Hoài niệm Tây Ninh

Nhớ thuở hoa niên thời trung học. Chạnh lòng hoài niệm đất Tây Ninh- VV.Ký

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, điều trị và phòng ngừa

 Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, điều trị và phòng ngừa

SKĐS - Đậu mùa khỉ là loại virus hiếm gặp có họ hàng với đậu mùa. Tổng cộng, đã có hơn 100 trường hợp xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều nước châu Âu, Mỹ, Canada và Australia, đánh dấu bùng phát dịch bất thường bên ngoài châu Phi.

Bùng phát ổ dịch đậu mùa khỉ hiếm gặp ở Anh, Mỹ và châu Âu - những điều cần biết Bùng phát ổ dịch đậu mùa khỉ hiếm gặp ở Anh, Mỹ và châu Âu - những điều cần biết

SKĐS - Đậu mùa khỉ có triệu chứng giống đậu mùa. 36 trường hợp đậu mùa khỉ hiếm gặp ghi nhận ở Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, Mỹ. Hiện các nhà khoa học đưa giả thuyết đậu mùa khỉ lây qua đường tình dục, vốn không phải cách thức lây thường gặp ở bệnh này.

Tổng cộng, hơn 100 trường hợp xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi, theo công cụ truy vết của Đại học Oxford. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Mỹ, Canada và Australia là các nước bên ngoài châu Phi ghi nhận ổ dịch đậu mùa khỉ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nhiều ca mắc đậu mùa khỉ ở nam giới đồng tính, song tính hoặc nam giới quan hệ tình dục đồng giới.

Đậu mùa khỉ vốn trước đây không được ghi nhận trong y văn từng lây truyền qua đường tình dục, nhưng có thể lây truyền qua tiếp xúc với người nhiễm như quần áo, ga gối trải giường.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, điều trị và phòng ngừa - Ảnh 2.

Bệnh đậu mùa khỉ khó lây hơn, triệu chứng nhẹ hơn và ít tử vong hơn so với bệnh đậu mùa.

Đức, Pháp và Bỉ đã xác nhận những ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên. Bỉ ghi nhận 2 ca nhiễm ở vùng Flanders nói tiếng Hà Lan. Còn ca nhiễm tại Đức ở vùng Bavaria,

Ca nhiễm đầu tiên tại Pháp là người đàn ông 29 tuổi ở vùng Paris, không hề có tiền sử dịch tễ tới quốc gia nào mà virus đậu mùa khỉ đang lưu hành. Các nhà chức trách cho biết trường hợp của người đàn ông Pháp nhẹ và đang được cách ly tại nhà.

·         Bùng phát ổ dịch đậu mùa khỉ hiếm gặp ở Anh, Mỹ và châu Âu - những điều cần biết

·         Lo ngại virus đậu mùa khỉ sẽ nối tiếp đại dịch COVID-19

Canada hiện đang điều tra hàng chục ca nghi nhiễm ở Montreal, sau khi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã ghi nhận hơn 40 trường hợp cả nghi nhiễm lẫn xác nhận nhiễm đậu mùa khỉ, Anh xác nhận tổng cộng 20 trường hợp mắc. Trong khi đó, Australia, Italy và Thụy Điển mỗi nước đều xác nhận ca mắc đầu tiên.

Bang Massachusetts của Mỹ cũng xác nhận ca đậu mùa khỉ hiếm gặp ở người đàn ông gần đây từ Canada trở về, đồng thời tìm hiểu xem liệu có mối liên hệ với các ca nhiễm ở châu Âu.

Trong các trường hợp ghi nhận ở Bồ Đào Nha liên quan tới nam giới, đa phần là người trẻ. Những người này gặp tổn thương trên da và được biết trong tình trạng ổn định. Các nhà chức trách không tiết lộ những người này có tiền sử tới châu Phi hay có mối liên hệ nào với các ca nhiễm gần đây ở Anh quốc hay các nơi khác.

NỘI DUNG:

  • 1. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
  • 2. Tại sao lại gọi là đậu mùa khỉ?
  • 3. Bệnh đậu mùa khỉ thường điển hình ở đâu?
  • 4. Bạn có thể nhiễm virus đậu mùa khỉ như thế nào?
  • 5. Có nên lo lắng về bệnh đậu mùa khỉ?
  • 6. Điều trị và phòng ngừa đậu mùa khỉ

Tại Anh quốc, các ca nhiễm không hề có mối liên hệ với các bệnh trước đó, cho thấy có khả năng có nhiều nguồn lây truyền đậu mùa khỉ có thể đang diễn ra.

Bồ Đào Nha hôm 18/5 ghi nhận 5 trường hợp nhiễm đậu mùa khỉ ở nam giới trẻ và đang điều tra 15 trường hợp nghi nhiễm khác.

Tại Tây Ban Nha, vùng Madrid đang điều tra 23 trường hợp nghi nhiễm đều ở nam thanh niên, phần lớn quan hệ tình dục đồng giới.

1. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có liên quan tới bệnh đậu mùa vốn đã được xóa sổ vào năm 1980. Bệnh đậu mùa khỉ khó lây hơn, triệu chứng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn so với đậu mùa.

Bệnh thường kéo dài từ 2-4 tuần và các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể từ 5-21 ngày sau khi nhiễm virus.

Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lúc khởi phát thường là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, điều trị và phòng ngừa - Ảnh 3.

Hình ảnh kho tư liệu lưu trữ y văn - Một bé gái Zairian 7 tuổi bị bệnh đậu mùa khỉ ở giai đoạn cấp tính, ngày thứ 7 bị phát ban, và bệnh đậu mùa khỉ ở một cậu bé Zairian 3 tuổi bị phát ban ở giai đoạn đóng vảy, DRC, 1970-1977

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , triệu chứng điển hình về sau mới giúp các bác sĩ phân biệt bệnh đậu khỉ với thủy đậu hay đậu mùa.

Một khi đã bị sốt, biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ là nổi phát ban mẩn ngứa từ 1-3 ngày sau đó, thường bắt đầu nổi mụn mủ trên mặt và sau đó lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Số lượng mụn mủ nước có thể từ xuất hiện từ một vài nốt cho tới hàng nghìn nốt.

Những nốt mụn mủ này sẽ "chín" lên rồi vỡ ra rất xấu xí. Ban đầu mụn nổi lên từ nốt phẳng nhỏ xíu rồi trở thành mụn nước (bên trong mụn chứa đầy dịch), rồi trở thành mụn mủ (bên trong nốt chứa đầy mủ) và cuối cùng đóng vảy trước khi biến mất.

2. Tại sao lại gọi là đậu mùa khỉ?

Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae. Virus đậu mùa khỉ lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1958 khi 2 ổ dịch giống với đậu mùa xảy ra ở khỉ trong phòng thí nghiệm nghiên cứu. Do đó, tên gọi đậu mùa khỉ của căn bệnh cũng bắt nguồn từ đó.

  • Đợt bùng phát viêm gan bí ẩn đã có tới 12 trẻ tử vong và 450 trẻ mắc bệnh

Đợt bùng phát viêm gan bí ẩn đã có t

 

Nhưng khỉ có thể không phải là tác nhân gây ra bùng phát dịch, và nguồn lây tự nhiên tới nay vẫn chưa biết rõ, mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có khả năng loài vật gặm nhấm rất có thể là nguồn lây nhất.

"Ở châu Phi, bằng chứng về nhiễm virus đậu mùa khỉ tìm thấy ở nhiều loài vật bao gồm sóc đu dây (rope squirrels), sóc sống trên cây (tree squirrels), chuột gambian (Gambian poached rats), chuột sóc (dormice), các loài khỉ khác nhau.", WHO cho biết.

3. Bệnh đậu mùa khỉ thường điển hình ở đâu?

Bệnh đậu mùa khỉ trên người chủ yếu gây ra các ổ dịch ở khu vực rừng mưa nhiệt đới Trung và Tây Phi và thường không gặp ở châu Âu.

CHDC Congo là nước đầu tiên ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trên người vào năm 1970.

Theo CDC Mỹ, ổ dịch đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận bên ngoài châu Phi có liên quan tới nhập khẩu động vật có vú bị nhiễm virus này vào Mỹ vào năm 2003.

Gần đây hơn, vào năm 2018 và 2019, hai du khách từ Anh quốc, 1 từ Israel và 1 từ Singapore, tất cả đều có tiền sử đi lại tới Nigeria, chẩn đoán mắc đậu mùa khỉ sau một ổ dịch lớn ở đó, theo CDC châu Âu.

