Tác giả: Jim Shelton, Yale University | Dịch giả: Phương Trân (từ daikynguyen.com)
Một nghiên cứu mới thúc giục các nhà khoa học chuyển sự tập trung của họ từ các loài tuyệt chủng sang các loài khan hiếm để nhận ra và tránh sự tuyệt chủng hàng loạt trong thế giới hiện đại.
Bà Pincelli Hull đến từ Đại học Yale và các đồng nghiệp tranh luận trên tạp chí Nature rằng các tỉ số hiện đại về sự diệt chủng có thể không phải là một phương tiện tốt để đánh giá việc liệu chúng ta có đang ở giữa sự kiện diệt chủng đang diễn ra hay không – điều mà nhiều nhà khoa học ngờ rằng có thể là đang xảy ra.
Thay vào đó, Hull và các đồng tác giả của bà tranh luận rằng cách tốt nhất để nhìn thấy tuyệt chủng hàng loạt trong thời gian thực là nghiên cứu những thay đổi về các loài và hệ sinh thái.
Trái đất đã trải qua hơn một tá sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, khi sự đa dạng của sự sống trên Trái đất bị biến mất và được thay thế bởi một hệ thực vật hay động vật thường là hoàn toàn không giống như những gì đã có trước. Những lần lớn nhất diễn ra trong số những sự kiện này (mà gần đây nhất là việc xóa sổ loài khủng long vào 66 triệu năm trước ) đã được gọi chung lại là “Năm Cuộc Đại Tuyệt Chủng”.
Trong những năm gần đây, Hull nói, một vài người cho rằng Trái đất đang bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ sáu.
“Tôi là một nhà khoa học nghiên cứu sự tuyệt chủng. Trong nghiên cứu của tôi, tôi phân tích về quá khứ của những sự tuyệt chủng để lý giải những gì đã xảy ra và tại sao. Ý kiến về việc kết luận chúng ta có đang ở trong một sự tuyệt chủng thứ sáu hay không, dựa trên tỷ lệ tuyệt chủng được xác định ngày hôm nay, đã hoàn toàn làm tôi kinh ngạc”, bà Hull – tác giả chính của nghiên cứu và là phó giáo sư địa chất và địa vật lý – nói.
“Điều này ngầm hiểu về một thuyết cơ giới chuyên sâu và sự hiểu biết có dự đoán về việc những cuộc tuyệt chủng diễn ra như thế nào, điều mà tôi không chắc là chúng ta thực sự nắm được.”
Hull và các đồng tác giả của bà, Simon Darroch và Douglas Erwin từ Viện nghiên cứu Smithsonian, cho rằng thời gian dài trước khi nhiều loài bị tuyệt chủng, sự khan hiếm của chúng có thể gây ra những thay đổi sâu rộng trong các hệ sinh thái toàn cầu. Thực tế, các nhà nghiên cứu giải thích, chỉ riêng sự khan hiếm đi của các loài và hệ sinh thái vốn trước đây phong phú là có thể đủ để dẫn đến sự thay đổi vĩnh viễn trong sinh quyển.
Xem xét lại các mẫu hóa thạch, các nhà nghiên cứu nói, chúng cho thấy rằng sự khan hiếm của sinh vật vốn trước đây phong phú là yếu tố duy nhất gắn liền với sự chắc chắn về sự thay đổi sinh thái rộng rãi được quan sát qua ranh giới tuyệt chủng, và vì điều này, cường độ và mức độ hiếm có thể cung cấp sự so sánh tốt nhất về cuộc khủng hoảng sinh học hiện tại với những cuộc khủng hoảng sinh học trong quá khứ.
“Sinh thái học cho chúng ta biết rằng các hệ sinh thái có thể sụp đổ hoàn toàn trong một khung thời gian từ 100 đến 10.000 năm , đó là một quá trình mà thông thường không được lưu lại trong các hóa thạch, vì vậy đơn giản là chúng tôi không có một sự hình dung tốt về sự chuyển tiếp của các hệ sinh thái trông như thế nào “, Darroch nói.
“Tìm ra sự khan hiếm trên diện rộng của các loài trong đại dương ngày nay có thể mở rộng lên đến tuyệt chủng hàng loạt trong một khung thời gian dài hơn là một trong những thách thức khoa học vĩ đại cho thế hệ chúng ta”.
Các nhà nghiên cứu lưu ý về một ví dụ, đại dương ngày nay có đầy các “loài khan hiếm” – những loài mà bây giờ rất hiếm, chúng không còn đáp ứng các vai trò sinh thái mà chúng đã có trước đây, khi chúng đã từng tồn tại phong phú hơn. Nói cách khác, chính các loài khan hiếm, chứ không phải tuyệt chủng, có thể dẫn đến một loạt các thay đổi trong hệ sinh thái, một thời gian dài trước khi các loài này đi đến tuyệt chủng, các nhà khoa học giải thích.
“Những loài khan hiếm của đại dương trong quá khứ đã đi vào các vùng biển trống “, các tác giả viết. Nhưng họ cũng lưu ý rằng dữ liệu hóa thạch ngày nay vẫn chưa được ghi nhận.
“Có những bước cần thực hiện để tránh một kỷ lục tuyệt chủng hầu như hàng loạt, thậm chí nếu đó mới chỉ là những dấu hiệu,” bà Hull nói. “Điều này làm cho chúng ta trở nên khẩn cấp hơn trong việc hành động sớm để bảo vệ các hệ sinh thái và khôi phục lại các loài vốn từng tồn tại phong phú.”
Bài viết này ban đầu được xuất bản bởi Đại học Yale. Tái bản bởi Futurity.org dưới Creative Commons License 4.0.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét