Cùng
quý thân hữu, xin ra mắt bài hát mới TÔI ĐÃ LỠ. Thưa quý thân hữu,
tưởng gì chứ lỡ thì mình đã lỡ nhiều lắm rồi, và điều lỡ lớn nhất là
lỡ...làm người. Vì thế cụ Nguyễn Công Trứ từng nói:
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Con xin lỗi cụ, thông bây giờ mà mọc chỗ đắc địa thì cũng như...người không có thế lực vậy cụ ơi.
Dù sao, lỡ làm người nhưng mình cố gắng sống cho ra hồn thì biết đâu kiếp sau khỏi phải...làm người nữa chăng.
Từ Nguyên
Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024
MẮT NHÒA QUÊ MẸ - Nhạc và Lời : Từ Nguyên,Tiếng Hát Diêu Thương và Bài Mới Sáng Tác:TÔI ĐÃ LỠ
CẦM TINH - Văn Thênh
😛😛😛😛😛😛
Xem bài thơ nầy thấy NSMA năm nayy cũng 67 .......?
Mời Xem :
2./Bến sông trăng - Thầy Võ Văn Thênh | Lễ kỷ niệm 63 năm ngày Điện ảnh VN |
Văn Thênh từng là GV tại trường DH.Sân Khấu ĐA-Saigon
Phan: LIÊN TƯỞNG THÁNG NĂM (T.Vấn và Bạn Hửu )
Hồi nhỏ có học nhưng chỉ nhớ loáng thoáng về thí nghiệm Pavlov. Thay vì cứ tới giờ ăn thì cho chó ăn, nhưng trước khi cho ăn, ông lắc chuông leng keng cho con chó của ông nghe rồi mới cho ăn. Kết quả thu được sau một thời gian là nghe tiếng chuông lắc leng keng, dịch vị trong bao tử con chó tiết ra để sẵn sàng tiêu hoá thức ăn. Tôi cũng nhớ từng đọc báo, con người sau khi ăn tám phút thì dịch vị trong bao tử tiết ra để tiêu hoá thức ăn. Nhớ hồi nhỏ ngồi ghế nhà trường hơi khó hiểu về thí nghiệm Pavlov, lớn hơn chút biết đọc báo thêm khó hiểu người ta ăn vào, tám phút sau dịch vị trong bao tử mới tiết ra để tiêu hoá thức ăn. Sao con chó chưa ăn thì bao tử đã tiết ra dịch vị khi nghe tiếng chuông leng keng chứ không phải sau khi ăn tám phút như con người. Thầy cô giải thích đó là hiện tượng tâm lý. Con chó nghe tiếng chuông leng keng thì biết sắp được ăn nên dịch vị tiết ra trong bao tử để sẵn sàng tiêu hoá thức ăn. Tôi tự suy ra con người không ngu như chó vì chắc ăn là đã được ăn thì bao tử mới tiết ra dịch vị sau tám phút bởi cõi người với nhau lắc chuông thì cứ lắc nhưng chưa chắc cho ăn, tiết ra dịch vị trước khi ăn như chó thì đau bao tử có ngày với một bao tử toàn hoá chất vì thức ăn chỉ là bánh vẽ.
Tâm lý là gì trong cái hộp sọ trẻ con chỉ biết bắt dế, thả diều, tắm sông, đá banh, được đạp xe đi học sẽ thích hơn cha đưa mẹ đón. Nhưng đời người chết đi sống lại cũng thường thôi mới biết tháng năm về, trường liên tưởng hay nghĩ tới thí nghiệm Pavlov học hồi nhỏ. Ở Mỹ và riêng tôi không quan tâm tới cuốn lịch trên tường vì ngày nào mở mắt ra cũng đi cày như mọi ngày, đêm nào về cũng thoáng nhớ quê xưa trước khi chìm vào giấc ngủ với những đời thường tới không ngờ, đơn giản tới trong mơ với mớ rau dền cơm mọc dại lẫn trong cỏ, trái mướp nhà bên vượt rào trái phép mang thông điệp tặng nhau tô canh ăn chiều. Thấm thía tiền nhân dạy, “của cho không bằng cách cho”. Tôi quý người cho nên chưa bán nhà, càng quý khi đi ngủ thấy nhẹ bụng hơn ăn cơm đường cháo chợ, ngon ngọt lời mời chứ đêm về lạnh bụng mình ên.
Lòng biết ơn hàng xóm làm cho ký ức xa xưa hiện về mùi hương canh rau dền, mồng tơi, mướp hương nấu với cua đồng; hôm chỉ bắt được mớ còng về giã nấu canh rau mướp cũng ăn quên thôi bởi vị ngọt của nước canh trong veo như nước mưa, hương vị rau mướp và sự ngọt béo của của miếng gạch cua thì hết đời không quên nên thèm nhỏ dãi đi vào giấc ngủ bởi chẳng có hương vị thực phẩm nào ngọt, mềm, và thơm như pho mai đồng ở quê nhà. Tại sao là quê nhà mà không phải quê tôi vì quê tôi nhà ai cũng có thể ăn món dân dã ấy, người quê thì tự ra đồng bắt về ăn, người thị thành nghèo nhất thành thị cũng có tiền mua món dân dã ấy vì rẻ lắm. Chính vì rẻ mà ngon nên chịu thèm chứ có tiền mua tiên thì cũng không mua được miếng gạch cua đồng trong tô canh rau mướp ở Mỹ. Trường liên tưởng ta bà tới câu cà khịa ngoài quán cà phê, “được voi đòi Hai Bà Trưng”. Được ăn canh rau dền hoang với mướp vượt rào ở Mỹ đã là diễm phúc thì mơ hàng xóm nấu cho ăn luôn chăng? Nhưng ký ức tháng năm vào hè với miếng gạch cua trong tô canh bún bỏ bạn rau mướp bếp mẹ đi theo hàng gánh. Trưa hè trốn ngủ đi thọc ổ kiến câu cá rô, cá sặc. Bỗng tiếng rao dì Mười canh bún theo gió văng vẳng xóm làng yên giấc ngủ trưa, “canh bún đây… canh bún cua đồng… đây.” Nghe thôi là nước bọt tứa ra trong miệng như con chó của ông Pavlov nghe tiếng chuông leng keng vì vị nước lèo canh bún ăn một lần là nhớ mãi như tiếng chuông gọi hồn ai của con chó tội nghiệp bị làm thí nghiệm. Dì Mười không phải nhà khoa học, nhà tâm lý học nhưng đã làm thí nghiệm với tôi bằng tiếng rao trưa hè của dì.
Nhưng con người bị hoàn cảnh phải bỏ nước ra đi thì hương vị quê nhà như mùi nước lèo canh bún màu cam cam, trong trong; chan lên tô bún hơi to sợi như bún ăn bún bò huế, dì Mười gắp cho một gắp rau nhút lợp lên mặt tô bún bốc khói, khói thở hương bay thơm lừng mùi cua đồng, miếng gạch cua hấp dẫn hơn bất cứ thứ gì trên đời. Thứ chết người, chết đi sống lại vẫn muốn ăn là một chút mắm tôm, chút ớt xay dì múc lên tô bún như thứ cho thêm, mà cái gì cho thêm cũng ngon bởi không phải trả tiền. Thôi, đêm đã cạn mà sao thèm chưa dứt. Rau nhút đầy đồng sao không ăn mà ăn tô canh bún thì trước sau cũng xin thêm gắp rau bởi nó giòn ngọt hơn trong tô canh bún thì phải. Gắp những sợi bún nóng nên vừa thổi vừa ăn, gắp chút rau càng nhai càng khoái khẩu, húp nước lèo ngọt cua đồng là trúng kế gây nghiện của mắm tôm, vị cay cay của ớt xay làm ngây ngất linh hồn; ăn vã mồ hôi mờ mắt nhưng vẫn chừa miếng gạch khêu gợi, hấp dẫn tới khó cưỡng vì ăn canh bún cũng phải có bản lãnh là chừa lại miếng gạch tới cuối cùng. Tô bún hết nóng rồi nên đặt miếng gạch vào lưỡi, ép nó lên nóc họng là trời xập cũng cam lòng không né để tận hưởng hương quê. Hồi nóc họng chê lưỡi gạt xuống vì còn gì đâu mà úm hoài thì húp hết nước lèo một hơi là biểu hiện lòng biết ơn trời đất ban tặng, ơn dì Mười bán gánh mưu sinh là chuyện nhỏ, chuyện lớn dì làm được cho con cháu trong xóm làng là đi xa tới đâu cũng không quên nơi chốn quê nhà.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, nằm nhớ hôm nào rủnh rỉnh tiền thưởng nhờ có giấy khen trong lớp như chó ngáp phải ruồi, hay từ bi bất ngờ trong lòng mẹ hiền sau trận đòn đánh thằng con quá tay. Thôi cho nó chút tiền ăn vặt coi như đền bù… Thì canh bún thường quá! Chơi với dì Năm bún riêu một tô cho đã đời vì đậu hũ chiên ngon hơn trong chùa khi nó nằm trong tô bún riêu. Cái ngon chỉ một miếng đậu hũ hình tam giác trong tô bún riêu làm cho nó ngon hơn ăn no thì thôi ngoài chùa; ngon tiếp ngon hơn đậu hũ chấm nước tương ngoài chùa vì miếng đậu trong tô bún riêu thấm nước lèo cua nên ngọt quyến rũ, cắn vào cái phập thì nó tứa ra tinh túy đậu nành béo ngậy và ngọt thơm mùi cua thành hỗn hợp mê li. Tới miếng da heo trong món thịt kho trứng ở nhà thì lè bỏ vì ngán chết người ăn, nhưng miếng da heo trong tô bún riêu thì chớ có lơ là, đứa khác nó gắp mất là tức chết luôn vì đâu có miếng thứ hai. Đến miếng huyết luộc tuy cũng chỉ một thì có gì ngon mà trân qúy, giữ gìn? Thì cứ ăn thử huyết xào giá hẹ sẽ biết món ngon dân dã, ăn thử miếng huyết trong tô bún riêu sẽ thử lại vì ngon. Đến trái cà chua chỉ thua cà chớn là đứa không ăn cà chua, “con không ăn cà chua, dì đừng múc cho con cà chua nha dì Năm…” Cà chớn thì làm sao biết trái cà chua chưa bao giờ hài lòng hơn được góp mặt trong tô bún riêu, nhưng nó là trái cây lành tính nên không trách đứa cà chớn húp nước cà chua vô tư, nước lèo bún riêu mà không nhiều cà thì hỏng bét. Và trên hết của món rau ăn bún riêu là tình bắc duyên nam khi rau muống bào trộn chung với giá sống. Đâu ai nói chồng bắc vợ nam thì không thương nhau, nhưng không có sự kết hợp nghịch vùng miền nào trọn vẹn hơn rau muống ăn chung với giá sống trong món bún riêu thành món rau nam bắc một nhà là dấu ấn của món ăn dân dã suốt đời không quên, là còn chưa kể đến chút mắm tôm xứ bắc hoà quyện với nước me đặc sản trong nam thành hương vị đặc biệt của món bún riêu khi vị chua thanh nhẹ của me át đi mùi thum thủm của mắm tôm thành huyền thoại. Lại còn rau kinh giới là linh hồn của món gỏi cá sống ngoài bắc, nhưng nó hợp với bún riêu trong nam tới khó tả; rau kinh giới có vị cay nồng để át đi mùi tanh trong gỏi cá sống thì nó át đi mùi tanh của giá sống trong tô bún riêu, như đa số người bắc không ăn được giá sống và rau dấp cá trong nam bởi không quen với vị tanh của giá sống và rau dấp cá, nhưng ăn kèm với rau kinh giới lại đề huề như người nam ít ai ăn rau kinh giới nhưng ăn bún riêu thì xin thêm…
…Tháng năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Tôi không xem lịch vì như nói ở trên, đời sống nơi đây thức dậy đi làm. Hết năm là lễ tết của ai – chúc mừng người đó. Với tôi hết năm là đóng thuế nhà trào bảng họng, còn chưa phục hồi nguyên khí trương mục nhà băng thì mười lăm tháng tư đã đến – hạn chót đóng thuế thu nhập cũng từ chết tới bị thương; còn đang ngáp ngáp thì ông bảo hiểm nhà, xe đã gởi thơ đáo hạn tới rồi… cộng ba thứ ra tiền lớn ấy lại với nhau thì thu nhập nguyên năm không đủ đóng nên còn sống mới là khó hiểu vì sao vẫn còn nhà để ở, việc làm và xe để đi làm, đi câu như một phép màu. Tháng năm chưa nằm đã sáng vì ngày dài đêm ngắn theo độ nghiêng trái đất so với mặt trời là chuyện ai không biết! Nhưng tháng năm chuyển tiết xuân sang hạ nên cơ thể con người chưa thích nghi kịp với tự nhiên nên khó ngủ, cứ tin vậy đi để có riêng tư về tháng năm vào hè -đồng nghĩa với chia tay, giã từ… Cuộc đời bước sang một chương mới, bước ngoặt trưởng thành nên khó ai quên thời đẹp nhất trong đời để thời trách trời trách đất cũng như mưa gió tới nhanh thôi, mớ tóc xanh rậm đầu mới đó đã le hoe tóc bạc, nằm trách trời sinh voi sinh cỏ đủ rồi, nhưng trời sinh sự làm chi cho khổ con người, sao trời sinh tôi ra với canh cua đồng nấu rau mướp, tô canh bún, tô bún riêu thật ngon rồi đày tôi đến nơi toàn hamburger với taco, burrito… ngán chết tôi luôn.
Nhưng người ta ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn, sống để tạ ơn đời đã cho thưởng thức món ngon từ khi còn nhỏ để nhớ mãi quê nhà. Sống để tạ ơn trời cho đi xa để kích hoạt giác quan thứ sáu khi tháng năm về với không gian lá mới, con chim bỏ bạn ham vui suốt mùa lạnh nơi đâu đã trở lại vườn sau, cất tiếng hót như lời xin lỗi một hai hôm là đổi giọng như hỏi như hờn… “gạo đâu, cơm nguội đâu, bánh mì cũ đâu… sao không ném ra vườn? Lạm phát thì nhịn xài chứ nhịn đói được sao…?”
Ôi tháng năm đã về, thí nghiệm Pavlov với cái bao tử hồi nhỏ học trường làng có gì đâu không hiểu mà không hiểu? Nhưng không hiểu vẫn là không hiểu khi tháng năm về không giống tháng nào khác trong năm, tháng năm năm nay cũng không giống tháng năm năm ngoái là hiểu sơ sơ… tiếng chuông báo giờ ăn cho con chó như tháng năm báo hè về, ký ức thường sống lại những thân thương ngày cũ, ân oán qua vai thoáng hết đời người. Tâm lý nhớ cố hương kích hoạt người ta buông bỏ…
Phan
Thứ Năm, 30 tháng 5, 2024
LẮM CHIÊU, PHẨU THUẬT, TRÁI NGƯỢC - Ngô Kế Đang (T.5/24 - 2)
Mời Xem :
CHỜ MƯA CÒN CHÚT GÌ CHO ĐỜI ?, CHO VỪA - Thơ Ngô Kế Đang ( T. 5./ 24- 1
Góc Đường Thi : ĐỘ TANG CÀN: Giả Đảo (Đỗ Chiêu Đức Diển Giãi )
Góc Đường Thi :
Người đầu tiên được cấy ghép chip não ra sao sau 100 ngày?
Sau khi được cấy ghép chip điều khiển máy tính bằng suy nghĩ, Noland Arbaugh đã có thể duyệt web, chơi game và giao tiếp online với bạn bè.
Trong xã hội kỹ thuật số ngày nay, phần lớn công việc, hoạt động giải trí và đời sống xã hội của chúng ta phụ thuộc vào việc sử dụng máy tính và thiết bị thông minh.
Tuy nhiên, những người bị liệt tứ chi thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào thế giới kỹ thuật số, dẫn đến giảm khả năng tự lập và bị cô lập.
Nghiên cứu PRIME (Precise Robotically Implanted Brain-Computer Interface) - một thử nghiệm thiết bị y tế cho giao diện não-máy tính không dây (BCI) do công ty Neuralink của Elon Musk tài trợ - đã ghi nhận hoạt động ban đầu của BCI khi người được cấy ghép chip điều khiển các thiết bị bên ngoài bằng suy nghĩ của họ.
Noland Arbaugh, người đầu tiên tham gia Nghiên cứu PRIME đã được cấy thiết bị của Neuralink, gọi là Link vào tháng Giêng năm nay. Theo thông báo của Noland, ca phẫu thuật rất đơn giản và anh ta đã được xuất viện vào ngày hôm sau mà không bị suy giảm nhận thức.
Noland sinh năm 1995, là một sinh viên và vận động viên tại Đại học Texas A&M. Năm 2016, khi đang làm cố vấn trại hè, Arbaugh gặp tai nạn bơi lội và bị chấn thương tủy sống nghiêm trọng dẫn đến liệt tứ chi, liệt từ vai trở xuống
Từ khi cấy ghép Link, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục giám sát hiệu suất của thiết bị từ xa. Họ muốn đánh giá lợi ích mà nó mang lại thông qua ghi nhận thời gian sử dụng độc lập cũng như ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống.
Trải nghiệm của người tham gia đầu tiên
Trước khi có Link, Noland thường dùng một bút cảm ứng dạng thanh ngậm (một thiết bị hỗ trợ người khuyết tật điều khiển máy tính bằng miệng) do người chăm sóc của anh đặt vào miệng. Chiếc gậy miệng này chỉ có thể sử dụng ở tư thế ngồi thẳng để điều khiển máy tính bảng. Sử dụng chúng trong thời gian dài có thể gây khó chịu, mỏi cơ và bị loét do tì đè.
Noland chia sẻ: “Điều thoải mái nhất là tôi có thể nằm trên giường và sử dụng [Link]. Bất kỳ công nghệ hỗ trợ nào khác đều cần có người giúp đỡ hoặc bắt buộc tôi phải ngồi dậy. Ngồi nhiều gây căng thẳng cho tinh thần và cơ thể, khiến tôi bị loét hoặc co cứng cơ. [Link] cho phép tôi tự do sinh hoạt theo cách riêng của mình, không cần ai phải điều chỉnh tư thế cho tôi, v.v. trong suốt cả ngày.”
Noland sử dụng Link để chơi game Slay the Spire. Nguồn: Neuralink
Trong những tuần đầu sau phẫu thuật, Noland đã sử dụng Link để điều khiển máy tính xách tay của mình. Anh chơi game trực tuyến với bạn bè (Cờ vua, Civilization VI), lướt web, phát livestream và sử dụng các ứng dụng khác trên MacBook, tất cả đều bằng cách điều khiển con trỏ bằng tâm trí. Anh thậm chí còn dùng Link để chơi Mario Kart trên máy Nintendo Switch - điều mà anh đã không thể làm kể từ khi bị chấn thương tủy sống cách đây 8 năm.
"Link giúp tôi kết nối lại với thế giới, bạn bè và gia đình. Nó cho tôi khả năng tự làm mọi thứ mà không cần sự hỗ trợ liên tục của gia đình," Noland cho biết.
Sử dụng BCI
Vào các ngày trong tuần, Noland tham gia vào các buổi nghiên cứu kéo dài tối đa 8 giờ mỗi ngày. Vào cuối tuần, thời gian sử dụng cho mục đích cá nhân và giải trí của anh có thể vượt quá 10 giờ mỗi ngày. Gần đây, anh đã sử dụng thiết bị 69 giờ một tuần, bao gồm 35 giờ cho các phiên nghiên cứu và 34 giờ cho việc sử dụng riêng.
Noland nói: "Tháng trước, tôi nghĩ rằng gậy miệng tốt hơn nhiều so với BCI. Tuy nhiên, khi so sánh, tôi nhận thấy BCI cũng tốt ngang hoặc thậm chí còn tốt hơn và nó vẫn đang được cải tiến. Tôi có thể chơi trò chơi hơn hẳn trước kia. Với tư cách là một người liệt tứ chi, tôi đánh bại bạn bè trong những trò chơi mà đáng lẽ ra tôi không thể thắng họ."
Việc tham gia của Noland vào các buổi nghiên cứu cho phép nhóm nghiên cứu đánh giá hiệu suất của Link. Họ dùng thước đo tiêu chuẩn về tốc độ và độ chính xác khi điều khiển con trỏ là bit trên giây (BPS) trên một ô lưới. Giá trị BPS cao hơn cho thấy khả năng điều khiển con trỏ tốt hơn.
Trong buổi nghiên cứu đầu tiên, Noland đã lập kỷ lục thế giới mới về điều khiển con trỏ BCI ở con người với 4,6 BPS. Sau đó, anh đạt được gần 8,0 BPS và hiện đang cố gắng vượt qua điểm số của các kỹ sư Neuralink khi họ sử dụng chuột (khoảng 10 BPS).
Link có thể phân biệt cú nhấp chuột trái hoặc phải. Nó cho phép điều khiển con trỏ đủ chính xác để chọn các mục tiêu có kích thước tương tự như các biểu tượng và nút nhỏ nhất trên màn hình máy tính xách tay.
Khả năng chọn các mục tiêu nhỏ bằng nhiều cách nhấp chuột cho phép Noland dùng các ứng dụng và chơi game trên máy tính xách tay, điều mà trước đây anh không thể làm được với gậy miệng.
Kiểm tra tốc độ nhấp chuột của BCI trên ô lưới. Nguồn: Neuralink
Trong những tuần sau phẫu thuật, một số sợi dây điện đã được rút ra khỏi não, dẫn đến việc giảm số lượng điện cực hoạt động. Điều này khiến tốc độ BPS giảm xuống. Để đáp ứng sự thay đổi này, các nhà nghiên cứu đã cải tiến thuật toán ghi tín hiệu để chúng trở nên nhạy hơn với các hoạt động thần kinh, nâng cao các kỹ thuật chuyển đổi tín hiệu thành chuyển động con trỏ và tối ưu hóa giao diện người dùng. Những tinh chỉnh này mang lại sự cải thiện về tốc độ nhấp chuột của Noland.
Hiện nay, Neuralink tập trung vào việc nâng cao hiệu suất điều khiển con trỏ lên ngang tầm với những người khỏe mạnh và mở rộng chức năng để bao gồm cả khả năng nhập văn bản.
Trong tương lai, họ dự định mở rộng chức năng của Link ra thế giới thực, cho phép điều khiển cánh tay robot, xe lăn và các công nghệ khác nhằm giúp tăng cường tính tự chủ cho những người sống với liệt tứ chi.
Nguồn:
Dư luận Mỹ về cấy chip máy tính vào não
Năm 2021, Pew đã thực hiện một khảo sát từ ngày 1-7/11/2021 để xem những người trưởng thành ở Mỹ ủng hộ hoặc phản đối việc cấy ghép chip máy tính vào não cho từng mục đích khác nhau như thế nào.
Kết quả cho thấy, đa số ủng hộ việc cấy ghép chip để tăng cường vận động cho những người bị liệt (gần 80%) và cho những người bị suy giảm chức năng thần kinh liên quan đến tuổi tác (gần 65%)
Có khá nhiều người phản đối việc cấy ghép chip cho những mục đích đơn giản như lên Internet bằng suy nghĩ (trên 40%) hoặc để đọc suy nghĩ (trên 32%)
(Theo Báo Khoa Hoc Và Phát Triển )
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024
HẠ BUỒN SANG : Thơ Hồ Nguyễn Và 14 Bài Họa Của Các Thi Hửu
HẠ BUỒN SANG
Nhâm nhi trà uống một mình ta,
Nắng hạ bao vây nóng khắp nhà.
Chậu cúc trước thềm nhe nụ nhú,
Vườn đào sau cửa nở môi ra.
Gốc tre ôm lá vàng bung tủa,
Mương ruộng nước tuôn cuốn mượt mà.
Tiếng réo ve gần xa gọi bạn,
Nhâm nhi trà uống một mình ta.
*
Hạ đến kia rồi ha há ha!
HỒ NGUYỄN (24-5-2024)
Các Bài Họa :
1./CÔ ĐƠN
Vào ra chỉ một bóng hình ta
Lê bước loanh quanh khắp cả nhà
Ngồi trước mâm cơm nào muốn gắp
Đứng bên ngạch cửa chẳng buồn ra
Nắng mưa ngoài ngõ không tha thiết
Sáng tối trong hiên chả mặn mà
Ngày tháng cô đơn buồn lặng lẽ
Vào ra chỉ một bóng hình ta.
Sông Thu
( 25/05/2024 )
2./ QUÊ MƯA LŨ
Lang bạt, phiêu bồng mấy bạn ta
Tha phương, biền biệt bỏ quê nhà
Nguồn trôi e đã tràn sông nổi
Mưa lụt còn đang ngập lũ ra
Đồng úng nước bùn thương đất quá
Ruộng hong sương muối kêu trời mà
Từ đi không hẹn ngày quay lại
Lang bạt, phiêu bồng mấy bạn ta...
Utah 25 - 5 - 2024 CAO MỴ NHÂN
3./ HẠ BUỒN
Phượng khoe rực rỡ nhớ kia nhà
Trường xưa họp mặt khi vào lớp
Bạn cũ chia tay lúc bước ra…
Tiếng trống thúc thôi luôn hiện đó
Lời em nhe nhắn vẫn đây mà
Thế nên nhắc tới liền thương cảm,
Hạ đến gây thêm nhức nhối ta!
Thái Huy 5/26/24
4./HẠ NHỚ…
Lão nay đành chịu nhốt trong nhà
Ngoài hiền lúc khỏe thò chân nhún
Trước cửa khi buồn ló mặt ra
Đợi hóng nhân tình, lo nhớ quẩn
Chờ nghe thế sự, sợ quên mà
Bao đồng thói cũ thầm xao xuyến
Đối bóng từng ngày lủi thủi ta.
Lý Đức Quỳnh
Nỗi buồn chia xẻ với cùng ta,
Chống gậy lanh quanh khắp góc nhà.
Lẩm bẩm một mình tai khó rõ,
Suốt ngày đau nhức cứ nhoi ra.
Trẻ thời vui vẻ nhiều người đến,
Bóng xế ngả nghiêng già biết mà.
Khép lại thôi rồi đều vẫn nhớ,
Nỗi buồn chia xẻ với cùng ta!..
Yên Hà (27/5/2024)
HỌA 7: CỤ CŨNG NGHỈ HÈ…
(Học Trò Nghỉ Hè, Tất Nhiên)
Hè sang nghỉ học trẻ quanh ta,
Nhảy nhót cười vui rộn cửa nhà.
Máy lạnh điều hòa không khí mát,
Trời oi bức nực quạt tay ra.
Đồng khô ruộng rẫy cây còi héo,
Cỏ cháy bờ sông nước cạn mà.
Điệp khúc ve sầu đang tấu nhạc
Hè sang nghỉ học trẻ quanh ta…
MAI XUÂN THANH
Silicon Valley, May 28,2024
9./ KÝ ỨC
Cười ruồi lắm kẻ rộn quanh ta
Kiếp sống lang thang chẳng có nhà
Góc phố sa- lon ngườI lại tới
Hầm cầu phòng ngủ khách vào ra
Gió hè xào xạc da đen bóng
Mưa hạ râm ran tóc bạc mà
Chiếu đất màn trời thân tứ đại
Cười ruồi lắm kẻ rộn quanh ta
Hưng Quốc
Texas 5-29-2024
13./ HỌA 13: CHỈ RIÊNG TA
Sao giờ đối ẩm chỉ riêng ta,
Hừng sáng vàng tia óng ánh nhà.
Lấp lánh cụm hoa vừa hé mở,
Lung linh nhị búp mới nhô ra.
Đắm mê toàn cảnh thanh bình đó,
Yêu lắm cuộc đời lắm mặn mà.
Dẫu biết rằng vui cần có bạn,
Sao giờ đối ẩm chỉ riêng ta.
PHƯỢNG HỒNG (29-5-2024)
Mời Xem :
Hai cách kiểm tra tim mạch phòng đột tử - Phương Thúy ( Vietnamnet )
Bệnh tim mạch rất nguy hiểm có thể cướp đi mạng sống của bất cứ ai. Bạn có thể kiểm tra, phát hiện sớm và loại trừ các vấn đề liên quan tới tim mạch.
Thưa bác sĩ, tôi 23 tuổi, mấy tháng gần đây thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực, nhói tim, đứng lên ngồi xuống nhanh có dấu hiệu hoa mắt. Như vậy, tôi có phải đang mắc bệnh tim mạch không? Bác sĩ tư vấn làm thế nào để biết mình có vấn đề về tim mạch? Xin cảm ơn! (Hà Thu Hằng, Hà Nội)
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng (Hà Nội) tư vấn:
Bạn muốn kiểm tra mình có bệnh tim mạch hay không có hai cách rất đơn giản:
Thứ nhất, bạn đi bộ từ tầng 1 lên tầng 3 bằng cầu thang bộ. Nếu trong 1 phút, bạn không thấy hụt hơi, khó thở, sức khỏe của bạn bình thường. Nếu bạn có bệnh tim mạch sẽ thấy mệt, nhọc, hụt hơi, khó thở ngay.
Thứ hai, bạn có thể kiểm tra tim mạch tại các cơ sở y tế bằng điện tâm đồ, siêu âm tim, điện tim gắng sức. Các xét nghiệm này rất rẻ. Điện tâm đồ hiện nay tại các bệnh viện có giá tiền 30-50.000 đồng. Qua các xét nghiệm này, bạn được đánh giá chức năng tim mạch. Các xét nghiệm công thức máu cũng rất quan trọng.
Bệnh tim mạch đứng đầu danh sách nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới, vượt qua cả bệnh ung thư, kể cả ở các quốc gia đang phát triển hay đã phát triển. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người mất vì bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch không trừ một ai. Người càng lớn tuổi, nguy cơ tổn thương hay hẹp động mạch càng cao, cũng như cơ tim càng dày và yếu đi. Nam giới thường có nguy cơ cao mắc bệnh tim, tuy nhiên, nữ giới cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sau mãn kinh, tiền căn gia đình.
Người thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều muối, đường, dầu mỡ và cholesterol dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim. Cao huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, béo phì, hoạt động thể chất ít, thường xuyên stress có thể gây ra các vấn đề về tim mạch.
Trong các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim là nguy hiểm nhất. Hiện nay, bệnh này ngày càng trẻ hóa. Theo ước tính, bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 10%.
Nhồi máu cơ tim do cục máu đông, mảng xơ vữa tách ra di chuyển trong động mạch vành và tắc lại, khiến một vùng cơ tim có thể chết đi, gây suy tim cấp, ngừng tim khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. Để phòng bệnh tim mạch, bạn nên duy trì thói quen khám bệnh định kỳ. Thông qua các đợt khám, bạn biết trước mình có mỡ máu, đường máu, tăng huyết áp hay không.
Ngoài ra, bạn cần có lối sống khoa học ăn, ngủ, luyện tập phù hợp. Tốt nhất bạn nên đi ngủ trước 22h, ngày ngủ đủ 8 tiếng. Mỗi tuần, bạn cần tập luyện 3-4 buổi, từ 30-45 phút. Người có bệnh mạn tính cần kiểm soát sức khỏe chặt chẽ.
Xem Thêm :
Một điều bác sĩ tim mạch người Mỹ làm ngay sau khi ngủ dậy
Hồn ma đêm Giáng Sinh (Báo Mai )
Hồn ma đêm Giáng Sinh _ câu chuyện vượt qua lòng tham quỷ dữ Tất cả chúng ta đều từng gặp những người tham lam, và dường như với họ không ...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...