Giáo sư Đặng Ngọc Thiềm
Để tưởng nhớ một ông thầy cũ
đã “khai tâm” cho
tôi môn Hán Văn
ở CVA năm đệ Thất
1959-1960.
(xem Tôi học chữ Hán
tr )
Giáo
sư Đặng Ngọc Thiềm
Thằng Tiến Con ghé tai tôi nói nhỏ:
- Thiềm thừ là con cóc.
Tôi hơi ngạc
nhiên, không hiểu tại sao nó lại có thể “uyên
bác” đến thế, hỏi lại:
- Thiềm thừ là con cóc?
Thằng Tiến gật gù:
- Đúng rồi,
tao mới tra hôm qua. Nhà tao có quyển từ điển Hán Việt.
Phục thằng
này thật, nó bé bằng tôi mà cái gì cũng biết. Nó lại
thì thầm:
- Mày nhìn
xem ông ấy có giống con cóc không?
Nó nói đây
là nói về ông giáo sư Việt Văn đang trên bục
giảng bài, ông Đặng Ngọc Thiềm. Cái tên nghe cũng hay nhưng những
đứa bé 11 tuổi vừa vào đệ Thất chúng tôi thì chắc chẳng ai muốn biết cái tên ông ấy nghĩa là gì, trừ thằng Tiến. Độ này chúng tôi đã hơi quen quen với tính khí của ông Thiềm nên cũng đỡ sợ chứ mấy hôm đầu vừa thấy ông ta bước vào lớp là
đã chết khiếp. Nhìn kỹ,
với cái bụng to và đôi mắt gườm gườm, đứng chống hai tay lên bàn ông quả cũng
giống một con cóc đang chờ mồi thật.
Ngày nhập
trường, ông giám thị đọc danh sách tên chúng tôi theo thứ tự ABC, kiểm tra từng
đứa, rồi chỉ vào chỗ ngồi hết bàn trên thì xuống bàn dưới, mỗi
bàn ba người.
Hôm sau,
giáo sư vừa vào lớp, chúng tôi đứng lên chào. Ông Thiềm lần đầu gặp mặt, đứng chống nạnh, hầm hè nhìn chúng tôi. Ông
không cho ngồi xuống ý chừng muốn ra oai, quát lớn:
- Ai cho các
chú ngồi lộn xộn như thế này?
Gớm, người
đã cao to mà tiếng lại oang oang, đanh thép chúng
tôi đứa nào đứa nấy mặt xanh như tàu lá. Không nghe trả lời ông cao giọng lập lại
câu hỏi. Cả bọn ngơ ngác nhìn nhau, mãi mới có một tên can đảm nhất lắp bắp:
- Thưa thầy
đấy là ... là thầy giám thị xếp đấy ạ!
Mặt ông hơi
dịu xuống nhưng vẫn nghiêm nghị, quát tiếp:
- Các chú ra
ngoài kia xếp hàng.
Chúng tôi vừa
toan bước ra, ông tiếp:
- Mang theo
tất cả sách vở, đồ đạc, không được bỏ sót thứ gì.
Bọn trẻ con
líu ríu thu dọn cặp, xách đồ tế nhuyễn, riêng tư ra ngoài sân. Ông
Thiềm lại quát:
- Các chú xếp hàng một, bé đứng trước, lớn đứng sau, không được chen lấn.
Chúng tôi cố
gắng đứng cho ngay ngắn. Ông thầy chống tay ngang hông đi từ đầu đến cuối, thỉnh thoảng lại nắm một cậu lôi ra, đổi chỗ cho người
khác. Một lúc sau, cả lớp chúng tôi thành một hàng từ thấp lên cao không lẫn lộn,
ông nghé mắt ngắm đi ngắmlại, bấy giờ mới thôi. Ngừng lại một giây như chừng đắc
ý với đội quân tí hon đã chịu phép, ông cầm danh sách lớp học, hỏi tên từng đứa,
đánh số cẩn thận vào bên cạnh rồi cho vào theo thứ tựmới. Thế là tôi ngồi cạnh thằng Tiến con và thằng
Chí là ba đứa bé nhất lớp ngay bàn đầu. Mấy tuần sau Chí đổi sang Trần Lục, lên
thay chỗ là thằng Long (Tiều). Sau khi đã yên vị đủ 55 đứa trẻ,
ông giáo bước lên bục nhìn xuống một vòng hỏi:
- Chú nào mắt
kém, tai kém thì đứng lên.
Một đứa đeo
kính rụt rè đứng dậy, giọng khàn khàn:
- Thưa thầy
con bị cận thị!
Ông ra lệnh
lên bàn đầu ngồi, đuổi thằng ngồi trên xuống. Xếp lớp xong,
ông chỉ một đứa tương đối lớn và chững chạc, ăn mặc tươm tất quyết định:
- Chú này
làm trưởng lớp, vẽ một bản đồ lớp đề tên từng
người nộp cho tôi.
Năm đầu
tiên, không biết vì thiếu giáo sư hay sao mà lớp Thất A (ban Anh Văn sinh ngữ chính) chúng
tôi học ông Thiềm đến năm sáu
môn. Việt Văn mỗi tuần 4 tiếng, có thêm môn phụ là Hán Văn, mỗi
tuần một tiếng. Công Dân, lúc đầu có cụ Can,
sau cụđổi đi nơi khác, ông Thiềm dạy luôn, thêm Sử Địa nên cả thảy
đến gần chục giờ mỗi tuần, ngày nào
cũng gặp ông.
Ông Thiềm cao to, bụng bự có thể gọi là phương phi, mặt tròn, tóc chải lật
về sau, râu quai nón tuy cạo nhẵn nhụi
nhưng vẫn còn vết xanh mờ mờ. Ông luôn luôn ăn mặc chỉnh
tề, thắt cà vạt hẳn hòi nên dễ có uy
với đám học sinh bé bỏng. Ấy đừng tưởng ông mập mạp, phục phịch mà lầm. Khi cần
ông nhanh như con cắt. Chính mắt tôi thấy năm đệ Ngũ, một đứa trẻ đứng ngoài
sân chọc ghẹo gì ông không biết mà từ phòng giáo sư ông phóng ra
thoắt một cái đã nắm cổ thằng bé đang chạy thục mạng, xáng cho mấy bạt tai sau
đó lôi vào giao cho giám thị.
Trong khi
các giáo sư khác thường thường đi xe gắn máy, ông nào sang lắm thì đi Lambretta,
Vespa, ông Thiềm đi xe hơi màu trắng ngà mang biển
số NBS-555 mà có đứa phiên dịch thành Nhà Bảo Sanh ba số Năm. Ông Thiềm có máu sa đích – thích hành hạ trẻ con và dường như mỗi lần
“giáo dục” một đứa trẻ, ông chì chiết, nhiếc móc rất lấy làm thích thú. Mỗi khi chúng tôi bị gọi lên trả bài
thì đứa nào cũng run lẩy bẩy. Không hiếm những đứa
bị ông lôi ra hành hạ vì những cớ thật nhỏ nhoi, phần nhiều không liên quan gì đến việc học của
thằng bé. Thằng Khải bị ông bật đến sưng cả
tay chỉ vì trót dại đeo mấy sợi dây cao su sau giờ chơi chưa kịp tháo ra. Thằng
Hiệp bị ông cốc lên đầu bốn năm cái đau đến tái người
chỉ vì đội một chiếc mũ casque cũ - loại nón cối của mấy
chàng bộ đội - mà ông cho rằng bắt chước Tây đồn điền, hẳn là còn luyến tiếc thời kỳ thực
dân bóc lột. Mỗi lần gọi đọc bài, ông theo một thứ tự nhất định cách nhau 5 hay
10 tên chẳng hạn 1, 6, 11, 16 ... hay 2, 12, 22 ... Chính vì thế chúng tôi lâu dần cũng đoán được ngày hôm đó những đứa nào sẽ phải
lên “đoạn đầu đài”. Thỉnh thoảng ông
lại làm một màn xét ngăn kéo và không ít những đứa bị phạt hay bị trừ điểm vì
giấu trong đó một bộ truyện Tàu hay một tờ báo thiếu nhi. Thằng Học có một bộ Kích Tôn Sơn Bá Tước (dịch từ Le Comte
de Monte Cristo của Alexandre Dumas) - mà thuở đó người ta in thành từng tập mỏng
- đem vô cho bạn bè mượn bị ông tịch thu mất mấy tập phải năn nỉ mãi ông mới trả
lại sau khigiảng cho nó một bài moral kèm thêm mấy cái véo tai đau điếng.
Thế nhưng phương pháp dạy học của ông cũng có nhiều điểm đặc biệt. Ông bắt chúng tôi lột hết những bìa bao bên ngoài sách vở - mà thông thường chúng tôi dùng
báo ThếGiới Tự Do tháo ra cho đỡ tốn tiền - lấy cớ là sẽ không tập trung nghe giảng bài mà lại xem hình ngoài
tập sách. Mỗi môn học ông bắt dùng một loại giấy bóng màu riêng cho dễ phân biệt,
mỗi cuốn phải có nhãn dán bên ngoài chứ không được để trần. Hàng tuần chúng tôi
phải mặc quần short trắng ngày thứ hai và quần short xanh những ngày còn lại.
Phương pháp tổchức của ông Thiềm do đó tạo cho lớp học một vẻ đồng
nhất của một đạo quân tí hon, khô ai ngoại lệ.
Nguyễn Duy Chính
Tác phẩm
Sinh năm 1948 tại Sơn Tây. Hiện sinh sống tại Santa Ana, California
Tác phẩm
Việt Thanh chiến dịch, Thanh Việt nghị hoà
Giả vương nhập cận, Đại Việt quốc thư (dịch thuật)
Xem Thêm :
Nguyễn Duy Chính với loạt sách về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa