Cuộc sống của kỹ nữ, người bán hàng rong Trung Quốc được ghi lại trong ảnh khoảng 150 năm trước.
Người bán rong gánh nho đi bán, dừng lại rao hàng trong hẻm, do John Thomson chụp năm 1871. John Thomson (1837-1921) là nhà địa chất học, nhà thám hiểm người Scotland. John Thomson đến châu Á lần đầu năm 1862, đi qua Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan... Năm 1869, John Thomson quay lại Trung Quốc, mở tiệm chụp hình. Năm 1872, nghệ sĩ về Anh, xuất bản sách ảnh Trung Quốc và người Trung Quốc.
Theo DPM, ông thuộc nhóm nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên sống và làm việc ở Trung Quốc, tác phẩm của ông được đánh giá cao ở giá trị lịch sử và ý nghĩa xã hội học.
Người làm nghề chăm sóc bàn chân cho khách, công việc chủ yếu là trị bệnh ở chân như mụn rộp, chai chân. Hình chụp dưới thời vua Đồng Trị (trị vì từ 1861-1875), nhà Thanh.
Một bức khác cùng chủ đề công việc của thợ chăm sóc chân, trong loạt hình được trang Qu Lishi tổng hợp đầu tháng 5.
Bức ảnh ghi khung cảnh gần Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc năm 1872. Một hộ dân ở nhà tranh, nuôi heo.
Lối vào một mỏ khai thác than đá, gần Nghi Xương, năm 1872.
Công nhân làm việc tại bến sông ở Hán Khẩu, tỉnh Hồ Bắc tập trung ăn sáng,
tháng 1/1872.
Kẻ trộm bị bắt, trói trên đường.
Ảnh kỹ nữ bó chân, ngồi trên vai nô tì đi tiếp khách, chụp tại Thượng Hải. Bấy giờ, các lầu xanh đều có nô tì nam chuyên làm việc vặt, trong đó có việc đưa đón kỹ nữ. Nhóm người này được gọi là "quy nô", vì vai họ như chiếc mai rùa gánh kỹ nữ trên lưng. Khi các cô gái hết thời, không có ai chuộc thân, nhiều người kết hôn với quy nô.
Một bức hình khác về đời sống của kỹ nữ. Trong văn hóa lầu xanh cổ đại Trung Quốc, kỹ nữ được phân làm nhiều đẳng cấp, cấp cao nhất được gọi là "Thư ngụ" - chỉ người am hiểu cầm kỳ thư họa, làm bạn với văn nhân, họ "bán nghệ chứ không bán thân", tức chỉ chơi đàn, múa hát khi gặp khách.
Dân thường trên đường ở Bắc Kinh, chụp sau năm 1900.
ttps://vnexpress.net/doi-song-dan-thuong-cuoi-thoi-thanh-4743920.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR0L-q_
Xem Thêm :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét