Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Dồn dập cảnh báo đỏ về mực nước sông Mê Kông

Lần đầu tiên trong mùa khô năm nay, cảnh báo đỏ về mực nước sông Mê Kông được phát ra liên tiếp 4 ngày. Nguyên nhân là do các đập thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông liên tục đóng mở đột ngột.

Các cảnh báo đỏ được phát ra khi nguy cơ mực nước sông biến động trong khoảng từ 0,5 - 1 mét.


Hiện tại, dung tích hữu ích (dùng để phát điện) của các đập này còn trên 40% và tiếp tục xả nước trong khoảng 5 - 6 tuần tới

 
    
Chụp màn hình

IMAGINECHINA

Sau giai đoạn tăng xả mạnh vào suốt tuần cuối tháng 4 vừa qua với tổng lượng nước lên đến 2,45 tỉ mét khối. Các thủy điện Trung Quốc đã hạn chế lượng nước xả ra. Ngày 2 - 3.5, MDM (Mekong Dam Monitoring) theo dõi hoạt động của các đập cảnh báo: Việc tiếp tục hạn chế nước bởi các đập ở Trung Quốc sẽ khiến mực nước sông Mê Kông giảm thêm 1 mét so với mức 0,8 mét được dự đoán trước đó ở vùng hạ lưu dọc theo biên giới Thái Lan và Lào. Tổng cộng, mực nước sông sẽ giảm đến 1,8 mét: tại trạm Chiang Saen (Thái Lan) sẽ xảy ra trong khoảng từ ngày 1 - 4.5. tại Luang Prabang (Lào) mực nước biến động trong giai đoạn ngày 3 - 6.5. Tại trạm Chiang Khan (Thái Lan) diễn ra từ ngày 5 - 8.5.

Dồn dập "cảnh báo đỏ" về mực nước sông Mê Kông

Trong khi mực nước đang giảm mạnh thì các đập thủy điện Trung Quốc lại đột ngột tăng xả. Bản tin ngày 5.5, cập nhật cảnh báo đỏ của ngày 4.5, cho biết: Các đập ở Trung Quốc tiếp tục xả nước sẽ khiến sông Mê Kông dâng thêm 0,7 mét, so với mức 0,7 mét được dự đoán trước. Như vậy, tổng cộng mực nước sông biến động tăng đến 1,4 mét từ ngày 4 - 6.5 tại Chiang Saen (Thái Lan). Ngày 6 - 8.5 tại Luang Prabang (Lào). Ngày 8 - 10.5 tại Chiang Khan (Thái Lan).


Hệ thống thủy điện bậc thang của Trung Quốc trên dòng chính sông Mê Kông đang gây ra nhiều bất ổn cho người dân hạ lưu vực

MDM


Theo cảnh báo của MDM có thể thấy, mực nước sông Mê Kông đang biến động rất khó lường theo sự vận hành của các đập thủy điện. Cụ thể như tại Chiang Saen cùng trong ngày 4.5 mực nước đang giảm mạnh lại đột ngột tăng cao trong biên độ gần 2 mét. Hiện tại, dung tích hữu ích (dùng để phát điện) của các đập này còn trên 40% và tiếp tục xả nước trong khoảng 5 - 6 tuần tới. Chính vì vậy sự biến động của dòng Mê Kông trong khoảng thời gian tới sẽ rất lớn. Điều này ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên của dòng sông và các hoạt động sản xuất của người dân hạ lưu vực. Tuần trước, theo số liệu quan trắc của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC), tại các trạm đo ở Campuchia đã ghi nhận mực nước cao bất thường. Tại ĐBSCL, sự thay đổi mực nước cũng đang làm đảo lộn quy luật tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân.

Chí Nhân (Báo Thanh Niên )

1 nhận xét:

NGẪM CHUYỆN ĐỜI - Thơ LAN và Bài Họa Của Các Thi Hửu

NGẪM CHUYỆN ĐỜI. Sáu chục xuân qua, ngẫm lại đời Ngọt bùi, cay đắng.... số mà thôi! Nhà nghèo, cảnh khó nào đâu muốn Phận hẩm, phần hiu vẫn ...