Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

CHỮ QUỐC NGỮ 🌺 CỦA NGƯỜI VIỆT 🌼 NGÀY NAY ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ MỘT TRONG 23 NGÔN NGỮ CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI 🌸

Đó là điều mà hàng trăm dân tộc khác có nằm mơ cũng chưa thấy. Nên nhớ trước đây người Nhật đã có ý định La tinh hóa tiếng Nhật nhưng đã sớm từ bỏ ý định này và nhất là Mao Trạch Đông đã thất bại thảm hại với tư tưởng bành trướng chữ Hán và tiếng Hán của mình bằng các ký âm La tinh.
Tất cả mọi âm mưu phủ nhận chữ quốc ngữ dưới mọi chiêu bài chính là phản quốc, chống lại dân tộc.
Hiện nay trên thế giới người ta thống kê có ít nhất 7.102 ngôn ngữ được biết đến, trong đó có 23 ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ của cộng đồng có hơn 50 triệu người dùng. Có 4,1 tỉ người dùng 23 ngôn ngữ này. Tiếng Việt Nam may mắn là một trong số đó. Trên bản đồ, mỗi ngôn ngữ được đặt trong các đường viền đen và được ghi chú số lượng người bản ngữ (tính bằng triệu) theo quốc gia. Màu sắc của các quốc gia này cho thấy ngôn ngữ đã bén rễ như thế nào ở nhiều khu vực khác nhau.
Là người Việt chúng ta nên biết ơn những người đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ để ngày nay tiếng Việt còn hiện diện trên bản đồ thế giới, không như người Quảng Đông (người Mân Việt) với hơn 62,2 triệu người mà phải sử dụng chữ Hán và bị đồng hóa.
VUA THÀNH THÁI ĐI ĐẦU TRONG CẢI CÁCH GIÁO DỤC BẰNG VIỆC BAN HÀNH SẮC LỆNH KHUYẾN KHÍCH HỌC CHỮ QUỐC NGỮ

🌷/ Vua Thành Thái, 1879-1954, tên khai sanh là Nguyễn Phước Bửu Lân 阮福寶嶙. Nhân đây, lại phải nhắc: 福 có hai cách đọc Phước / Phúc, 寶 có hai cách đọc Bửu / Bảo. Hãy tôn trọng, đừng giở trò kệch cỡm, bất lịch sự là sửa tên cha sanh mẹ đẻ của người ta thành "Phúc"..., rồi tuyên truyền cho các thế hệ sau nhiễm cái thói tùy tiện sửa tên!
Chính vua Thành Thái của Nhà Nguyễn là người ĐI ĐẦU trong công cuộc cải cách giáo dục, khuyến khích học CHỮ QUỐC NGỮ!
Đó là nhận định được rút ra từ khảo luận ""Emperor Thành Thái's Educational Revolution" của sử gia Liam Kelley (công bố năm 2006). Theo đó, trong tàng thư lưu trữ của Đại Nam Hội Điển Sử Lệ Tục Biên cho thấy: VÀO NĂM 1906, HOÀNG ĐẾ THÀNH THÁI ĐÃ SỚM BAN HÀNH MỘT SẮC LỆNH LÀ KHUYẾN KHÍCH GIẢNG DẠY "NAM ÂM" (CHỮ QUỐC NGỮ)!
Sắc lệnh này vô cùng quan trọng, vì khi nhà vua ra lệnh sử dụng chữ Quốc ngữ là nhà vua đã công khai ý định muốn thấy tầng lớp quan lại và sĩ phu PHẢI THOÁI KHỎI HÁN HÓA trong giáo dục, văn hóa, và nhứt là tư tưởng!
Sắc lệnh của vua Thành Thái cho dạy Quốc ngữ chính là văn bản ủng hộ Phong Trào Duy Tân (1906) và Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) thúc đẩy việc theo tân học và dùng chữ Quốc ngữ.
🌷🌷/ Vua Thành Thái là người đạo Công giáo? Không phải. Nhà vua theo đạo Phật.
Vua Thành Thái theo Pháp? Không phải, mà ngược lại là đàng khác. Vua Thành Thái là nhà vua yêu nước, chống Pháp, năm 1907 bị Pháp ép thoái vị, bị quản thúc đến năm 1916 thì bị đày sang đảo Réunion.
🌷🌷🌷/ Cần phải nhắc lại rằng: Chữ Quốc ngữ được thành hình từ những thập niên đầu thế kỷ 17, là do nhu cầu trong "nhà Đạo" (rao giảng việc thờ phượng Chúa Jesus), với mục đích khiêm tốn là phổ biến trong các giáo xứ mà thôi. Bên ngoài xã hội Việt Nam thì vẫn là chữ Hán, chữ Nôm.
Chính giới trí thức, đặc biệt là hoàng đế Thành Thái nhận ra GIÁ TRỊ của CHỮ QUỐC NGỮ (chứa được "Nam âm"), nên đã mượn lấy bộ chữ này - lưu hành trong "nhà Đạo" - để phổ biến rộng rãi cho các tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Chữ Hán không chứa được "Nam âm" (tiếng nói của người nước Nam, âm thuần Việt), thành thử vua Thành Thái đẩy mạnh việc thoát khỏi ảnh hưởng của chữ Hán là vì vậy.
Chữ Nôm chứa được "Nam âm", nhưng quá khó để học (tỉ lệ mù chữ Nôm, thời xưa, chiếm gần đến 95%).
🌷🌷🌷🌷/ Trên nước Nam yêu dấu của tất cả chúng ta, giờ đây, bỗng dưng nảy nòi lũ bội tình với chữ Quốc ngữ.
Lũ bội tình hè nhau mắc bịnh mất trí nhớ nên quên béng rằng chính HOÀNG ĐẾ THÀNH THÁI, một nhà vua yêu nước và là người theo đạo Phật, đã thúc đẩy việc giảng dạy CHỮ QUỐC NGỮ (là bộ chữ do các vị giáo sĩ đạo Công giáo sáng tạo nên).
BÙI QUANG TRỊ


 

1 nhận xét:

NHỚ MỘT NGƯỜI - Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Ảnh của Đào Anh Dũng NHỚ MỘT NGƯỜI Ta có mối tình mãi khắc sâu Bóng hình người ấy, mối duyên đầu Có khi thương mến khôn tìm được Lắm lúc u h...