngưng hoạt động. Việc cắt giảm lương sau đó đã bị hủy bỏ, và thủ tướng đã từ chức sau khi không công khai một cách rõ ràng trước dư luận về vấn đề này. 100.000 công nhân các ngành khác của Phần Lan dự định ​​sẽ đình công trong tuần này, gây thiệt hại sản xuất hàng trăm triệu euro, như một phần của các cuộc đàm phán hợp đồng trong lĩnh vực công nghiệp.[1]
Không có việc nào trong đó nói lên rằng Phần Lan là một xã hội xã hội chủ nghĩa toàn diện, dù xã hội đó có thể có hình hài như thế nào. Chắc chắn nó có thể và cần được xã hội hóa và thiên tả nhiều hơn nữa. Tuy nhiên khi nói điều này, chúng ta không nên bỏ qua việc cần nhìn vào Phần Lan thực sự khác với Hoa Kỳ như thế nào. Để phù hợp với mô hình kinh tế của Phần Lan, Hoa Kỳ không chỉ cần xây dựng một nhà nước phúc lợi xã hội dân chủ, mà còn phải xã hội hóa 35 nghìn tỷ đô la tài sản, công đoàn hóa 120 triệu công nhân và chuyển 25 triệu công nhân vào khu vực công.
Tóm lại, tương đối nhiều người ôn hòa ngưỡng mộ Phần Lan và hình mẫu Bắc Âu nói chung, song họ dường như không bao giờ đếm xỉa đến các đề xuất nhằm đưa Hoa Kỳ đi theo những hướng xã hội hóa này.
—————
[1] Nói một cách chính xác là công nhân làm trong ngành công nghiệp xuất khẩu (chú thích của ND).
Nguồn: Viet-studies

1 nhận xét:

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...