Phòng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học Nga thông báo một cơn bão từ cực mạnh cấp G4 đã bắt đầu xuất hiện trên Trái đất. Cơn bão có thể kéo dài từ 20 đến 40 tiếng và Trái đất đang bắt đầu chìm trong một đám mây plasma.
Ông Sergei Bogachev, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Thiên văn Mặt trời tại Viện Nghiên cứu Vũ trụ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với RIA Novosti rằng cơn bão có thể kéo dài từ 20 đến 40 tiếng. Bão từ đã bắt đầu. Cấp độ hiện tại là G4.
Sức mạnh của bão từ được đánh giá theo thang gồm năm cấp. Bão cấp G1 được coi là yếu nhất, hầu như không ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện. Cấp G3 là bão mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện và gây gián đoạn hoạt động định vị vệ tinh, liên lạc vô tuyến. Mức tối đa là G5, có thể xảy ra sự cố quy mô lớn với lưới điện và trục trặc nghiêm trọng trong hoạt động của vệ tinh và liên lạc vô tuyến.
Vào thứ Sáu, ông Bogachev cho biết trong suốt ba ngày, Mặt trời đã phóng ra bốn đám mây plasma đặc biệt lớn, một phần trong số đó sẽ hợp nhất thành một vật thể lớn hơn và chạm vào từ trường Trái đất vào đêm thứ Bảy, ngày 11 tháng 5. Lúc mạnh nhất, cơn bão sẽ đạt mức G4, với 15% khả năng nó sẽ đạt cấp G5 lần đầu tiên kể từ năm 2005.
Chuyên gia cho biết thêm, trong hai đến ba ngày tới, năng lượng bùng nổ sẽ giảm dần, khi đó các cơn bão địa từ với cường độ khác nhau có thể tiếp tục diễn ra trên Trái đất cho đến cuối tuần.
Khi có bão từ mạnh, con người có thể cảm thấy đau đầu, suy nhược, huyết áp tăng cao và mất ngủ. Các nhà khoa học cho rằng điều này là do khi từ trường dao động, lưu lượng máu trong cơ thể chậm lại và tình trạng thiếu oxy ở tế bào xảy ra.
Lần đầu tiên kể từ năm 2003, Cơ quan Khí tượng Mỹ đã nâng mức đánh giá tối đa về sức mạnh của một cơn bão địa từ tấn công Trái đất. Thông báo cho biết: “bão từ ở cấp độ G5 đã bắt đầu tấn công Trái đất lúc 6 giờ 54 chiều theo giờ miền Đông (tức 6 giờ 54 phút giờ Hà Nội). Cơn bão địa từ rất có thể sẽ kéo dài suốt cuối tuần”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét