Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2023

HOÀN LƯƠNG - Chuyện Ngắn của O.HENRY (1862-1910)

 



                                                   HOÀN LƯƠNG

                                      RETRIEVED REFORMATION

                                                    TÁC GIẢ: O'HENRY

                                                     Dịch: T-Minh

Người giữ tù đến chỗ làm giầy , nơi Jimmy Valentine đang chăm chú khâu vá những mũi giầy, và đưa anh ra trước văn phòng. Ở đó viên quản đốc nhà giam trao cho Jimmy tờ giấy ân xá, mà sáng hôm đó vị Thống Đốc đã ký. Jimmy nhận nó 1 cách mệt mỏi. Anh đã trong tù gần 10 tháng của bản án 4 năm. Anh mong là chỉ ở đó 3 tháng, đó là thời gian lâu nhất. Khi mà 1 người có nhiều bạn bè quen biết ngoài đời như Jimmy Valentine thì ở tù chẳng phải bận lòng đến việc phải hớt tóc lần nữa. [ND: ý nói không lâu]

"Giờ đây, Valentine," viên quản đốc nói,  "Anh sẽ được thả vào buổi sáng. Nhớ nằm lòng, và hãy trở lại con người của chính anh. Anh là người không có tâm địa xấu xa. Thôi đừng bẻ khoá trộm cắp, và sống ngay thẳng!"

"Tôi?" Jimmy nói, trong vẻ ngạc nhiên.  "Tại sao, Tôi chẳng bao giờ bẻ khoá trộm cắp trong đời tôi." 

"ồ!, không," viên quản đốc cười.  "dĩ nhiên là không, để xem nào. vụ anh bị bắt giữ ở Springfield thì thế nào? Không phải vì không chứng minh được chứng cớ ngoại phạm vì sợ khai ra 1 người có địa vị phải không? hay đơn giản là là 1 vụ mà bồi thẩm đoàn cũ đã biết anh rồi.

Đó là luôn luôn người này hay người khác với những nạn nhân tội nghiệp của anh."

"Của tôi?" Jimmy nói, vẫn ra vẻ đạo đức.  "Tại sao, ông quản đốc,  trong đời tôi chưa bao gi ở Springfield.

"Đưa anh ta ra, Cronin," viên quản đốc mỉm cười,  "Và cho anh ta anh mặc quần áo ngoài đời nghe. Mở phòng giam anh ta vào 7 giờ sáng mai, và để anh ta lên phòng nghỉ ngơi. Tốt hơn là nhớ lời khuyên của tôi, Valentine."

  Vào 7 giờ 15 sáng hôm sau Jimmy đứng ngoài cửa văn phòng quản đốc. Anh mặc bộ đồ rất vừa vặn, thứ quần áo may sẵn, đôi giày cứng ngắt, mới toanh được đánh bóng dành cho những người khách bắt buộc nầy.

Người thư ký trao cho anh cái vé tàu lửa và tờ 5 đô la đó là luật pháp trông mong anh ta sửa đổi mình thành công dân tử tế và thành công. Ông quản đốc đưa anh 1 điếu xì gà, và bắt tay anh. Valentine, 9762 (ND: số tù), được ghi chép vào sổ bộ "Ân xá bởi Thống Đốc," và anh James Valentine đi bộ bước ra ra ngoài ánh sáng mặt trời.

Không đý đến những tiếng chim hót, những cây xanh gợn gió, và mùi hương của hoa cỏ, Jimmy đi thẳng đến 1 nhà hàng. Ở đó anh ăn 1 bữa ăn ngon lành đầu tiên vui hưởng tự do trong cách thích thú. Một cách nhàn nhã để đến trạm xe lửa và lên tàu. Ba gi sau bước xuống tàu ở một  thị trấn nhỏ gần biên giới tiểu bang. 

. Anh bước vào tiệm cà phê của Mike Dolan và bắt tay Mike, đứng 1 mình sau quầy.

"Xin lỗi tụi tao không thể làm cho ra sớm hơn, nè cậu," Mike nói.    "Tụi tao làm dữ lắm từ vụ ở Springfield và Thống Đốc gần như chịu thua. Thấy ổn đấy chứ?"

"Được," Jimmy nói.  "Còn giữ chìa khóa chứ?"

Hắn lấy chìa khóa và đi lên lầu, mở khóa của căn phòng phía sau. Mọi thứ còn y nguyên như hồi hắn đi. Ở dưới sàng phòng vẫn còn cái nút cáo bị giật đứt của Ben Price vị thám tử nổi tiếng khi họ vật bắt giữ Jimmy.

Kéo ra từ trong vách cái giường xếp Jimmy lách cái khung trong tường và lôi ra cái vali bụi bặm. Hắn mở ra và nhìn chằm chằm nó 1 cách trìu mến các bộ đồ nghề tốt nhất để ăn trộm ở miền Đông. Một bộ đồ nghề đầy đủ, làm từ loại thép đặc biệt, loại tối tân nhất bộ khoan , bộ đục, bộ kiềng để khoan lổ, cây nại, bộ kẹp và những mũi khoan, trong đó có 2,3 thứ đó chính Jimmy sáng chế mà hắn rất lấy làm hãnh diện. Hơn chín trăm đô hắn phải trả cho bộ đồ nghề để có nó ở chỗ chuyên môn làm.

Nửa giờ sau Jimmy bước xuống cầu thang và ngang qua quầy cà phê. Giờ thì hắn mặc bộ đồ ngon lành vừa vặn và mang theo cái vali sạch sẽ bụi bặm phủi sạch. 

"Có mối nào không?" Mike Dolan hỏi, 1 cách ân cần.

"Tao?" Jimmy nói, có vẻ khó hiểu.  "Tao không biết. Tao là đại diện cho hãng bánh kẹo và công ty bột mì New York."

Mike thích thú với câu nói này làm như là Jimmy đang trong lãnh vực làm thuốc bổ. Hắn chẳng bao giờ rớ tới thức uống như rượu nặng. 

Một tuần sau khi thả Valentine, 9762, một vụ phá két sắt gọn gàng ở Richmond, Indiana, không có manh mối gì của tác giả. Một khoản tiền nhỏ 8 trăm đô trong két. Hai tuần sau một tủ sắt chống trộm cải tiến ở Logansport bị mở banh 1 ngàn rưởi đô biến mất; giấy tờ chứng khoáng và bạc không động đến. Điều đó làm cho cóm( cảnh sát) bắt đầu để ý. Và kế tiếp sau là kết sắt của nhà băng kiểu cũ ở thành phố Jefferson cũng bùng nổ như núi lửa với số tiền biến mất lên đến 5 ngàn đô. Những mất mát lớn nầy đủ để đưa đến tay thám tử cỡ Ben Price làm việc

Để so sánh những ghi nhận, 1 phương pháp giống nhau 1 cách đặc biệt về cách ăn trộm được lưu ý. Ben Price đã điều tra bối cảnh của những vụ trộm cướp, và được nghe nhắc đến:

ó chính Dandy Jim Valentine là tác giả. Hắn trở lại làm ăn.  Nhìn vào tay nắm có bộ số bị nhổ bật ra như nhổ cải trên đất ướt. Ông đoán chỉ với bộ kẹp mới làm được chuyện đó. Và nhìn xem cái chốt khóa đã gọn gàng bị ấn ra ngoài! Jimmy chẳng bao giờ phải khoang tới lổ thứ nhì. Đúng, Tôi đoán, Tôi tìm Valentine. Hắn sẽ ở tù thời gian ngắn hay lại cho khoan dung ngu si đó. 

Ben Price biết thói quen của Jimmy. Ông nghiên cứu được qua vụ án lúc làm việc ở Springfield. Đánh nhanh, rút lẹ, không có đồng sự, và sống trưởng giả, những cách này đã giúp Ông Valentine trở nên nổi tiếng thành công trong cách lách tránh được sự trừng phạt. Chính điều đó làm cho Ben Price nghĩ cách lần theo dấu tích lẩn khuất của tay bẻ khoá, và với những tay trộm khác để lại chứng cớ dễ dàng hơn.

Một buổi trưa , Jimmy và chiếc xách tay  leo ra từ chuyến xe thư ở Elmore. Một thị trấn nhỏ cách đường rầy xe lửa 5 dậm 1 quận lị đất đai cằn cỗi thưa người ở Arkansas, Jimmy, trông có vẻ như 1 nhà thể thao trẻ mới vừa từ trường đại học về thăm nhà , đi dọc theo ven đường hướng về khách sạn.

Một cô nàng trẻ tuổi băng qua đường, ngang qua hắn ta ở góc đường đi vào cửa chính của nơi có bảng hiệu"Ngân Hàng Elmore." Jimmy nhìn vào mặt nàng, quên mất mình là ai, và trở thành 1 người khác. Cô hạ mắt nhìn và hơi lạ lùng. Người trẻ tuổi như kiểu ăn mặc của Jimmy rất hiếm ở Elmore.

Jimmy tóm ngay cậu trai đang thơ thẩn ở bậc cấp trước nhà băng làm bộ như là 1 tay buôn bán, và bắt đầu hỏi han về thị trấn, cho cậu ta 10 xu trong khoảng thời gian đó, lúc sau cô gái trẻ bước ra trông như 1 bà hoàng không lưu tâm đến anh chàng trai trẻ với cái tay xách, và bước đi trên đường của cô ta.  

"Đó có phải là cô Polly Simson không?" Jimmy hỏi khéo.

"Không," cậu ta nói.  "Cô ấy là Annabel Adams.. Cha cô ấy là chủ nhà băng này. Anh đến Elmore để làm gì vậy? Giây đồng hồ bằng vàng hả? Tôi sắp có 1 con chó bun. Có 10 xu nào nữa không ?"

Jimmy đến khách sạn của nhà Planter, ghi tên là Ralph D Spencer, và mướn phòng, hắn tựa người vào quầy và tuyên bý định của mình với người thư ký. Hắn nói là đến Elmore để tìm địa điểm mở công việc làm ăn. Công việc buôn bán giầy, bây giờ, ở thị trấn này ra sao? Hắn đã nghĩ đến việc buôn bán giầy. Đã có tiệm nào mở chưa?" 

Người thư ký có ấn tượng bởi cách ăn mặc và ứng xử của Jimmy. Anh ta, chính anh, cũng có đôi khi ăn mặc thời trang chải chuốt như những thanh niên ở Elmore, nhưng giờ đây thấy mình cũng còn quê mùa. Trong khi thử tìm hiểu con người của Jimmy qua cà vạt anh ta thắt, hắn cho biết thông tin 1 cách thân mật.

Đúng, phải mở 1 tiệm buôn bán giầy tốt ở đây, Ở đây chẳng có 1 hiệu bán giầy đặc biệt nào. Chỉ có tiệm đồ khô, tạp hoá bán những thứ đó. Mọi thứ công việc làm ăn cũng khá tốt. Mong rằng Ông Spencer sẽ quyết định ở lại Elmore. Hắn ắt hắn sẽ tìm thấy 1 nơi sống thoải mái, và những dân cư rất xã giao vui v.    

Ông Spener nghĩ là ông sẽ ở lại thị trấn vài ngày và xem xét tình thế. Không, người thư ký ở quầy không cần gọi bồi phòng, hắn tự mình mang lấy cái xách tay; nó khá nặng.

Ông Ralph Spencer, vươn dậy thành 1 người mới từ đám tro của Jimmy_Đống tro bỏ lại trong đám lửa thay bằng tiếng sét ái tình--- ở lại Elmore, và thành công phát đạt. Hắn mở 1 tiệm giày và điều hành buôn bán 1 cách an toàn.

Về sự giao tế hắn cũng rất thành công, và làm bạn với nhiều người. Và hoàn thành ước nguyện trong tâm. Hắn gặp Annabel Adams, và càng ngày càng bị vẻ duyên dáng của nàng hớp hồn. 

Vào cuối năm tình trạng của Ông Ralph Spencer như thế này: Ông đã gặt hái được sự kính trọng của cộng đồng, Tiệm giày của ông rộn rịp, và ông đã đính hôn với Annabel đám cưới sẽ diễn ra trong 2 tuần. Ông Adams, người gương mẫu, cần cù, chủ ngân hàng miền quê, đã chấp nhận Spencer. Niềm hãnh diện của Annabel về anh ta cũng tuơng đương với lòng cảm mến của nàng. Anh ta tự nhiên như người trông gia đình của Adams như người chị đã lập gia đình của Annabel chừng như thành viên trong nhà. 

Có một ngày Jimmy ngồi trong phòng mình và viết lá thư này. Mà anh gửi đến 1 địa chỉ an toàn của người bạn cũ ở Saint Louis:

Bạn già thân mến:

Tớ muốn cậu đến chỗ của Sullivan, ở Little Rock, vào đêm thứ tư sau, lúc 9 giờ. Tớ muốn bàn 1 vài vấn để nhỏ với cậu. Và, đồng thời, muốn tặng cậu bộ đồ nghề của tớ. Tớ biết cậu sẽ rất vui khi nhận chúng---cậu  sẽ không thể nào làm 1 bộ giống như thế mà không tốn cả ngàn đô. Nói thế này, Billy, Tớ bỏ nghề cũ rồi---1 năm trước. Tớ có 1 cửa hàng đẹp đẽ, đang làm ăn 1 cách chân thật, và tớ sẽ kết hôn trong 2 tuần lễ tới với 1 cô gái đẹp nhất đời kể từ hôm nay. Cuộc đời chỉ có vậy, Billy--cuộc đời ngay thẳng. Tớ sẽ không động đến 1 đô la của người khác dù được trả 1 triệu đô. Sau khi kết hôn tsẽ bán hết tất cả và dọn về miền Tây, ở đó sẽ chẳng còn nhiều nguy hiểm bởi những thành tích cũ được trưng ra để kết tội tớ. Tớ nói cậu nghe, Billy, nàng là 1 thiên thần. Nàng tin vào Tớ; và Tớ sẽ chẳng làm bất kỳ 1 việc gian dối nào khác trên đời nữa. Chắc chắn đến chỗ Sully, vì Tớ muốn gặp cậu. Tớ sẽ mang theo bộ đồ nghề. 

                                  Người bạn cố tri của cậu.

                                      Jimmy  

Vào đêm Thứ Hai sau khi Jimmy viết lá thư này, Ben Price  trên chiếc xe ngựa thuê chạy lắc lư không gây sự chú ý của mọi người vào Elmore. Ông đi thơ thẩn trong thị trấn theo cách im lặng của ông cho tới khi ông tìm ra những gì ông muốn biết. Từ tiệm bán thuốc tây ngang đường nhìn qua tiệm giày của Spencer ông đã nhìn thấy rõ ràng Ralph D. Spencer.

"Sắp cưới con gái chủ ngân hàng hả anh bạn, Jimmy?" Ben tự nói với mình, một cách nhẹ nhàng.  "Hả, Tôi đâu biết!" 

Sáng hôm sau Jimmy nhận ăn điểm tâm tại nhà Adamses. Anh chuẩn bị đi Little Rock để đặt bộ đồ cưới cho anh và sắm vài món đẹp đẻ cho Annabel.

Đây có thể là lần đầu tiên anh rời thị trấn kể từ khi anh đến Elmore.  Cũng hơn một năm kể từ "cú làm ăn" cuối cùng, và anh nghĩ anh có thể an toàn để mạo hiểm ra ngoài. 

Sau điểm tâm khá như buổi tiệc gia đình mọi người cùng đi xuống phố--Ông Adams, Annabel, Jimmy, và người chị có chồng của Annabel cùng với 2 đứa con gái nhỏ của cô ta, đứa 5 và 9 tuổi. Họ ghé qua khách sạn nơi Jimmy vẫn còn ở trọ. Anh lên phòng mình và mang xuống cái xách tay của anh. Rồi sau đó họ đi đến ngân hàng. Ở đó cổ xe ngựa thuê của Jimmy và Dolph Gibson, người sẽ đánh xe đưa anh ra ga xe lửa.

Vào sâu bên trong, thành tay cầm bằng gỗ sồi dẫn vào phòng chứa của ngân hàng---gồm cả Jimmy, vì là con rể tương lai của Ông Adams nên được tiếp đón ở mọi nơi. Người thư ký đã lấy làm hân hạnh tiếp đón 1 chàng trẻ đẹp trai dễ thương người sắp cưới Annabel. Jimmy đặt cái xách tay xuống. Annabel với tấm lòng phơi phới hạnh phúc và tính tình lanh lẹ vui tươi của tuổi trẻ, lấy mũ của Jimmy đội lên đầu và cầm cái tay xách lên.  " Trông có giống như 1 tay chào hàng lịch thiệp không?" Annabel nói.  "Ối trời! Ralph, sao mà nặng thế này! Giống như chứa đầy vàng thỏi ấy."  

"Nhiều cái đĩa kền để đóng mống giày trong đó," Jimmy nói,  1 cách tĩnh bơ,  "Anh sẽ mang đi trả lại. Nghĩ coi anh đã tiết kiệm tiền để trả cho lệ phí tốc hành mang trả nó, Anh trở nên hà tiện kinh khủng."

Ngân Hàng Elmore mới đặt cái két sắt và hầm chứa mới. Ông Adams rất hãnh diện vì nó, và muốn mọi người xem xét thử. Hầm chứa loại nhỏ, nhưng mới, cửa được cấp bằng sáng chế. nó được giữ chặt bằng 3 bù long thép chắc chắn đồng thời với 1 cái tay nắm duy nhất, và có cả ổ khóa đồng hồ định thời. Ông Adams cười 1 cách rạng rỡ trình bày cách sử dụng nó cho Spencer

 Hai đứa bé, May và Agatha, đang thích thú vui đùa vọc phá cái tay nắm cửa và  đồng hồ ngộ nghĩnh bằng kim loại sáng loáng.

Trong lúc sau đó mọi người đang bận rộn Ben Price lững thững đi vào, khoanh tay , nhìn theo chỗ rào chắn bên trong 1 cách ngẫu nhiên. Ông ta nói với người thư ký ông chẳng muốn gì cả ; ông đang chờ 1 người mà ông quen biết.

Bất ngờ có tiếng gào la của 1, 2 người phụ nữ, một sự náo loạn. Không nhận biết bởi những người lớn, May, cô bé 9 tuổi,chạy chơi hào hứng, đã nhốt Agatha trong hầm két sắt. Cô bé cài chốt và vặn tay nắm có bộ bộ mã số như đã nhìn thấy Ông Adams làm.

Ông chủ ngân hàng già đã phóng tới cái tay nắm rị kéo nó trong 1 lúc.  "cánh cửa không thể mở được,"Ông rên rỉ.  "cái đồng hồ này chưa điều chỉnh kể cả bộ mã số chưa được cài đặt."

Mẹ bé Agatha gào lên lần nữa, một cách hoảng sợ cuồng loạn.  "mọi người yên lặng cho 1 chút,Agatha!" Ông là lớn hết sức.  "nghe đây." Trong lúc mọi người lặng im được 1 chút người ta có thể lắng nghe được tiếng trẻ con la gào 1 cách mơ hồ trong bóng tối của căn hầm két sắt 1 cách kinh hoàng hoảng loạn.

"Con yêu quí ơi!" người mẹ gào lên.  "Con bé chắc sẽ chết vì sợ hãi!Mở cái cửa đi! Ổi, đập vỡ ra đi! Các người làm cái gì đi chứ?"

"Không có 1 người nào ở gần Little Rock có thể mở cái cửa đó," Ông Adams nói, trong giống run run.  "Trời ơi!Anh Spencer, mình sẽ làm sao bây giờ? Con bé đó--Nó không thể chịu đựng lâu trong đó đâu. Không đủ không khí, và, nó sẽ rơi vào cơn co giật trong sợ hãi."

Mẹ của Agatha, giờ đang điên loạn, đập vào cánh cửa két sắt với hai tay. Một người nào đó đề nghị dùng mìn. Annabel quay nhìn Jimmy , đôi mắt to của nàng đầy thống khổ, nhưng vẫn không tuyệt vọng. Đối với người phụ nữ chẳng có gì là không thể đối với người đàn ông mà họ tôn sùng.

"Anh có thể làm gì chứ, Ralph---thử đi, phải không!"

Anh nhìn vào cô với anh mắt kỳ lạ, nụ cười nhẹ nhàng trên môi và trong đôi mắt sắc sảo.

"Annabel," Anh nói,  " em sẽ,trao anh cái bông hồng em đang mang chứ phải không?"

Khó tin rằng cô ta nghe anh ta đã nói như thế, cô gở cái bông hồng cài trên ngực áo, và đặt nó trên tay anh.

Jimmy cài vào túi áo, cởi phăng áo khoát và xắn tay áo lên. Với hành động như thế Ralph D Spencer đã chết và thay vào đó là Jimmy Valentine.

"Hãy tránh xa khỏi cái cửa, tất cả mọi người," Anh ra lệnh, Một lúc sau.

Anh để cái tay xách lên bàn, và mở trải rộng ra . Kể từ khi đó anh dường như đã không còn biết đến sự hiện diện của mọi người chung quanh. Anh đặt xuống những vật dụng sáng loáng, những dụng cụ kỳ lạ 1 cách lẹ làng và thứ tự, huýt sáo 1 mình khe khẽ luôn luôn giống như những lần hành sự. Trong cơn im lặng hoàn toàn và không 1 ai cử động--mọi người nhìn anh ta làm việc như bị bùa mê.

Trong 1 phút mũi khoang của Jimmy đã đang nhẹ nhàng xuyên qua cánh cửa thép. Trong 10 phut--- phá vỡ kỷ lục của chính mình trong những vụ mở két sắt--anh rút ra những con ốc giữ và mở cánh cửa ra.

Agatha, gần như ngã quị, nhưng an toàn, được ôm ngay vào trong vòng tay của mẹ. 

Jimmy Valentine mặc lại áo khoác, và lần bước theo thanh chắn hướng về của trước. Lúc anh đi ra anh thoảng nghe tiếng kêu xa xa mà anh từng biết gọi anh "Ralph!" Nhưng anh chẳng ngập ngừng.

Ở ngay cửa 1 người đàn ông to lớn đứng đâu đó trên lối anh ra.

"Chào, Ben!" Jimmy nói, vẫn với nụ cười kỳ lạ.  "sau cùng cũng đến thế, phải vậy không?Thôi nào, chúng ta đi thôi. Tôi không biết phải làm cách nào khác, bây giờ."

Và Ben Price hành động khá là kỳ lạ.

"Đoán sai rồi, Ông Spencer," Ông nói "đừng cho là tôi nhận ra anh. Cổ xe ngựa thuê đang chờ anh đấy, phải không?"

Và Ben Price quay người và lững thững đi xuống phố.              

Hoa Huỳnh chuyển 

 

Xem Thêm :TRUYEN NGAN HAY O.HENRY


O.HENRY (1862-1910)

O.Henry một trong những nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng của Mỹ--Ông tên thật là WIlliam Sydney Porter, sinh ở Greensboro, bắc Carolina tháng 9, 11, 1862, Evelyn, người chị của ông đã nuôi dưỡng tài viết truyện ngắn bằng cách kể những câu chuyện.  
Năm 20 ông dọn về Texas, ông làm nhiều nghề, từ nông trại, phát ngân viên ngân hàng, nhà văn cho xuất bản truyện hài hước, phóng viên của Houston Post. Ông kết hôn với Athol Estes 1887, có được 1 trai và 1 gái, 10 năm sau Estes chết vì bịnh sưng phổi.
1894 trong khi làm việc ch ngân hàng ở Austin ông bị kết tội vì trộm 4 ngàn đồng, bị tù 3 năm ở Columbus, Ohio. Trong thời gian ở tù ông đã viết những truyện ngắn đầu tiên, người ta tin rằng ông đã tìm ra được bút danh của ông trong thời gian này.
Ở đây ông đã nghe được câu chuyện của tay phá két nhà băng. Từ đó ông đã cảm hứng viết về Jimmy Valentine trong truyện "Hoàn lương" mà tôi dịch (Retrieved Reformation).
Sau khi được phóng thích Porter đổi tên là O.Henry.

1 nhận xét:

Người Đưa Tiễn Trong Tống Biệt Hành Của Thâm Tâm

  Hành là thể thơ thất ngôn tràng thiên nhưng không bị buộc theo niêm luật của thơ Đường luật, do đó bài thơ dưới đây nghe như thơ mới. Tống...