Mới đây một nhóm nhà nghiên cứu đến từ Đại học Y Harvard (Mỹ) đã thử nghiệm việc tái lập trình các tế bào ung thư nhằm “đánh lừa” chúng quay sang tấn công nhau và giết chết chính tế bào anh em của mình.
Phương pháp “đánh lừa” các tế bào ung thư tự tiêu diệt lẫn nhau
Các tế bào ung thư thường có hành vi “tự tìm đường về nhà” – tức là các tế bào đã di căn trở lại khối u gốc nơi chúng được sản sinh ra. Nhóm nghiên cứu đã tận dụng đặc tính này của các tế bào di động, biến điểm mạnh của chúng trở thành điểm yếu.Về ý tưởng, nhóm nghiên cứu sử dụng CRISPR để đưa S-TRAIL vào tế bào ung thư, đây là một loại protein có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư mà không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh.
Ý tưởng của nhóm là đưa “công tắc tiêu diệt” vào tế bào, khiến chúng thủ tiêu bất cứ tế bào ung thư nào gặp phải trên đường. Đồng thời “công tắc tự tử” – bắt chúng tự hủy trước khi lây lan sang các bộ phận khác hoặc tự hình thành khối u cũng hoạt động.
Tế bào ung thư điều chỉnh gene (xanh) tấn công các tế bào ung thư (đỏ).
Các nhà nghiên cứu sử dụng hai phương pháp kết hợp để thử nghiệm lý thuyết của họ. Thí nghiệm được tiến hành trên các mẫu chuột bị u não nguyên phát, u não tái phát và ung thư vú đã di căn lên não.
Đúng như dự định, cả hai phương pháp sử dụng các “tế bào sát thủ” không những thu nhỏ kích thước khối u một cách đáng kể mà còn làm tăng khả năng sống của chuột.
Kết quả được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine ngày 11/07/2018, đây không phải là nỗ lực đầu tiên nhằm khiến các tế bào ung tự tiêu diệt lẫn nhau.
Tiến sĩ Khalid Shah đến từ trường Đại học Y Harvard và Viện nghiên cứu tế bào gốc, trưởng nhóm nghiên cứu nói trong một bài phát biểu: “Đây mới chỉ là bề nổi. Các phương pháp trị bệnh dựa trên tế bào có tiềm năng to lớn trong việc đưa nhân tố có khả năng chữa trị đến khối u. Điều này sẽ cho chúng ta thêm lựa chọn khi mà phương pháp thông thường đều thất bại”.
“Với công nghệ này, chúng tôi muốn chứng minh việc tái cấu trúc tế bào ung thư và dùng chính chúng để chữa trị ung thư là điều có thể. Chúng tôi nghĩ việc này sẽ có nhiều tác động và có thể áp dụng trên tất cả các loại tế bào ung thư”.
Phương pháp mới được kỳ vọng sẽ có tác dụng trên tất cả các loại ung thư.
Hiện tại vẫn chưa thể đảm bảo rằng phương pháp này sẽ có tác dụng ở người tương tự như ở chuột, tuy nhiên đây vẫn là một tín hiệu đáng mừng.
Công trình nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu và sẽ còn nhiều thử nghiệm trong thời gian tới, nếu thành công, công nghệ này hứa hẹn mang lại một phương pháp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả trong việc điều trị ung thư.
Theo helino
Xem Thêm :
Đây là tín hiệu rất đáng mừng; mong cho nghiên cứu thành công trên cơ thể con người
Trả lờiXóa