Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Trái cây rừng Tây Ninh- Ngô Huệ

Xin nói trước là bài nầy viết dựa theo trí nhớ tác giã về những trái cây rừng xưa rất nhiều ở TN trước 1960..
Nhiều loại ngày nay không tìm thấy nữa..Các bạn nào nhớ gì thêm xin bổ sung...



Nhớ thuở Nam Bắc Triều,giặc giã liên miên,nàng chinh phu thương nhớ chồng chỉ biết than thở,thủ thỉ:
Nhớ anh em cũng muốn vô..
Sợ truông nhà Hồ,sợ phá Tam giang.
Truông nhà Hồ đó với nàng chinh phu nó trắc trở diệu vơi,đầy cam bẫy gai chông nhưng mà TN thương yêu của tôi,đất rừng rậm sơn khê  có rất nhiều truông ; truông Bình Linh,truông Mít,vùng Bến Cầu có đến 4 truông : Say,Chẹt,Sơn,Bến Lái...những truông nầy đất đai màu mỡ, cây rừng xanh tốt mang đến  những đặc sản  làm ấm bụng người nghèo cần cù lao động.
Nhìn về phía Tây là núi Bà Đen sừng sũng,các suối Vàng,suối Đá,suối Năm trăm mang dòng nước mát ngọt ngào tưới tiêu cho các cánh đồng lúa.Suối Ngô,suối Tha La,suối Bà Chiêm...làm cho các vùng Cầu Khởi,Vên Vên,Trà Võ thành vùng phát triển cây cao su bạt ngàn...với những đặc điểm như thế...Tây Ninh là nơi nhiều trái cây rừng phát triển..

Trái rừng Tây Ninh
Người xưa kể lai,khi chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn ba khổ sở gian nan ,phải chạy về rừng TN ở ẩn,có lúc hết lương thực,đói khát,phải nhờ trái hồng quân(bồ quân,quần quân) và dòng nước suối Vàng cầm cự.
Trái hồng quân nhỏ như  trái nhãn,khi sống màu xanh,chín màu tím,trước khi ăn phải vò cho mềm thì nó mới ngọt (?).Bây giờ cây hồng quân được người dân mang về trồng trong vườn nên nó còn nhiều
Ngoài ra rừng TN còn có:

- Trái trường : Nhìn bên ngoài hơi giống trái vãi miền Bắc nhưng nhỏ hơn,trái cũng ra thành chùm,vị thường chua ngọt (chua nhiều hơn).






-  trái trâm bầu (sim, mua ): mọc thành chùm,lớn hơn hạt mồng tơi,ăn vào có vị ngọt nhưng cả cái lưỡi đều nhuộm màu tím sẫm.











hoa và trái sim
- trái gùi :rừng TN có rất nhiều,có trái vị chua,có trái vị ngọt (có bài ca cải lương nhắc đến nhưng lại là "trái gùi Bến Cát").Trái gùi nhỏ hơn trứng gà so,khi chín có màu vàng,bẻ vỏ mỏng ra bên trong là những muí như  mít.Cây gùi thuộc dạng thân leo và thường mọc ở nơi nhiều kiến,thân cây  bám vào những cây cổ thu cao trong rừng sâu...Vỏ trái gùi nhiều nhưa nên khi xé ra ăn phải cẩn thận và ăn nhiều gùi dễ bị táo bón vì cái hột của nó

- trái sai :giống như trái trái sai lông của núi rừng miền Trung nhưng nhỏ hơn bên trong lớp cơm màu cà phê sữa là hạt nhỏ màu vàng,người ta chặt cây,bó cành lai từng chùm  đem bán


- trái mây: là trái của cây mây, nhỏ bằng đầu ngón tay út   mà thân  mây được thành  làm các vật dụng trong nhà.Thân cây mây được tận dụng hết cở nên trái chắc là không ra kịp
- Trái viết :trái lớn có thể bằng đầu ngón tay cái,có hình thoi,hai đầu nhỏ chính giữa lớn,trái sống và chín đều có màu xanh nhưng trái chín nhìn đẹp,da láng,ăn rất ngọt,đó là trái ngon nhất trong các trái cây rừng,bây giờ không thấy
(viết)


- trái bứa :vị chua, nhỏ bằng nắm tay trẻ con có múi hơi giống múi mít.Người ta dùng trái ăn sống hay nấu canh chua




(hoa và trái bứa)



-trái cò-ke :tròn,nhỏ bằng đầu ngón tay út,màu xanh,chín vỏ có màu vàng,toàn xơ  bao 1  hạt bên trong nhưng nhấm lâu có vị hơi ngọt,
trái xanh được  làm đạn để bắn bằng giàn thun  hoặc ống thụt (hình kế)là trò chơi mà những bạn  trai U70 ở quê TN có thể không quên.
- trái cám : có da sần giống như cám.








Ngoài ra còn có các cây thân thảo,dây leo cho trái như :
- nhãn lồng: trái tròn nhỏ như sê-ri,có bao ngoài 1 lớp như lưới,bên trong có hạt nhỏ ăn chua chua.....cành lá cây nầy dùng làm thuốc nam trị tim,nhãn lồng còn có tên gọi chùm bao.Bạn vói chùm bao hay nhãn lồng là trái thù lù,có lẽ do hình dáng nó
                                         Trái.thù lù













- trái chùm đuông :nhỏ như hạt mồng tơi,mọc thành từng chùm,hột to,chín da màu tím,ăn vào vị ngọt nhưng răng và lưỡi  nhuộm  màu tím xanh

- Chùm moi:trái nhỏ,có từng chùm giống  như chùm đuông.Bây giờ không thấy
- Cà na : mọc vùng  đầm lầy có nước đọng ,trái nhỏ hơn như táo tàu khô ,ăn có vị chua và chát có hạt nhỏ bên trong như hạt măng cầu, ăn phải châm muối ớt nhưng .có người nói người ta chế biến cà na bằng cách ngâm muối hay ngào đường (?)

Trong rừng ,mọc sâu hơn dưới đất là 1 loại cũ,trông giống khoai mỡ nhưng ăn không ngon bằng, đó là củ nần,vào 1975,người ta đã đào được củ nần nặng hơn 10 kg
...vào những năm đói kém,người nghèo dùng củ nầy thay cơm nhưng phải bào ra, lấy bột ,tẻ nước nhiều lần...nếu không ăn vào bị say
Ngày nay,những cây  rừng  thân mộc như : viết,cám,sai,trường có thân gỗ to,khi lấy trái người ta  thường đốn luôn cây nên  cây cũng mất gốc và giống ...thật đáng buồn biết bao nhiêu...
Ước gì những loại cây nầy được bảo tồn để cho thế hệ sau biết được sự phong phú đa dạng của rừng Tây Ninh xưa
Với lứa tuổi 70 về trước ,trái cây rừng Tây Ninh là những kỷ niệm đong đầy trong trí nhớ,mãi mãi không bao giờ quên.
(hình ảnh:từ Google}.

Ghi chú;(1)
Theo chị Pham thị Ngọc Huệ (trang Nonglamsuc.tayninh) thì trái trâm và chùm đuông hoàn toàn khác 
- Trái trâm,người Nam còn gọi là mua,sim,trâm bầu.vỏ màu tím, da láng,lớn hơn chùm đuông.
- Chùm đuông,trái nhỏ như hạt mồng tơi,cũng màu tím,có hột nhỏ bên trong,khi ăn cũng phải lừa hột.
Tác giả đã sửa lại

(2).Bạn Đinh Hỏi đã viết :
Mình biết một số trái cây rừng vì nơi mình ở trước đây có một cụm rừng thưa,có tất cả các loại trái mà rừng TNinh có, ngoài ra còn có trái nhãn lồng chín màu vàng bằng ngón tay giữa, trong ruột giống trái nhãn cũng có hột nhưng hột màu trắng, ăn cơm của ruột cũng ngọt nhưng cơm mỏng lắm.
Trái chùm rượu khi chín màu hồng mộng nước, ruột có hột màu xanh nhạt,ăn có vị ngọt, lá chùm rượu dùng để ủ thuốc lá rất tốt( thuốc lá xếp thành bánh gọi là bánh thuốc, bán cho người nông dân hút thuốc cuộn , hoặc cho các má xỉa trầu).
 Còn Trái Điệp to tròn như cái nấm linh chi, nhỏ hơn bàn tay xòe ra, màu nâu khi già, viền trái cong lên cong xuống, cắt bên trong từng múi trái có một hột màu nâu đẹp,to bằng ngón tay út, vỏ rất cứng, khi ăn rang lên, lấy nấp vung đậy lại,khi đủ độ nóng nó nổ lốp bốp trong vung nồi nghe vui tai lắm, nhắc nồi xuống chớ vội mở vung ra, nó còn nổ một hổi nữa,khi hết nghe tiếng nổ mở ra ,ôi thôi một nồi hột điệp nở bung ra, ăn ruột bên trong thơm bùi hết ý! Nó là loại cây thân tán rất to,có khi tán bằng 2 cái nhà to, còn lá điệp khi vò nát sẽ có chất tẩy rửa như xà bông vậy, ngày xa xưa đó khi không có xà bông mình đã dùng nó vò nát để rửa tay rất sạch!....

11 nhận xét:

  1. Còn thiếu cũng nhiều lắm: Vú bò, Thị, Giấy,... Trái Viết thì Sài gòn trồng làm cảnh cả chục năm nay nên có nhiều lắm.
    Chỉ có trái Chùm đuông và Gùi là tương đối hiếm. Phải trên rừng Xa-mát (Tân biên) may ra còn.

    Còn mấy trái còn thì mỗi năm em đều cố măn măn 1 ít. Để ko mất gốc với lại nhớ lại tuổi thơ. Con 8x đời giữa ^^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ko biết bạn có biết trái kén ko,theo mình được nhớ mại mại là trai kén no nằm sâu trong rừng, cây nó như cây sơri vậy, nhưng trái no chín màu vàng, nó ngọt lắm,nhớ nhỏ, lúc đi chăn trâu, trâu lạc vào rừng, đi kiếm trâu, gặp được trái đó là mừng hết lớn

      Xóa
  2. Tây Nguyên có cả nhãn rừng, khi chín trái màu vàng có mùi thơm, cùi nhãn bột, vị ngọt nhưng ăn nhiều bị ngứa

    Trả lờiXóa
  3. Ở Củ chi có loại Gùi rừbg ( nhân dân thường trồng giàn trước nhà ) có trái chín vỏ màu vàng ,quả và hạt như quả Chanh dây nhưng vị ngọt chứ ko có múi như bn mô tả. Ngoài ra ở đây còn có các loại trái khác như :
    ~ Trái Vú bò, hình dạng và kích cở như vú bò ta, thân leo cứng cáp, quả chín vỏ màu đỏ, hạt như chanh dây vị ngọt.
    ~ Trái Táo rừng,quả như hạt tiêu chín có màu đen, vị chua ngọt hoặc ngọt tùy cây.
    ~ Trái giấy : Thân gổ, thấp, quả chuỗi quả trên đầu cành nhỏ như quả táo rừng, vỏ chín đen, ngọt.
    ~ Trái Chùm Rượu : Quả cở đầu ngón tay út, chín màu đỏ hồng, nhiều nước vị ngọt the the.
    ~ Trái Nhãn lồng ( khôg phải Lạc tiên) : Thân gổ, lá như lá quả Vải, nhãn da bò. Quả cở => đầu tay út chín có màu vàng hơi trắng , Cấu tạo nên trong như Nhãn, vị ngọt.
    ~Trái Cát : Như Nhãn lồng nhưng chín vỏ màu trắng , ăn nhiều gây rát lưỡi đến chãy máu lưỡi.
    ~ Trái Nhân : Dây leo , có lẽ thuộc họ Nhân sâm và cùng loài với Bình bát dây ( có người đọc ngọng ngịu thành Nhăn) quả nhỏ cở ngón tay cái, thon rất đắng khi non, khi chín vỏ màu đỏ bên trong như Chanh dây nhưng rất ngọt......

    Trả lờiXóa
  4. Hồi còn nhỏ đọc bộ truyện " Trên lưng ngựa" rất thèm trái gùi và trái trường, giờ 40t vẫn chưa từng được nhìn thấy hay nếm thử dù đã đi Tây Ninh n lần, nếu có cơ hội được thưởng thức một lần thì tốt quá.

    Trả lờiXóa
  5. Trái trâm không phải là trái sim (trái sim cũng là trái mua, tuy cũng có một chút khác biệt, cũng như trâm bầu chỉ là một loại trâm)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trái sim và mua khác nhau hoàn toàn nhe bạn. Sim thì ở rừng còn mua thì đâu đâu cũng mọc được. Ở binr cũng có mà ven rừng cũng có nhe bạn.còn trái trâm thì ở tp cũng có mà

      Xóa
  6. Mình có bán trái Trường ( vải rừng)trái Trâm mn có nhu cầu quay về tuổi thơ ới mình nhé: 0908394480. Tks ạ

    Trả lờiXóa
  7. Cách ăn trái vải rừng (trái trường) đúng cách đây
    https://www.youtube.com/watch?v=qzyBL01EPvM

    Trả lờiXóa
  8. Bây giờ ở Tây Ninh vào đầu mùa mưa - khoảng trước sau ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Trái cây rừng còn về Tây Ninh, một phần nhỏ ở trong tỉnh, một phần từ Campuchiae về. Thường có Trường, Chùm đuông, Gùi, Xoay (không phải sai), Mây, còn Trâm thì nhà dân có trồng nên có nhiều. Bứa ít ai ăn nên không về chợ. Chùm mòi bây giờ người ta trồng để ăn lá nên đã có trong vườn nhà, trái ăn cũng ngon. Sim thì Tây Ninh giờ hiếm lắm. Cò ke, Mua, Thù lù, Chùm bao mọc đầy bờ vườn. Còn mấy thứ táo rừng, chôm chôm rừng, nhãn óc (không phải nhãn lòng), nhãn rát (ăn chảy máu lưỡi nha)...giờ không thấy nữa. Riêng Tây Ninh bây giờ có người nhân giống nho rùng trồng rất nhiều, vườn đẹp vô cùng, bạn nào có về Tây Ninh cứ hỏi vườn nho rừng là nhiều người biết.

    Trả lờiXóa

VUI : ST Trên Mạng : BÊN NÀO CŨNG ĐƯỢC

Trong 1 trận bóng đá, trên khán đài, một cổ động viên gào to: "Chơi cùi chỏ gãy hết răng bọn nó đi". Người ngồi kế bên thắc mắc : ...