BÚT RÈ
(Cảm tác theo tranh)
Lắt lay ngày tháng bút thêm rè
Chữ viết đôi dòng mực tóe loe
Lổn ngổn giun bò thường phải giấu
Lèo phèo bọt nổi dám đâu khoe
Nhân tình tựa nước non trong đục
Thế sự như đom đóm lập lòe
Rối rắm vào lòng quay quắt mãi
Không thơ, rượu chuốc vẫn lè nhè…
Lý Đức Quỳnh
1/5/2024
Các Bài Họa
1./ KHÍ CHẤT
Bút thép quên trui cũng phải rè
Cây ngay đâu ngại nắng nghiêng loe
Lòng tà mắt láo sao che giấu
Tâm chánh tánh chơn chẳng đợi khoe
Quân tử vận cùng không đổi sắc
Tiểu nhân đắc thế giọng kiêu loè
Cuộc đời ngẫm kỹ hơn nhau chỉ:
Khí chất thanh cao khó nhập nhoè
Kiều Mộng Hà
Austin.5.2.24
2./ CHƠI XUÂN
Nước đổ bên non suối chảy rè
Ào ào tung tóe cánh mờ loe
Rừng thông phơ phất tung theo gió
Mây trắng lang thang ửng sắc khoe
Cuối ngõ chân trời xa cánh hạc
Chập chờn hoạt cánh bóng chim lòe
Trời xuân ngây ngất hương thơm ngát
Lảng tử dừng chân đón ánh nhòe
Trần Đông Thành
3./ TRÚT GIẬN LÊN NGÒI BÚT
Trút giận đè lên ngọn bút rè
Thọc cho câm họng bọn lu loe
Khòm lưng chạy ghế còn chưa nhục
Cúi mặt gom tiền vẫn cứ khoe
Gốc gác bần hàn không hé lộ
Bà con danh giá mãi đem loè
Vênh vang hình ảnh trông gai mắt
Dùng bút, ta đâm chúng nát nhè.
Sông Thu
( 05/04/2024 )
4./ BÚT ĐÈ.
Viết để trừ gian bút chẳng rè
Lôi đầu, điểm mặt bọn ma loe
Ăn trên xương máu dân đau khổ
Ngồi trước truyền hình chúng nổ khoe
Dốt nát giấu che luôn bác bỏ
Ngu si lấp liếm lại ham khoe
Bọn sâu sẽ có ngày đền tội
Thác lũ hờn căm cuốn bét nhè.
LAN.
(03/05/2024).
5./ BÚT CŨ
Bút cũ lâu năm viết nét rè
Mực màu nội địa cứ loang loe
Bàn tay chữ đẹp xấu do mực
Nắn nót thôi rồi hết chỗ khoe
Một đám gian thần ngồi xích lại
Bày mưu tính kế nhậu say nhè
Ông bà nghè cống mặt u nọng
Thạc, tiến bằng treo vách để loè …
Yên Hà
3/5/2024
6./BÚT THƠ CỦA BÁC...
Ai bảo bút thơ của Bác rè?
Không đâu, nét mực chẳng toè loe !
Khiêm nhường lắm rứa, đừng đem giấu
Ngần ngại mà chi, cứ lấy khoe !
Hãy mặc đôi ông tâm vốn cạn
Chớ lo vài cụ tính hay loè
Miễn sao mình viết bằng chân thật
Của tấm tình trong, tránh bét nhè !
Tha Hương-03/5/2024
🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Mời Quí Thi Hửu Họa Tiếp.....
7./ HỌA: HẾT HỨNG
Xướng họa vườn thơ ngại rụt rè,
Âm vần mất hứng bóng loe loe.
Tình thân một thuở nay im giấu,
Chân thật hết còn chẳng dám khoe.
Thời thế ngổn ngang trong lẫn đục,
Nghĩa nhân thay đổi sáng lu lòe.
Thôi đành tạm lánh xa dòng lách,
Tự nếm mình bên chén rượu nhè.
*
Tâm nhẫn nhịn vùi xóa áng che.
Mặc kệ họ vang khoe!
HỒ NGUYỄN (03-5-2024)
8./ Kính Họa Vận : NGỌN BÚT RÈ…!
9./ TIẾNG SẦU .