4. Bạn có thể nhiễm virus đậu mùa khỉ như thế nào?

Bạn có thể nhiễm virus do vết cắn hay vết cào xước từ động vật nhiễm đậu mùa khỉ, do ăn thịt sống, tiếp xúc với người nhiễm virus hoặc chạm vào ga trải giường hay quần áo nhiễm virus.

Virus thâm nhập vào cơ thể qua tổn thương da, đường thở và niêm mạc (mắt, mũi hoặc miệng).

  • Viêm gan bí ẩn ở trẻ em có thể liên quan tới siêu kháng nguyên COVID-19

Viêm gan bí ẩn ở trẻ em có thể liên quan tới siêu kháng nguyên COVID-19ĐỌC NGAY

 

Lây truyền từ người sang người được cho là chủ yếu qua giọt bắn lớn đường hô hấp, nhìn chung là các giọt bắn này khó có thể văng xa vài m, so vậy để có thể lây được đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp khá lâu.

Một số chuyên gia bình luận về ổ dịch ở Anh quốc gần đây cho rằng còn quá sớm để kết luận đậu mùa khỉ lan truyền qua đường tình dục, dù đó có thể là một khả năng.

"Các ca gần đây gợi ý một khả năng lây truyền tiềm năng", Neil Mabbott - chuyên gia tại Đại học Edinburgh, cho biết thêm các virus liên quan từng được biết tới lây qua đường tình dục.

Keith Neal, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Nottingham, cho biết lây truyền có thể không xảy ra trong hoạt động tình dục mà chỉ là "sự tiếp xúc gần gắn với hoạt động tình dục".

CDC Mỹ trong một tuyên bố nhấn mạnh "bất cứ ai, dù cho là xu hướng tình dục như thế nào, cũng có thể lây truyền bệnh đậu mùa khỉ thông qua tiếp xúc với dịch tiết cơ thể, vết loét đậu mùa khỉ, và đồ vật dùng chung (như quần áo và ga gối) bị nhiễm virus."

5. Có nên lo lắng về bệnh đậu mùa khỉ?

ậu mùa khỉ là bệnh khá lành tính, lây lan hạn chế và đa phần người nhiễm hồi phục sau vài tuần.

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là đậu mùa khỉ không dễ lây từ người sang người và nguy cơ chung đối với người dân nói chung là khá thấp.

TS. Colin Brown, giám đốc các bệnh truyền nhiễm lâm sàng và mới nổi, Cơ quan An ninh Y tế Anh quốc (UKHSA)

Các bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở Anh đã nhiễm virus tại Tây Phi, được các quan chức y tế cho biết khá nhẹ so với ở ổ dịch Tây Phi và có tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 1%.

Mặc dầu triệu chứng nhẹ hơn đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ được biết tới đã gây ra tỷ lệ tới 10% tử vong ở bệnh nhân nhiễm ổ dịch tại lòng chảo Congo, so với tỷ lệ 30% tử vong do đậu mùa, theo dữ liệu của WHO.

Tỷ lệ tử vong cao hơn ở trẻ em và thiếu niên, và những người có hệ miễn dịch suy giảm có nguy cơ bị bệnh nặng.

Mắc đậu mùa khỉ khi mang thai cũng dẫn tới biến chứng, truyền từ mẹ sang thai nhi, hoặc thai chết lưu, WHO cảnh báo.

"Các ca đậu mùa khỉ nhẹ có thể không phát hiện ra và tiềm ẩn nguy cơ lây từ người sang người", theo WHO.

6. Điều trị và phòng ngừa đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ thường là sẽ tự khỏi theo cách của nó, nhưng một loại thuốc chống virus đường uống có tên là Tecovirimat đã được Liên minh châu Âu (EU) phê chuẩn đầu năm nay để điều trị bệnh đậu mùa (smallpox), bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) và cowpox. Nó có thể hạn chế sự lây lan của virus cũng như ngăn bệnh nặng.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa được cho là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa đậu mùa khỉ. Nhưng do bệnh đậu mùa đã được xóa sổ từ hơn 40 năm trước, dân số trẻ "không còn hưởng lợi nhờ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa đậu mùa trước đây", theo WHO, do thời gian trôi qua đã quá lâu.

Một loại vaccine mới do Bavarian Nordic phát triển nhằm phòng ngừa cả đậu mùa lẫn đậu mùa khỉ đã được phê chuẩn ở EU, Mỹ và Canada, nhưng chưa được lưu hành rộng rãi.

Ngoài ra, CDC cho biết việc sát khuẩn nhà cửa cũng góp phần tiêu diệt virus đậu mùa khỉ.

Mời độc giả xem thêm video:

Current Time0:03

/

Duration4:52

Auto

Bệnh đậu mùa khỉ lan rộng, nhiều quốc gia ghi nhận ca mắc, cảnh báo ca tử vong leo thang

 

Nguyễn Vân

 

Như Nguyệt chuyển


n




- tháng 5 26, 2022
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: bài st từ mạng

1 nhận xét:

  1. Phân phối cụm thu FMlúc 15:27 17 tháng 6, 2023

    bệnh này ớn quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
      Trả lời
Thêm nhận xét
Tải thêm...

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

TUỔI GIÀ CỦA TÔI - Thơ Danh Hửu Và Thơ Họa

TUỔI GIÀ CỦA TÔI Tuổi dẫu Chín Mươi, vẫn miệt mài, Văn ôn, võ luyện, chẳng đơn sai. Ngày ngày, nhún nhảy mỗi đi đứng, Tôi tối, múa may tùy b...

  • CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN
                  CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN          Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
  • CẢM XÚC CỦA NGUYỄN DU QUA BÀI THƠ: "Điếu La Thành ca giả 吊羅城歌者 " (Viếng ca nữ đất La Thành) /Nguyễn Cang
    Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
  • HOÀI NIỆM TẾT - Tùy bút của Trần Ngọc Kha
    Trần Ngọc Kha Lại một mùa xuân nữa đang đến rất gần cho mỗi người, mỗi nhà. Khoảnh khắc này tâm tưởng mỗi chúng ta đều hướng về nguồn...

Tìm kiếm Blog này

Các tab — chuyển tiện ích xuống dưới tiêu đề

Liên Lạc: cuuhstayninh5575@gmail.com

Hoa Pham
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Lưu trữ Blog

  • ►  2025 (349)
    • ►  tháng 5 (28)
    • ►  tháng 4 (81)
    • ►  tháng 3 (89)
    • ►  tháng 2 (78)
    • ►  tháng 1 (73)
  • ►  2024 (950)
    • ►  tháng 12 (74)
    • ►  tháng 11 (77)
    • ►  tháng 10 (72)
    • ►  tháng 9 (68)
    • ►  tháng 8 (62)
    • ►  tháng 7 (73)
    • ►  tháng 6 (82)
    • ►  tháng 5 (97)
    • ►  tháng 4 (93)
    • ►  tháng 3 (87)
    • ►  tháng 2 (80)
    • ►  tháng 1 (85)
  • ►  2023 (1013)
    • ►  tháng 12 (92)
    • ►  tháng 11 (81)
    • ►  tháng 9 (19)
    • ►  tháng 8 (101)
    • ►  tháng 7 (105)
    • ►  tháng 6 (102)
    • ►  tháng 5 (87)
    • ►  tháng 4 (103)
    • ►  tháng 3 (122)
    • ►  tháng 2 (113)
    • ►  tháng 1 (88)
  • ▼  2022 (1824)
    • ►  tháng 12 (89)
    • ►  tháng 11 (120)
    • ►  tháng 10 (146)
    • ►  tháng 9 (137)
    • ►  tháng 8 (148)
    • ►  tháng 7 (158)
    • ►  tháng 6 (137)
    • ▼  tháng 5 (162)
      • TÌNH YÊU TUỔI HẠC
      • MUỐN HỎI, NGÀY XƯA ANH HỨA - Thơ Thu Hà
      • Phát hiện cách chữa đột quỵ bị lãng quên hàng thập kỷ
      • LỜI HỎI THĂM MUỘN MÀNG, BUỔI BAN MAI - NGUYỄN QU...
      • Những Chuyện Cười Ra Nước Mắt
      • TRUYỆN PHIẾM VUI : PHỤ NỮ NÊN CẢNH GIÁC : LỜI NÓI...
      • Úc Châu -CM.Blog :Bắc Hàn: Covid Vũ Hán – Có Tiền ...
      • AI THẮNG AI?...
      • Chuyện Dài Dài. - Di Linh ,Vùng Trời Thương Nhớ :...
      • NƯỚC NGẬP TRÀN LAN!- Thơ Đức Hạnh và 8 Bài Họa ...
      • CON TÌM VỀ...❤️
      • Tiểu thuyết dịch từ tiếng Hindi đoạt giải Booker Q...
      • THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 90 : RỒNG, RƠI, RỦ, RÙA , RỤNG...
      • CHIẾC LÁ BAY VỀ
      • AI...? Thơ Đặng Quang Tâm
      • MỜI XEM : Từ FB HDL :Lợi và Hại trong việc sở hửu ...
      • Thư Gửi Có Bé Ngày Xưa - Lê Trung Ngân
      • BÁO HIẾU THỜI NAY.
      • QUAY VỀ - Thơ Hương Lệ Oanh
      • Sự kiện 228 trên đảo Đài Loan năm 1947
      • NỤ CƯỜI VUI
      • Hình ảnh SG xưa có ghi chú , rất thú vị
      • Mời Xem : Rất Khéo Tay
      • KÍNH MỜI XEM THƠ "CAO BÁ QUÁT" của HỒ CÔNG TÂM và ...
      • TUỔI TRẺ NỔI LOẠN
      • MUỐN TÌM, MƯA ĐỖ, NƠI CUỐI NẺO - Thơ Thu Hà
      • BƯỚC CHÂN TRẦN THẾ - Thơ Hoa Văn
      • Chuyện "Già"...
      • FM 974 Úc Châu -CM Blog :Phi Luật Tân: Marcos Đi R...
      • Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, điều trị và phòn...
      • PHÂN ƯU L (Cớ Tánh Lê Trung Nhuận Qui Vị (23/5/20...
      • CHUYỆN DÀI NÔNG LÂM SÚC.:Những cuộc điện thoại…
      • Những con hẻm thương yêu - Kim Loan
      • Thói Quen Trước Khi Đi Ngủ Của Những Người Sống Thọ
      • Tranh Biếm Trên Báo TT.Cười
      • DẶN VỢ- Thơ Nhất Hùng,Họa : Hồ Nguyễn,Nguyễn Trọng...
      • CÕI BIẾT- Trần Đỉnh
      • Phi Thuyền Từ Thức Nhập Thiên Thai - Uyên Quang -N...
      • Thi Sĩ NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG đã từ trần..(8/5/2022 tại S...
      • Tiên đoán của Hawking sẽ thành hiện thực sau 3 năm...
      • Thơ Xướng Họa : NGỘ -Hồng Vân Và 7 Bài Họa Của C...
      • CHÙM TRUYỆN CỰC NGẮN - Pham Ngoc Tiến
      • CHUYỆN DÀI NÔNG LÂM SÚC : LOÀI HOA -Cho tên một c...
      • VĂN HỌC GIÚP TA KHÁM PHÁ CÁI GÌ? -
      • LỄ VÍA ĐỨC NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN Ngày 22 tháng 6 D...
      • TÔI ĐI HỌC / Hồi ức tuổi thơ của CHS/THTN Nguyễn Cang
      • "Người Vợ" là một vĩ nhân ! Tràm Cà Mau
      • KÍNH MỜI XEM THƠ "KHỔ THÂN TÔI" của TÍM NGUYỄN và ...
      • Mời Xem : Vui Vui Thư Giản
      • Căn bệnh cứ 5 người trưởng thành có một trường hợp...
      • TRANG THƠ PHÂN ƯU và TIỂN BIỆT CỐ CTS LÊ MINH CHÂ...
      • KÍNH XEM THƠ "MỘT LỜI TÁM BƯỚC NHỌC" của HỒ NGUYỄN...
      • BẬT MÍ LÝ DO NGƯỜI HOA RẤT GIÀU NHƯNG LẠI Ở NHÀ CŨ...
      • Câu đố giải khuây mới (vnch.net )
      • TÌNH QUÊ HƯƠNG -Thơ Đặng Xuân Linh và 8 Bài Họa Củ...
      • Khám phá hệ thống dẫn nước tinh vi của người Arab ...
      • Kỳ công của con người
      • CHUYỆN DÀI NLS - Blao Bùi
      • Huyền tích "Ông già Ba Tri" (Báo Cần Thơ Online )
      • VÌ SAO EM NHẮC - Vhp. Hải Vân
      • Vì sao hòn đảo nhỏ bé trên Biển Đen có giá trị chi...
      • Giai Thoại Văn Chương : NHỮNG CÂU ĐỐI THÚ VỊ 10 - ...
      • “VUA CỜ BẠC “THẤT THẾ TIẾT LỘ BẪY NGẦM CỦA SÒNG BÀI
      • CHIỀU MƯA QUÊ MẸ
      • VỀ QUÊ, TRỞ VỀ CHỐN CŨ - Thơ Ngô Kế Đang
      • ÔNG CHA TA THỜI PHONG KIẾN ĐÃ SỐNG TỬ TẾ
      • XIN CHỚ HỮNG HỜ - Thơ Sông Thu Và 10 Bài Họa Của ...
      • Phạm thành Châu : Tiệm phở Xe Lửa và những người b...
      • GIẤC MƠ NGÀY 13 THỨ SÁU - MP.Trường Giang Thủy
      • CÁC KIỂU MIỄN PHÍ TRÊN THẾ GIỚI
      • CÓ GÌ THẬT SỰ XẢY RA KHI CON RUỒI ĐẬU TRÊN THỨC ĂN...
      • TRÔNG VỀ QUÊ MẸ - Thơ Cao Bồi Già Và 8 Bài Họa Củ...
      • Tôi làm mẹ -Nguyễn Diệu Anh Trinh
      • Vĩnh biệt người vợ Nhật của giáo sư Lương Định Của
      • MỪNG CON TỐT NGHIỆP - Thơ Đức Hanh 10 Bài Họa Của ...
      • CON NHỒNG - Truyện ngắn của Đỗ Duy Ngọc
      • PHÂN ƯU : CỐ HIỀN TÀI TRẦN VĂN Ô QUI VỊ (16 tháng ...
      • CHIA BUỒN : HIỀN TÀI TRẦN VĂN Ô QUI VỊ (16/5/2022 )
      • TỰ NGHĨ - Thơ Song Quang,Họa : Mai Xuân Thanh,Kiều...
      • Tản mạn đầu ngày 14/05/22
      • Trang Thơ : TƯỞNG NIỆM ĐỨC HỘ PHÁP TRIỀU THIÊN (Ng...
      • NHỚ CHỢ BẮP - Ngô Kế Đang
      • Quê Tôi GÒ DẦU THƯỢNG - Nguyễn thị Châu
      • NGƯỜI CHẠY XE ÔM BẾN NINH KIỀU
      • BẠN GIÀ - BS.Nguyễn Ý Đức
      • TÌNH CA LÂU ĐÀI ĐÁ - Thơ Quang Tuyết,Họa : Hồ Nguy...
      • Gia đình là gì?” (FAMILY = Father And Mother, I Lo...
      • BỆNH ĐỨT MẠCH MÁU ĐẦU - STROKE
      • Cây Trái Quê Tôi - Vhp.Hải Vân
      • BAO LA LÒNG MẸ 母 心 無 限 MẪU TÂM VÔ...
      • Chơi “mòn” cả bộ bài nhưng ít ai biết được sự thật...
      • 33 PHÉP LỊCH SỰ TỐI THIỂU AI CŨNG PHẢ
      • VINH QUANG BÌNH ĐỊNH.- Hà Trọng Khánh
      • SÁCH LÀ NGƯỜI BẠN TỬ TẾ NHẤT: ĐỌC SÁCH CÀNG NHIỀU,...
      • Về quê định cư (CTT.Hàn Quốc Moon Jae-in )
      • VẾT MÒN XE NĂM CŨ - Thơ Thu Hà
      • KHI MẸ CÒN SỐNG.../
      • MỜI XEM THƠ "NGƯỜI HAI MẶT" của NHẤT HÙNG và BÀI H...
      • CHUYỆN HAY Và CẢM ĐỘNG
      • KÍNH MỜI XEM THƠ "CÁI HỌC NGÀY NAY" của HỒ NGUYỄN ...
    • ►  tháng 4 (163)
    • ►  tháng 3 (196)
    • ►  tháng 2 (190)
    • ►  tháng 1 (178)
  • ►  2021 (1683)
    • ►  tháng 12 (152)
    • ►  tháng 11 (141)
    • ►  tháng 10 (129)
    • ►  tháng 9 (161)
    • ►  tháng 8 (156)
    • ►  tháng 7 (137)
    • ►  tháng 6 (128)
    • ►  tháng 5 (127)
    • ►  tháng 4 (132)
    • ►  tháng 3 (133)
    • ►  tháng 2 (144)
    • ►  tháng 1 (143)
  • ►  2020 (1254)
    • ►  tháng 12 (138)
    • ►  tháng 11 (8)
    • ►  tháng 10 (5)
    • ►  tháng 9 (125)
    • ►  tháng 8 (152)
    • ►  tháng 7 (112)
    • ►  tháng 6 (115)
    • ►  tháng 5 (146)
    • ►  tháng 4 (131)
    • ►  tháng 3 (92)
    • ►  tháng 2 (107)
    • ►  tháng 1 (123)
  • ►  2019 (1197)
    • ►  tháng 12 (110)
    • ►  tháng 11 (82)
    • ►  tháng 10 (102)
    • ►  tháng 9 (118)
    • ►  tháng 8 (95)
    • ►  tháng 7 (109)
    • ►  tháng 6 (107)
    • ►  tháng 5 (95)
    • ►  tháng 4 (84)
    • ►  tháng 3 (103)
    • ►  tháng 2 (86)
    • ►  tháng 1 (106)
  • ►  2018 (1240)
    • ►  tháng 12 (105)
    • ►  tháng 11 (99)
    • ►  tháng 10 (101)
    • ►  tháng 9 (92)
    • ►  tháng 8 (111)
    • ►  tháng 7 (83)
    • ►  tháng 6 (81)
    • ►  tháng 5 (98)
    • ►  tháng 4 (111)
    • ►  tháng 3 (128)
    • ►  tháng 2 (124)
    • ►  tháng 1 (107)
  • ►  2017 (1570)
    • ►  tháng 12 (118)
    • ►  tháng 11 (117)
    • ►  tháng 10 (149)
    • ►  tháng 9 (136)
    • ►  tháng 8 (123)
    • ►  tháng 7 (111)
    • ►  tháng 6 (153)
    • ►  tháng 5 (134)
    • ►  tháng 4 (119)
    • ►  tháng 3 (132)
    • ►  tháng 2 (129)
    • ►  tháng 1 (149)
  • ►  2016 (1928)
    • ►  tháng 12 (128)
    • ►  tháng 11 (123)
    • ►  tháng 10 (172)
    • ►  tháng 9 (145)
    • ►  tháng 8 (153)
    • ►  tháng 7 (132)
    • ►  tháng 6 (159)
    • ►  tháng 5 (174)
    • ►  tháng 4 (164)
    • ►  tháng 3 (234)
    • ►  tháng 2 (183)
    • ►  tháng 1 (161)
  • ►  2015 (1162)
    • ►  tháng 12 (192)
    • ►  tháng 11 (175)
    • ►  tháng 10 (142)
    • ►  tháng 9 (95)
    • ►  tháng 8 (96)
    • ►  tháng 7 (97)
    • ►  tháng 6 (89)
    • ►  tháng 5 (86)
    • ►  tháng 4 (79)
    • ►  tháng 3 (42)
    • ►  tháng 2 (35)
    • ►  tháng 1 (34)
  • ►  2014 (302)
    • ►  tháng 12 (43)
    • ►  tháng 10 (1)
    • ►  tháng 9 (1)
    • ►  tháng 8 (30)
    • ►  tháng 7 (29)
    • ►  tháng 6 (27)
    • ►  tháng 5 (28)
    • ►  tháng 4 (31)
    • ►  tháng 3 (48)
    • ►  tháng 2 (26)
    • ►  tháng 1 (38)
  • ►  2013 (592)
    • ►  tháng 12 (39)
    • ►  tháng 11 (52)
    • ►  tháng 10 (72)
    • ►  tháng 9 (48)
    • ►  tháng 8 (60)
    • ►  tháng 7 (61)
    • ►  tháng 6 (43)
    • ►  tháng 5 (32)
    • ►  tháng 4 (42)
    • ►  tháng 3 (46)
    • ►  tháng 2 (44)
    • ►  tháng 1 (53)

Nhãn

  • Bài viết (1428)
  • Nhạc (13)
  • Thơ (3985)
  • Tôn giáo : Cao Đài (120)
  • Tết 2018 (20)
  • Tết 2019 (28)
  • Tết 2020 (23)
  • Xuán - 2016 (35)
  • bài st từ mạng (6832)
  • hình ảnh cũ (35)
  • thông tin (462)
  • tìm người thân (6)
  • video (194)
  • Đặcsan (29)
  • Ảnh Tư Liệu (14)

Tìm kiếm Blog này

Báo cáo vi phạm

Chủ đề Đơn giản. Được tạo bởi Blogger.