Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

Ernest Rutherford: Người khai sinh ngành vật lý hạt nhân

Biên dịch: Trần Mẫn Linh (Nghiên Cứu Quốc Tế )
Ernest Rutherford (1871 – 1937) là một nhà vật lý sinh ra tại New Zealand, người đã giành giải Nobel Hóa học cho công trình tiên phong của ông trong lĩnh vực vật lý hạt nhân.
Ernest Rutherford sinh ngày 30/08/1871 ở Nelson, New Zealand, và là con trai của một nông dân. Năm 1894, ông nhận được học bổng vào Đại học Cambridge và làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Sir Joseph Thomson. Năm 1898, ông trở thành giáo sư vật lý tại Đại học McGill ở Montreal, Canada. Tại đây, trong quá trình làm việc với nhà hóa học Frederick Soddy, Rutherford đã nghiên cứu hiện tượng phóng xạ mới được phát hiện. Ông và Soddy đã đề xuất rằng phóng xạ là kết quả của sự phân rã các nguyên tử.
Năm 1907, Rutherford trở về Anh và làm giáo sư vật lý tại Đại học Manchester. Năm 1908, ông được trao giải Nobel về Hóa học. Năm 1914, Rutherford được phong tước hiệp sĩ, song chiến tranh đã khiến công việc nghiên cứu của ông bị gián đoạn. Ông đã hỗ trợ việc phát triển các phương pháp đối phó với dạng chiến tranh tàu ngầm mới, cũng như nghiên cứu âm học dưới nước.
Năm 1917, ông trở lại với vật lý và tiến hành một loạt các thí nghiệm, từ đó khám phá ra rằng hạt nhân của một số nguyên tố nhẹ như nitrogen có thể bị “phân rã” do tác động của các hạt alpha mang cực dương đến từ nguồn phóng xạ nào đó, và các hạt proton di chuyển nhanh đã thoát ra từ quá trình này. Đây là phản ứng hạt nhân nhân tạo đầu tiên, và Rutherford gần như đã tạo ra một ngành học mới – ngành vật lý hạt nhân.
Năm 1919, Rutherford trở thành giáo sư vật lý thực nghiệm và giám đốc Phòng thí nghiệm Cavendish tại Cambridge, kế nhiệm Thomson. Sau này, nhiều sinh viên của ông tại Phòng thí nghiệm Cavendish cũng trở thành những nhà khoa học tiên phong. Từ năm 1925 đến 1930, ông là chủ tịch của Hội Khoa học Hoàng gia (nơi ông được bầu làm thành viên từ năm 1903). Năm 1931, Rutherford được phong tước quý tộc trọn đời.
Ngày 19/10/1937, ông qua đời và được an táng tại Tu viện Westminster. Năm 1997, đơn vị đo phóng xạ đã được đặt theo tên ông để vinh danh Rutherford.

1 nhận xét:

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...