10./ TRẮNG ĐEN
Bút mới vừa trui viết chẳng rè
Đưa ngay vô cổ đám toe loe
Lên voi vểnh mặt xưng công trạng
Xuống chó khòm lưng nín giọng khoe
Một lũ sâu dân toàn cáo bịp
Cả bầy mọt nước chỉ chồn lòe
Thịnh suy ắt có ngày đền tội
Toàn quốc tỉnh ngay chớ rượu nhè
Hưng Quốc
Texas 5-3-2024
12./ BÚT MÃI RÈ
Ngớ ngẩn câu thơ bút mãi rè,
Ngẩn ngơ dăm chữ mực toè loe.
Nhoè bao luật đối chừng đau khóc,
Nghèo lắm điệu vần há dám khoe.
Nhân nghĩa mù mờ luân lý đục,
Non sông lẩn thẩn giáo gươm loè !
Ngợm người ngu quá sao mà chán,
13./ Lửa Đêm
15./ BÚT TOÈ
Bút mực từ xưa viết phải rè,
Cái thân tứ đại cũng tòe loe.
Khổ tâm,nhọc trí lo toan tính,
Cuộc sống nghèo giàu đâu dám khoe.
Vinh nhục hai đường tùy ý chọn ?
Thăng trầm Thế sự mãi lo lòe...
Làm người phải sống tròn Nhơn đạo,
Tâm chánh thẳng ngay chớ nhập nhòe...
Mỹ Nga
04/05/2024 AL,26/03/Giáp Thìn..
18./ CÒN CHĂNG ,
Đắp thêm già cỗi nghĩ suy …rè
Lại nữa ngày xuân hết chịu loe
Nhớ thuở làm cô , viên phấn múa
Mơ thời đứng lớp , áo dài che
Niềm vui trốn mất , màu đà nhoẹt
Nỗi khát đong đầy , sắc đã loè
Ký ức loay hoay hoài khó gỡ
Còn chăng lỉnh kỉnh mớ …thơ nhè !
PHƯỢNG HỒNG
19./ BÚT KHÔNG RÈ
(Họa 4 vần)
{Vịnh ông Nguyễn An Ninh}
Chuông Rè danh báo, bút không rè
Công Nguyễn An Ninh mãi mãi loe
Gian khổ vị dân luôn cứ chịu
Âm thầm vì nước chẳng hề khoe
Thọ hình tù ngục tình hằng giữ
Thọ tử hy sinh chí vẫn lòe
Nguyện cứu non sông, tròn đạo đức
Lời thơ tuyệt mạng chữ không nhòe.
(Phan Thượng Hải)
5/3/24
TB. Xin gửi kèm với bài thơ họa những chi tiết về ông Nguyễn An Ninh.
NGUYỄN AN NINH
(Bs Phan Thượng Hải)
Từ năm 1930, sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc Dân Đảng (theo ông Vũ Hồng Khanh) phải dời sang Tàu. Trong nước chỉ còn 2 Đảng Lập Hiến và Thanh Niên (của Vương Quang Nhường) ở Nam Kỳ đều là thân Pháp. Tuy nhiên bắt đầu từ hoạt động của ông Nguyễn An Ninh, Nam Kỳ đã có những người dùng sách báo và diễn thuyết chống Pháp công khai về chính trị (thay vì dùng quân sự).
Ông Nguyễn An Ninh (1900-1943) là con của ông Nguyễn An Khương sanh ở Cần Giuộc, Long An. Ông Nguyễn An Khương, một dịch giả truyện Tàu nổi danh, có lập khách sạn Chiêu Nam Lầu (1908) ở Chợ Cũ, Sài Gòn là nơi kinh tài và trú ngụ của những người thuộc phong trào Duy Tân chống Pháp của ông Phan Châu Trinh.
Năm 1918, ông Nguyễn An Ninh sang Pháp, học Đại Học có 1 năm (thay vì 4 năm) là đậu Cử Nhân Luật (?). Năm 1920, ông gia nhập nhóm các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành hoạt động về báo chí chống chế độ thuộc địa đế quốc của Pháp.
Ông Nguyễn An Ninh về nước năm 1922, diễn thuyết chống Pháp nhưng bị cấm nên trở lại Pháp vào năm 1923.
Cùng năm đó (1923), ông trở về Sài Gòn nhờ tiền của ông Nguyễn An Khương mở tờ báo bằng tiếng Pháp tên là La cloche fêlée (Chuông Rè / The broken bell) để chống Pháp mà không bị kiểm duyệt (vì là báo bằng chữ Pháp) nhưng vẫn bị mật thám Pháp làm khó dễ và đe dọa nhân viên và độc giả nên năm sau (1924) tờ báo phải đóng cửa.
Ông Nguyễn An Ninh lại sang Pháp dẫn ông Phan Châu Trinh về Sài Gòn (1925). Ông nhờ ông Phan Văn Trường (đã về nước) làm chủ và mở lại tờ La cloche fêlée vì ông Phan Văn Trường (1876-1933) là công dân Pháp. Tuy nhiên sau đó ông Nguyễn An Ninh vẫn bị bỏ tù 10 tháng (1926).
Từ năm 1928 đến 1931, ông Nguyễn An Ninh có sang Pháp một lần rồi lại về nước, bị tù và được thả ra. Trong thời gian nầy ông có một chí sĩ mới là ông Phan Văn Hùm.
Từ năm 1933, hoàn toàn ở lại Nam Kỳ, ông Nguyễn An Ninh cộng tác với báo La Lutte (Tranh Đấu) của nhóm Đệ Tứ Quốc Tế là các ông Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm và Trần Văn Thạch cũng như với báo Trung Lập của ông Nguyễn Văn Tạo thuộc Đệ Tam Quốc Tế.
Ông Nguyễn An Ninh là linh hồn đấu tranh chống Pháp bằng báo chí nên ông bị tù vài lần nữa từ năm 1936.
Năm 1939 ông Nguyễn An Ninh bị tù lần thứ năm ở Côn Đảo và rồi chết ở đây vì kiệt sức vào năm 1943. Khi đem xác đi chôn người ta tìm thấy trong túi áo của ông một miếng giấy ghi 2 bài thơ dưới đây:
SỐNG
Sống mà vô dụng sống làm chi
Sống chẳng lương tâm sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời sử tạc ghi.
(Nguyễn An Ninh)
CHẾT
Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình, tên chẳng mục
Chết đưa vào sử, chữ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ Quốc người khen ngợi
Chết cho hậu thế đẹp tương lai.
(Nguyễn An Ninh)
Một nhà ái quốc chân chính coi cái “Sống” và cái “Chết” như nhau.
Ông Nguyễn An Ninh, sau ông Phan Châu Trinh, là những người vì dân vì nước cuối cùng đã thoát ra khỏi “Quân Chủ” (như ông Phan Bội Châu) chọn “Dân Chủ” nhưng chưa bị ảnh hưởng của một chủ thuyết nào (Quốc Dân của Tôn Dật Tiên, Đệ Tam hay Đệ Tứ Cộng Sản và sau nầy… Quốc Gia).
Ký giả Bút Trà của thời VNCH có bài vịnh ông Nguyễn An Ninh:
VỊNH NGUYỄN AN NINH
Chống Thực nung sôi giọt máu hồng (*)
Bốn mươi bốn tuổi trải gan trung
Nhân dân còn mắc vòng nô lệ
Khoa giáp màng chi miếng đỉnh chung (*)
Một thác Côn Sơn, bia vạn cổ
Bao lần "Chuông Bể", dội non sông (*)
Dân quyền đánh thức hồn dân tộc
Trước có Lư Thoa sau có ông. (*)
(Bút Trà)
(*) Chú thích:
Thực là Thực Dân Pháp.
Đỉnh=vạc, Chung=chuông. Ở nhà giàu sang thì bày vạc và đánh chuông khi bữa ăn để mời khách.
Chuông Bể: tên tờ báo của Nguyễn An Ninh là La Cloche Fêlée
Lư Thoa = J. J. Rousseau, cha đẻ thuyết Dân quyền, viết quyển Contrat Social.
Bs PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn
(Bài viết này là trích đoạn của Bài "Thơ và Sử Việt - Thời Pháp Thuộc (thế kỷ 20)" Bs Phan Thượng Hải đăng lần đầu trong phanthuonghai.com)
CÁM ƠN QUÝ HUYNH TỶ
Cảm thông nhiều nỗi khó lu loe
Âm thầm chịu cảnh đau lòng giấu
Lủi thủi nhìn đời sướng miệng khoe
Bởi thế và thời không dễ được
Nên thân với phận có chi lòe ?
Quê nghèo nước mắt mồ hôi trộn
Tiếng trẻ đòi cơm mãi khóc nhè…!
Lý Đức Quỳnh 4/5/2024
*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét