Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Những sự thật khác thường về Amsterdam

Ít du khách đến thủ đô Hà Lan biết rằng phố đèn đỏ là một trong những nơi an toàn nhất, xe đạp là món đồ bị trộm nhiều nhất hay "XXX" không có nghĩa là phim người lớn.


Amsterdam nằm bên bờ sông Amstel và mang dáng dấp của một thành phố cổ châu Âu điển hình. Đây là một thành phố sầm uất, náo nhiệt và có những sự thật thú vị xoay quanh. 
1. Phần lớn diện tích Amsterdam nằm thấp hơn mặt nước biển. Mức thấp nhất được ghi nhận là 6,7 mét. 
2. Thành phố sôi nổi này trước kia vốn là một làng chài. 
3. Nhà cửa ở Amsterdam rất hẹp vì họ từng bị đánh thuế nếu mặt tiền rộng. 
amsterdam-houses-4550-1426045948.jpg
Những ngôi nhà ở Amsterdam san sát và hẹp. Ảnh: Houseevent
4. Đây là thành phố có lượng xe đạp nhiều hơn số đầu người. Ước tính Amsterdam có 811.100 người và sở hữu 881.000 chiếc xe đạp. 
5.  Hầu hết mọi người ở đây đều có thể nói và hiểu tiếng Anh lưu loát vì đó là ngôn ngữ chính thứ hai của Amsterdam. 
6. Dân địa phương sử dụng xe đạp trong mọi hoàn cảnh. Họ có thể đạp xe đi làm, ra bãi biển, đưa con đến trường, chuyển nhà hay thậm chí đến dự lễ cưới của ai đó. 
amsterdam-bikes-kids-style-6098-14260459
Người dân ở đây sử dụng xe đạp để đi mọi nơi, từ đi làm, đi chơi cho đến đi đám cưới... Ảnh: Blogspot

7. Amsterdam có tổng cộng 165 kênh đào, nhiều hơn ở thành phố sông nước Venice, Italy. 
8. Người dân thích để màn cửa mở toang suốt ngày, dù rằng họ có thể làm những việc riêng tư trong nhà. 
9. Món đồ bị trộm nhiều nhất không phải là tiền bạc mà là xe đạp. 
10. Người dân thích ăn tối trên đường phố hoặc trước thềm cửa vào mùa hè ấm áp. 
11. Khoảng 25.000 chiếc xe đạp kết thúc tuổi thọ ở những kênh đào, chỉ có 8.000 chiếc xe đạp được phục hồi. 
12. Có 20 triệu du khách ghé thăm Amsterdam hàng năm, gấp 20 lần so với số dân địa phương. 
13. De Poezenboot là một chiếc thuyền giống ngôi nhà, nơi ở của những chú mèo hoang bị bỏ rơi trong thành phố. Đây cũng là điểm thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. 
de-poezenboot-690x463-2200-1426045951.jp
Những chú mèo được chăm sóc chu đáo tại De Poezenboot. Ảnh: whenonearth

14. Có tổng cộng 75 viện bảo tàng rải rác thành phố, trong đó có những bảo tàng khá lạ lùng như bảo tàng cờ vua, túi xách, bảo tàng an táng hay bảo tàng lịch sử giới tính. 
15. Thành phố này quy tụ văn hóa đa dạng. Người dân từ 178 quốc gia khác nhau đang sinh sống ở Amsterdam. 
16. Amsterdam có 1.281 cây cầu trong thành phố. 
17. Phố đèn đỏ là một trong những nơi an toàn nhất thành phố. 
18. Ký hiệu XXX ở đây không có nghĩa là phim người lớn mà chính là biểu tượng chính thức của thành phố Amsterdam
Tường Ý (theo Visualistan)

Các nhà khoa học Mỹ lo lắng vì “siêu vi khuẩn”

Tin tức đầu tuần này về sự phát giác một loại “siêu vi khuẩn” làm cho nhiều người ngạc nhiên vì loại vi khuẩn chống lại mọi loại thuốc kháng sinh trước đây chưa xuất hiện ở Mỹ.

                                            (vi khuẩn E-Coli )


Tin tức đầu tuần này về sự phát giác một loại “siêu vi khuẩn” làm cho nhiều người ngạc nhiên vì loại vi khuẩn chống lại mọi loại thuốc kháng sinh trước đây chưa xuất hiện ở Mỹ.
Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, bác sĩ Tom Frieden, nói loại vi khuẩn mới chống lại tất cả các loại thuốc kháng sinh hiện có, kể cả colistin.
Colistin đã trở thành thuốc kháng sinh mà bác sĩ ở Mỹ dùng để chống lại vi khuẩn mà ông Frieden gọi là “vi khuẩn ác mộng”, tuy colistin có những tác dụng phụ như gây thiệt hại cho gan. Colistin được dùng mỗi ngày một nhiều vì thường có công hiệu trong việc chống lại những vi khuẩn kháng thuốc.
Tuy nhiên, việc này đã thay đổi vào tháng trước, khi các bác sĩ ở Pennsylvania phát giác một phụ nữ mà họ chữa trị đã bị nhiễm một loại vi rút E. coli, có tên CRE, trong đó có một gien kháng colistin. Hiện tượng này đã xảy ra ở những nơi khác, nhưng chưa từng xuất hiện ở Mỹ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, trong trường hợp tệ hại nhất, sự kiện này có thể dẫn tới “sự xuất hiện của một loại vi khuẩn thật sự chống lại tất cả mọi loại thuốc.”
Giới hữu trách y tế Mỹ ước tính vi khuẩn kháng thuốc làm cho 2 triệu người Mỹ ngã bệnh mỗi năm, trong đó có 23.000 người chết.
(từ VOA)

Rồi còn lại những gì? (từ Toi-Khámpha.com)

Tòa nhà 213 Đồng Khởi bị phá dỡ, hàng cây cổ thụ lớn nhất trên đường Tôn Đức Thắng bị đốn hạ, nhà máy đóng tàu Ba Son đang bị đập bỏ ... Rất nhiều di sản quý báu, có giá trị lịch sử đã không thể cạnh tranh được với giá trị thương mại..
 (ảnh:c/c 213 ĐK (tự Do cũ)đã bị đập bỏ )

Tôi mới có chuyến công tác Thành phố Hồ Chí Minh, đi qua đường Tôn Đức Thắng, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố, vốn rộng rãi và rợp bóng cây. Nhưng bây giờ, khi hàng cây cổ thụ lớn nhất đã bị chặt đi, thì sự rộng rãi của con đường trở thành trống trải. Không đốn hạ hàng loạt như Hà Nội, nhưng TP.Hồ Chí Minh thực hiện việc chặt cây theo từng đợt, và rồi cuối cùng thì kết quả vẫn là như thế.
Kiến trúc sư Pierre Cambon – người dành 2 thập kỷ theo đuổi những dự án hợp tác Pháp – Việt về bảo tồn đô thị cổ, từng tiếc nuối nói về những cây xanh bị chặt ở nội thành Hà Nội: “Nó chính là thành phố, nó chính là một phần của cộng đồng cư dân, nó có thể là nhân chứng lịch sử, văn hóa, cộng đồng, nó có một “siêu giá trị” vượt xa giá trị của một cây gỗ”.
Nếu nhìn rộng ra, nhận định của kiến trúc sư người Pháp không chỉ đúng với cây xanh, mà đúng với mọi di sản vật thể lẫn phi vật thể mà các đô thị còn giữ được.
Đô thị nào cũng có những đường phố đẹp nhất để tự hào. Với Thành phố Hồ Chí Minh, đó là đường Đồng Khởi (tên cũ là Catinat). Được người Pháp quy hoạch xây dựng trong thời gian xâm lược thuộc địa, con đường này có tuổi đời hơn 150 năm, với những tòa nhà có kiến trúc và vật liệu độc đáo, xa hoa nhất, góp phần tạo nên tên gọi “hòn ngọc Viễn Đông” của Sài Gòn. Nhưng theo thời gian, những di sản quý báu ấy cũng dần bị thay thế, đơn giản bởi vì chúng tọa lạc trên những mảnh đất vàng (thậm chí còn đắt hơn vàng rất nhiều). Và giá trị lịch sử, không cạnh tranh được với giá trị thương mại.
Năm 2014, tòa nhà 213 Đồng Khởi bị phá dỡ. Từng được người Pháp xây dựng để làm văn phòng thống đốc Nam Kỳ vào những năm 1890, tòa nhà mang phong cách art-decor, lát đá phiến xám và gần như toàn bộ vật liệu đều được chuyển từ Pháp sang. Bởi vậy, trải qua hàng thế kỷ, chất lượng công trình vẫn rất tốt, hoàn toàn có thể bảo tồn như một di sản kiến trúc quý, thay vì hủy bỏ. Nhưng đó là điều đã diễn ra.
Rồi còn lại những gì? - 1
(Ảnh minh họa)
Một kiến trúc sư rất giỏi và thành công với những công trình tôn tạo, hoán cải, đã bỏ tiền ra mua lại toàn bộ vật liệu bỏ đi của tòa nhà 213 Đồng Khởi. Số tiền để mua và vận chuyển là không nhỏ, nhưng số tiền để các vật liệu ít bị biến dạng nhất trong quá trình dỡ bỏ còn lớn hơn nhiều. Ngày tòa nhà bị phá dỡ, kiến trúc sư đứng nhìn nó lần cuối, dành một ngày đi khắp từng ngóc ngách nhỏ để chụp ảnh, như chụp một người đẹp sắp đi xa không bao giờ trở lại. Anh khóc, rồi về, trước khi nhát búa đầu tiên đập vào những bức tường.
Ngồi với tôi, kiến trúc sư kể say sưa về vẻ đẹp của tòa nhà 213 Đồng Khởi. Về những khung cửa cao tới 3m, toàn bằng gỗ quý. Về những viên gạch bông không một lỗi nhỏ, khi ghép lại tạo thành những hoa văn mềm mại như vẽ tay. Về những phiến kính có hoa được đúc chìm, với những đường vân mảnh để dẫn nước mưa chảy ra ngoài, ẩn rất khéo dưới dạng những cành lá. Về những lan can bằng sắt uốn theo phương pháp thủ công mà nay ít nơi trên thế giới còn làm được. Tất cả những vật liệu ấy, kiến trúc sư mua về, chất trong khu vườn của anh ở ngoại thành, chờ được sử dụng cho một công trình tái dựng.
Và, ở văn phòng riêng, kiến trúc sư lập một bàn thờ. Có lư hương, bình hoa thanh nhã, và có ảnh của tòa nhà 213 Đồng Khởi, với năm xây dựng – năm phá hủy. “Nó nhắc tôi nhớ về cái đẹp của kiến trúc” – kiến trúc sư nói – “Và trách nhiệm bảo tồn”.
Mỗi cá nhân có ý thức về trách nhiệm bảo tồn, điều đó là rất đáng quý, nhưng chưa đủ. Bởi vì bảo tồn, ở tầm quy hoạch và phát triển, trước hết là trách nhiệm của nhà quản lý, là ý thức của chủ đầu tư, rồi mới đến ý thức của những cá nhân trong xã hội. Người ta có thể treo biển cấm vẽ bậy lên công trình, ngăn cản hành vi của những người thiếu ý thức. Nhưng những người có ý thức, nhiều khi không thể ngăn cản việc phá bỏ cả một công trình, hay chặt hạ hàng trăm cây cổ thụ trong thành phố.
Đằng sau những hàng cây đã bị chặt trên đường Tôn Đức Thắng, nhà máy đóng tàu Ba Son đang được đập bỏ. Nghe nói, ở đó có những u tàu do người Pháp xây dựng từ những năm 1850. Những ụ tàu rất đẹp, từng lưu dấu mồ hôi của những người thợ làm nên phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn, trong đó có cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Anh bạn kiến trúc sư của tôi cũng đã đến Ba Son vào những ngày cuối. Tất cả những gì anh có thể làm, là mua lại những viên gạch lịch sử, với giá 6 nghìn đồng một viên. 
Phạm Gia Hiền

PHÂN ƯU (GS.Nguyễn Minh Đạo tạ thế)


  Chúng tôi vừa nhận được tin buồn:
                                       Thầy NGUYỄN MINH ĐẠO
      
Nguyên Giáo sư Toán các trường Trung Học Lê văn Trung và Văn Thanh, Tỉnh Tây Ninh.
        Vừa qui vị vào ngày 24-4 năm Bính Thân (DL: 30-5-2016) tại  tư gia (ngoại ô cửa số 4 Tòa Thánh Tây Ninh), thuộc Hiệp Ninh, Tây Ninh.
                                                  Hưởng thọ: 84 tuổi
     
Theo chương trình, tang lễ cử hành vào ngày 31/5/2016 và an táng tại Tây Ninh ngày 1/6/2016
        Xin báo tin quý bạn cựu sinh và thành kính phân ưu cùng tang gia, hiếu quyến.
        Cầu nguyên Ơn Trên, Đức CHÍ TÔN, Đức PHẬT MẪU và các Đấng Thiêng liêng độ rổi chơn linh Thầy NGUYỄN MINH ĐẠO siêu thăng tịnh độ..
                                     THÀNH KÍNH CHIA BUỒN                                      
                                       Học trò cũ: - Dương văn Ngừa và gia đình.
                                                          - Hồ Xưa và gia đình.

TIN BUỒN (GS.Nguyễn Minh Đạo tạ thế )


Được TIN BUỒN :
Thầy NGUYỄN MINH ĐẠO
Nguyên Giáo sư Tóan các trường TH.Lê văn Trung,TH.Văn Thanh
đã mệnh chung vào ngày 30/5/2016 tức ngày 24  /4/ Bính Thân      tại  tư gia (cửa số 4,nội ô Tòa Thánh Tây Ninh), thọ 84 tuổi
Tang lễ cử hành vào ngày 31/5/2016 và an táng tại Tây Ninh ngày 1/6/2016
Xin thành kính phân ưu cùng tang quyến.
Cầu nguyện Linh hồn Thầy được AN NGHĨ NƠI CÕI NIẾT BÀN.

Nhóm học trò cũ trường TH.Lê văn Trung ,Văn Thanh và Đạo Đức Học Đường

Bí Mật Của Bí Rợ

Mời các bạn xem :
Trị bệnh theo  CÁCH  NẦY,NẾU KHÔNG HẾT  CŨNG VÔ HẠI.


Dành cho những người tin tưởng có một loại thuốc thay thế.
Tuy nhiên , Không có hại bởi vì nó là thực vật để ăn với giá rẻ nhất trên khắp thế giới.

Một bí mật được tiết lộ ...

Cách đây vài năm, tôi lấy làm ấn tượng trong cuộc thử nghiệm máu bởi cựu giáo sư của tôi. Năm thành phần quan trọng trong máu là chất urê, cholesterol, đường trong máu, chất béo và triglyceride vượt xa mức độ cho phép. Có nhiều người trong những trường hợp quá mức cho phép này đã chết hoặc, nếu còn sống thì đó chỉ là một sự ương ngạnh bướng bỉnh. Sau đó vị giáo sư cho tôi thấy tên của những bệnh nhân cho đến khi tên một bệnh nhân nằm dưới bàn tay của ông lộ ra. Bệnh nhân ấy chính là ông!

Tôi lặng người chết điếng! Và hỏi " Nhưng bằng cách nào và ông đã làm gì ? ".

Ông cười và giới thiệu tôi một bản phân tích: "Bây giờ, nhìn đây, so sánh các thông số và ngày ghi của nó. Tôi đã làm như vậy."
Các thông số rõ ràng nằm trong phạm vi cho phép, máu là hoàn hảo, hoàn mỹ, nhưng càng ngạc nhiên khi tôi xem ngày tháng, chỉ cách nhau một tháng (của cùng một người)

Tôi hỏi : "Có thể nào như vậy? Điều này có nghĩa là một phép lạ ! "
Một cách từ tốn, ông nói rằng phép lạ là do bác sĩ, người đã đề nghị điều trị theo cách của một người bạn bác sĩ khác. Điều trị này đã được sử dụng bởi chính bản thân mình, nhiều lần, với kết quả mỹ mãn.

Tôi đề nghị bạn thử nghiệm. Khoảng một năm, một lần xét nghiệm máu, và nếu hiện trạng trong máu quá mức quy định, lập tức trở lại áp dụng phương pháp này.

Đây là “bật mí”: mỗi tuần, mua bí rợ tại chợ phiên, siêu thị (trong vòng 4 tuần). Không phải là bí ngô squash, mà là bí ngô, loại khá lớn thường được sử dụng để làm kẹo bánh. Hàng ngày, gọt vỏ 100 gram (chưa nấu, như trong hình ở phần cuối tiếng Anh), bỏ vào trong máy xay sinh tố, cùng với nước thường và trộn đều , làm thành sinh tố bí ngô (không có đường).

Uống ly sinh tố này 15-20 phút trước khi ăn sáng. Làm như vậy trong vòng một tháng, mỗi khi máu của bạn cần phải được điều chỉnh.

Có thể kiểm soát kết quả, phân tích trước và sau khi điều trị với những bí ngô khác. Theo các bác sĩ, không có phương cách chỉ định, bởi vì chỉ có nó là một loại rau quả tự nhiên và nước.

Giảng viên, một kỹ sư hóa học xuất sắc, nghiên cứu về các thành phần trong bí ngô kết luận, loại cholesterol có hại và nguy hiểm là loại cholesterol loảng – LDL (Low-density lipoprotein). Trong tuần đầu tiên, trong nước tiểu có một số lượng lớn cholesterol loảng được thải ra, kết quả, bí rợ đã chùi sạch động mạch, bao gồm cả não , do đó trí nhớ của con người tăng lên ...

Không nên giữ bí mật của bí rợ ... .

(Từ Cảnh chuyển)

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Chí lý và Có lý


FM 974 : Phi Luật Tân: Duterte, Marcos Và Arroyo – Người Mới Nói Chuyện Cũ



 TT Duterte
    Rodrigo Duterte, người tổng thống mới được bầu lên trong kỳ bầu cử vừa qua tại Phi Luật Tân, tuyên bố, ông sẽ cho phép cựu tổng thống, Ferdinand Marcos, mà dân chúng Phi gọi “nhà độc tài”được chôn cất như một người anh hùng nhưng nhìn nhận, quyết định này sẽ gây ra nhiều bàn cải và chống đối dữ dội khắp nước, vì việc này được người ta xem là, một chiến thắng quan trọng cho những thành viên của gia đình Marcos, trong mưu toan trở lại quyền hành.
   
    Ông Duterte đồng thời cũng nói thêm, sẽ miễn tội cho bà cựu tổng thống Gloria Arroyo, đang bị quản thúc tại một bệnh viện quân đội ở Manila, chờ xét xử tội gian lận việc bỏ phiếu.  Trong 21 năm cầm quyền của Ferdinand Marcos, Phi Luật Tân bị thất thoát hàng tỹ Mỹ kim, và hiện thời, con trai ông ta, đang ra tranh cử chức vụ phó tổng thống. Lời tuyên bố của ông Duterte, người sẽ nhận chức vụ tổng thống Phi vào ngày 30 tháng 6 năm nay, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lời chỉ trích nặng nề, cho ông cũng là một nhà độc tài, hành động vô trách nhiệm, coi thường luật pháp. Nói chuyện với dân chúng ở Davao, nơi ông làm tỉnh trưởng, Duterte cho biết, ông chuẩn bị chấp nhận chống đối của dân chúng khi nói đến những vấn đề có liên quan tới hai người cựu lãnh đạo này, ông cho phép dân chúng biểu tình bày tỏ thái độ, một khi ông quyết định, sẽ chấp thuận lời nguyện ước sau cùng trong nhiều năm qua của gia đình ông Ferdinand Marcos, là Marcos được chôn cất tại một nghĩa trang quốc gia ở thủ đô Manila, cái nghĩa trang dành chôn cất những người chiến sĩ anh hùng cao quý nhất của Phi Luật Tân.
    Duterte nhấn mạnh, ông cho phép họ làm như vậy, không phải chỉ vì ông Marcos là một anh hùng nhưng vì ông là một người lính Phi Luật Tân, Marcos và gia đình chạy trốn và sống lưu vong trên đất Mỹ năm 1986 sau khi hàng triệu người dân Phi xuống đường biểu tình, trong cuộc cách mạng, bất bạo động, gọi là “quyền lực người dân”. Cựu tổng thống Marcos bị cáo buộc, đở đầu cho những sự chà đạp nhân quyền tàn bạo và biển thủ hơn 10 tỹ Mỹ kim của ngân quỷ quốc gia, qua đời ba năm sau đó tại Hawaii. Thi hài ông hiện được giữ trong một hầm mộ đặt trong nhà thờ nhỏ nơi quê nhà ông ở phía bắc Phi Luật Tân, con trai ông cũng mang cùng tên, đã nhảy vào chính trường và đã đắc cử, trở thành một Thượng nghị sĩ của thượng viện Phi năm 2010, cũng như tranh cử chức vụ phó tổng thống trong kỳ bầu cử vào đầu tháng 5 mới đây. Marcos Jnr hiện có số phiếu đứng hàng thứ nhì, trong bảng kết quả sơ khởi, nhưng người ta tin rằng, ông chắc chắn sẽ thua người đứng đầu, ông Leni Robredo, tuy nhiên với số tuổi 58, ông Marcos Jnr xem ra, vẫn còn trẻ trên con đường tiến đến mục đích chính trị của mình, có thể là ngôi vị tổng thống ở một ngày nào đó. Những người ủng hộ Ferdinand Marcos cho rằng, ông xứng đáng được chôn tại nghĩa trang dành cho người anh hùng này, vì ông đã là một quân nhân anh hùng trong thế chiến thứ 2, khi người Phi Luật Tân cầm súng chống lại sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, một số sử gia Hoa kỳ cũng như Phi Luật Tân vẫn còn nhiều tranh cải về sự khả tin của việc này. Ông Duterte nói, việc cho phép Marcos được chôn trong nghĩa trang quốc gia, không cần thiết có nghĩa là biến ông ta thành một người anh hùng, vì có rất nhiều quân nhân bình thường khác cũng đã chôn ở đó, mà họ không có tư cách anh hùng gì cả.
    Cũng trong hôm thứ hai tuần qua, ông Duterte nói thêm, ông tin rằng một cựu tổng thống khác, từ 2001 tới 2010, bà Arroyo, đang bị quản thúc từ năm 2011, nên được trả tự do, và ông sẳn sàng ký quyết định miễn tội cho bà ta. Gloria Arroyo, bị buộc vào nhiều tội gian lận bầu cử, tội nếu có, sẽ bị án tù tới 40 năm, ủy ban bầu cử quốc gia, sau khi bắt quản thức bà, đã yêu cầu một án lệnh từ tòa án, ngăn cấm bà không được đi ra khỏi nước. Được biết, trong năm 2011, sau khi không còn là tổng thống, bà và chồng bà đã toan rời khỏi Phi Luật Tân, với lý do đi chửa bệnh ở ngoại quốc, nhưng tòa án đã ra lệnh bắt giam, vợ chồng bà Arroyo bị chận lại tại phi trường Manila. Bà phủ nhận và bác bỏ mọi cáo buộc, luật sư đại diện cho bà lúc đó, nói rằng, vụ án được ngụy tạo nhằm triệt hạ uy tín thân chủ của mình, họ cũng đưa đơn kháng cáo lên tối cao pháp viện Phi, yêu cầu hủy bỏ lệnh cấm bà đi ra khỏi nước. Bà thành công cho phép bà tạm thời được đi nhưng chính quyền Phi từ chối cấp chiếu khán, theo bộ tự pháp Phi Luật Tân thì, bà có thể tìm cách xin tỵ nạn chính trị ở ngoại quốc. Bà Gloria Arroyo sẽ là người tổng thống thứ nhì của Phi Luật Tân bị đưa ra tòa án, người trước đó, cựu tổng thống Joseph Estrada, đã mất quyền vì cáo buộc tham nhũng, bị quân đội đảo chánh năm 2001, và bị án tù chung thân nhưng được bà Arroyo miễn xá khi bà này trở thành tổng thống sau đó.
    Theo những người đứng về phía chống đối tuyên bố của ông Duterte, đem chôn ông Marcos trong nghĩa trang anh hùng quốc gia là một hành động xóa bỏ mọi tội lỗi mà ông ta đã gây ra cho dân chúng Phi và coi như gián tiếp nói lên một thông điệp hiểu lầm cho thế giới về những tội phạm hình sự ở Phi Luật Tân.  Bonifacio Ilagan, người từng bị giam giữ và tra tấn bởi quân lính của Marcos, hiện là người trưởng nhóm của một tổ chức chống lại việc trở lại nắm quyền bính của phe Marcos, cho rằng, sẽ có chống đối và biểu tình mạnh mẽ nếu sự việc xãy ra. Quyền lực của Marcos trong hai thập niên chấm dứt năm 1986 khi hàng triệu người dân Phi xuống đường biểu tình, với sự hậu thuẩn của quân đội, buộc gia đình ông ta phải bỏ nước chạy sang Mỹ lưu vong, theo chính phủ Phi, Marcos và vợ ông, bà Imelda, đã biển thủ cả 10 triệu đô la của ngân quỷ quốc gia cùng với cho phép nhân viên an ninh dưới quyền, mặc tình bắt bớ dân chúng, chà đạp nhân quyền trắng trợn, gây cho hàng ngàn người chết vì tra tấn tàn bạo. Tuy nhiên, sau khi Marcos chết, bà vợ ông, Imelda và các con được phép trở về quê hương và trong hơn hai thập niên qua, họ an hưởng cuộc đời nhàn hạ, chẳng những vậy, còn tham gia vào chính trường Phi, trong khi tội lỗi quá khứ không ai nhắc tới. Bà Imelda đắc cử dân biểu, đại diện cho dân chúng ở tỉnh phía bắc, một nơi được xem là cứ địa của gia đình Marcos, con trai, Marcos Jnr, trở thành thượng nghị sĩ năm 2010 và hiện đang chờ kết quả kỳ bầu cử phó tổng thống mới đây.
     
     Duterte, cho biết lý do tại sao ông muốn thi hài cựu tổng thống Marcos được chôn tại nghĩa trang anh hùng quốc gia, là để chấm dứt sự chia rẽ của xã hội Phi về vấn đề này trong suốt mấy thập niên qua, tuy nhiên, Nilda Seville, chủ tịch tổ chức của những nạn nhân dưới chế độ Marcos, nói rằng, vết thương quá khứ này chỉ có thể hàn gắn được, một khi người ta tìm ra sự thật cái gì đã xảy ra cho thân nhân, cho gia đình nạn nhân và đưa thủ phạm ra trước công lý, anh của bà này, một luật sư về nhân quyền đã bị mất tích trong năm 1977, là một trong 882 người biến mất không tìm ra, trong những năm tháng Marcos cầm quyền, sự đau khổ đó vẫn kéo dài, không làm sao quên được.

   
Thuyên Huy
                                                          Cựu TT.Marcos.
                                            cựu TT.Arroyo

8 bức ảnh ẩn chứa câu chuyện lịch sử rùng rợn ...

Dưới đây là những bức ảnh lịch sử chứa đựng những câu chuyện từng gây chấn động dư luận một thời:
1. Cái chết thảm khốc của cậu bé 14 tuổi
rùng rợn, Hình ảnh,
Người trong hình là cậu bé Keith Sapsford, 14 tuổi.
Bức ảnh “kể” về cái chết bất ngờ của cậu bé tên Keith Sapsford, 14 tuổi, người rơi từ độ cao 60 mét xuống mặt đất này đã gây chấn động dư luận những năm 1970.
Mong muốn được khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài, Keith Sapsford đã đi ”lậu” vé máy bay bằng cách trốn trong bánh máy bay.
Không may cho cậu bé, khi máy bay cất cánh, cậu đã rơi từ chiếc máy bay của hãng hàng không Nhật Bản trong hành trình đi từ Sydney (Australia) đến Tokyo (Nhật Bản).
Bức anh được một nhiếp ảnh gia nghiệp dư John Gilpin chụp lại sau khi máy bay cất cánh ít phút.
2. The Falling Man
rùng rợn, Hình ảnh,
Một người đàn ông quyết định nhảy từ độ cao 400 mét khi tòa nhà anh đang làm việc bị cháy trong sự kiện 11/9.
rùng rợn, Hình ảnh,
Phút kinh hoàng của hàng trăm người tìm cách thoát thân
Đây là một trong những bức ảnh đau thương “biểu tượng” cho sự kiện Mỹ bị khủng bố ngày 11/9.
Bức ảnh do Richard Drew, phóng viên ảnh của hãng AP, chụp tại tòa nhà phía Bắc của Trung tâm thương mại Mỹ lúc 9:41:15 sáng.
Đến nay, người ta vẫn chưa xác định danh tính chính xác của người đàn ông cố gắng tìm cách thoát thân ở độ cao 400 mét khi tòa nhà chỗ anh ấy làm việc bị cháy lớn.
3. Bức ảnh “Kền kền chờ đợi”
rùng rợn, Hình ảnh,
Bức ảnh “Kền kền chờ đợi” này ẩn chứa câu chuyện xúc động.
Ít ai biết rằng, sau khi được nhận giải thưởng Pulitzer danh giá cho bức ảnh “Vulture Stalking a Child” (tạm dịch: Kền kền chờ đợi), tác giả của bức ảnh (phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter đã tự sát).
Năm 1993, trong chuyến công tác đến miền nam Sudan, Kevin Carter đã nhìn thấy hình ảnh một cô bé gầy còm lê lết đến trung tâm cứu trợ. Khi chuẩn bị chụp hình, anh thấy có con chim kền kền đậu xuống và chờ đợi. Rồi bức ảnh ra đời.
Sau đó, bức ảnh cũng là sự kết thúc của chính tác giả. Dằn vặt vì không đỡ cô bé dậy, Kevin Carter đã tự sát trong ô tô riêng bằng khí carbon monoxide sau khi để lại bức thư tuyệt mệnh.
Trong đó có câu: “Tôi xin lỗi, tôi thực sự xin lỗi. Sự đau đớn đã đạt tới cái mức mà không có sự vui sướng nào bù đắp được… suy sụp…”
4. Sự khủng khiếp của chiến tranh
rùng rợn, Hình ảnh,
Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Kenneth Jarecke chụp lại năm 1991 khi ông đứng trước hình ảnh còn lại của một người lái xe tăng đang cố gắng thoát thân khi bị tấn công trong cuộc chiến tranh vùng vịnh.
Bức ảnh là lời tố cáo về hiện thực và sự tàn bạo của chiến tranh. Tác giả hi vọng, khi nhìn thấy bức ảnh này, chúng ta biết cách trân trọng hơn những giây phút hòa bình hiện tại.
5. Con mắt “nguyên tử”
rùng rợn, Hình ảnh,
Sự phá hủy khủng khiếp của bom nguyên tử năm 1945 khi Mỹ thả xuống Hiroshima được diễn tả lại trong bức ảnh khủng khiếp này.
Những nạn nhân dù may mắn sống sót vẫn phải chịu hậu quả nặng nề của quá khứ.
6. “Home”
rùng rợn, Hình ảnh,
Đây là bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một cô bé từng sống trong trại tập trung. Năm 1948, khi được đưa về trại dành cho trẻ em cơ nhỡ, em đã vẽ bức tranh về “Ngôi nhà” (Home) với những đường nét nguệch ngoạc như trong hình.
7. Dùng điện để nghiên cứu cơ mặt
rùng rợn, Hình ảnh,
Nhà thần kinh học người Pháp Duchenne de Boulogne dùng điện để nghiên cứu về biểu đạt cơ mặt của bệnh nhân năm 1862.
8. Chữa bệnh?
rùng rợn, Hình ảnh,
Hình ảnh một bệnh nhân mắc bệnh tâm thần bị cùm tay chân ở dưới một tầng hầm tại Đức năm 1890.
Theo Soha

Dương Lệ Khôn-Vivien Leigh của điện ảnh Trung Quốc bị bức hại đến điên loạn trong cách mạng văn hóa


Là một ngôi sao điện ảnh xuất chúng của điện ảnh Hoa ngữ thập niên 60, từng làm nên kỷ lục phim có doanh thu phát hành quốc tế cao nhất, thế mà trong cuộc “Cách mạng văn hóa”, người đàn bà tài hoa ấy đã bị bức hại và cuối cùng rơi vào tình trạng tâm thần điên loạn.

điện ảnh, my nhan, bức hại, Bài chọn lọc,
Bà ấy là “A Thi Mã” vừa thông minh xinh đẹp vừa u sầu buồn bã trong “Ngũ Đóa Kim Hoa”.
(Ảnh: Internet)
Bà đã từng là đệ nhất mỹ nhân trong làng điện ảnh Trung Quốc được xếp ngang hàng với ảnh hậu Vivien Leigh của Hollywood.
Bà là bông hoa rung động lòng người nhất trong “Ngũ Đóa Kim Hoa” (Năm bông hoa vàng), là “A Thi Mã” vừa thông minh xinh đẹp lại vừa u sầu buồn bã.
Vậy mà tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh, ông trời ban cho bà một dung mạo trong sáng như ánh trăng rằm lay động lòng người và hào quang sáng chói, đồng thời cũng cho bà một cuộc đời đầy trắc trở, khổ đau.
Bà ấy là Dương Lệ Khôn, 16 tuổi đã đóng vai chính Kim Hoa trong bộ phim điện ảnh “Ngũ Đóa Kim Hoa”. 22 tuổi, bà tham gia bộ phim “A Thi Mã”, tác phẩm ca múa nhạc âm thanh lập thể màn hình rộng đầu tiên của Trung Quốc, đã khuynh đảo hàng tỷ người xem.
điện ảnh, my nhan, bức hại, Bài chọn lọc,
Năm 22 tuổi, bà đóng vai chính trong bộ phim “A Thi Mã”, bộ phim ca múa nhạc âm thanh lập thể màn hình rộng đầu tiên của Trung Quốc, đã khuynh đảo hàng tỷ người xem. (Ảnh: Internet)
Ngày nay, chỉ cần đến Côn Minh, phái nữ được gọi với tên chung là A Thi Mã, đến Đại Lý, lại được gọi chung là Kim Hoa, tầm ảnh hưởng của Dương Lệ Khôn có thể thấy được hết sức rõ ràng, và giá trị thương hiệu của Dương Lệ Khôn đã đem thu nhập vượt quá 100 tỷ Nhân Dân Tệ cho tỉnh Vân Nam. Đến nay, minh tinh trong giới nghệ sĩ nước này có thể mang đến hiệu ứng quy mô lớn như vậy cho cả một tỉnh thì chỉ có Dương Lệ Khôn.
Ngày 27/4/1942, Dương Lệ Khôn ra đời trong một gia đình dân tộc Di ở Phổ Nhị, tỉnh Vân Nam. Khi bà được bốn năm tuổi, mẹ bà vì lao lực quá sức mà qua đời, vì gia cảnh khốn khó, Dương Lệ Khôn vừa lên tiểu học đành phải nghỉ học. Mấy năm sau, bà được người chị cả ở Côn Minh đưa về, gửi nuôi tại nhà chị ba, Dương Lệ Khôn mới đi học lại.
điện ảnh, my nhan, bức hại, Bài chọn lọc,
Dương Lệ Khôn ra đời trong một gia đình dân tộc Di ở Phổ Nhị, Vân Nam. (Ảnh: Internet)
Năm 1954, khi Dương Lệ Khôn 12 tuổi cùng chị ba đi xem diễn xuất đã được trưởng đoàn Hồ Tông Lâm của đoàn ca múa tỉnh Vân Nam phát hiện, cho rằng bà có tài năng ca múa bẩm sinh, bà được mời vào làm học viên của đoàn ca múa tỉnh. Dương Lệ Khôn tự biết cơ hội đến được không dễ nên tập luyện rất chăm chỉ.
Năm thứ hai, bà đã chính thức tham gia diễn xuất trong đoàn, trở thành diễn viên múa đơn. “Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ” mà bà biểu diễn nhận được sự yêu thích và lời khen của mọi người. Họ ngợi khen bà: “Cô ấy giống như một nhánh hoa lan băng thanh ngọc khiết, tỏa hương thơm ngát”.
Năm 1959, Dương Lệ Khôn đóng bộ phim truyện “Ngũ Đóa Kim Hoa”, chính bộ phim này đã thay đổi cả cuộc đời bà, từ đây bà được đưa lên tận mây xanh, cũng bị đẩy xuống vực thẳm của bi kịch.
điện ảnh, my nhan, bức hại, Bài chọn lọc,
Năm 1959, đạo diễn giảng lời thoại cho Dương Lệ Khôn trong lúc quay phim “Ngũ Đóa Kim Hoa”. (Ảnh: Internet)
“Ngũ Đóa Kim Hoa” vừa mới xuất bản đã nhận được sự yêu thích của quảng đại quần chúng và tạo tiếng vang lớn. Trong Liên hoan phim Á – Phi lần thứ hai, Dương Lệ Khôn nhận được giải thưởng Chim Ưng Bạc cho nữ diễn viên xuất sắc nhất, đích thân tổng thống Ai Cập mời bà lên nhận giải. Từ đây, “Ngũ Đóa Kim Hoa” đã được trình chiếu trên 46 quốc gia và khu vực, thành tích cho đến tận bây giờ không ai có thể qua được.
Năm 1964, Dương Lệ Khôn lại đóng vai chính trong bộ phim “A Thi Mã”, bộ phim ca múa nhạc âm thanh lập thể màn hình rộng đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc này, từ khi vừa mới bắt đầu quay đã liên tục gặp trắc trở, Dương Lệ Khôn bị chỉ trích là “tác phong tiểu thư giai cấp tư sản”, tuyên dương “quan niệm tình yêu của giai cấp tư sản”, bà vừa phải đóng vai  A Thi Mã trước ống kính, vừa chịu nhận cái gọi là “sự giúp đỡ” của “tổ công tác”.

Khi đoàn làm phim “A Thi Mã” vừa quay xong phân cảnh cuối cùng, Dương Lệ Khôn nhận được thông báo lập tức trở về đơn vị, từ đây, bà rơi vào cuộc đấu tranh phê phán kịch liệt. Bà đã bị những đòn tra tấn như: đánh đập, kim đâm vào người, quỳ dưới gạch vỡ, bị nhốt trong phòng tối, bị hành hạ không ngừng. Cuối cùng, tinh thần bà suy sụp, đêm nào cũng gặp phải ác mộng. Về sau Dương Lệ Khôn dẫu có tinh thần tỉnh táo vẫn không xem được bộ phim do mình đóng vai chính này.
Năm 1970, Dương Lệ Khôn vì bị bức hại dẫn đến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng, xuất hiện các triệu chứng ảo giác. Thế là, bà được miễn quản chế và chuyển đến bệnh viên tâm thần Trường Pha. Khi được chuyển đến bệnh viện, kết quả chẩn đoán cho thấy bệnh do suy sụp tinh thần mà thành. Năm ấy bà mới chỉ 28 tuổi.
Trong cuộc đời bấp bênh đau khổ này, điều đáng được an ủi duy nhất chính là có một người đàn ông dùng tình yêu mở ra một bầu trời cho bà. Năm 1971, khi Đường Phụng Lâu gặp Dương Lệ Khôn lần đầu, sắc mặt bà vàng vọt, ánh mắt đờ đẫn, thân hình sưng phù vì dùng các loại thuốc kích thích, hoàn toàn mất đi vẻ đẹp thời vàng son. Tuy vậy, ánh mắt chân thành và lương thiện của bà đã thu hút Đường Phụng Lâu một cách sâu sắc.
điện ảnh, my nhan, bức hại, Bài chọn lọc,
Dương Lệ Khôn sinh hạ một cặp bé trai song sinh. (Ảnh: Internet)
Nhiều năm sau, khi nhớ lại Dương Lệ Khôn, ông vẫn xúc động nói: “Tôi có thể chung sống với bà ấy gần 30 năm, hoàn toàn là vì con người bà ấy rất tốt”. Sau khi kết hôn, Đường Phụng Lâu càng quan tâm Dương Lệ Khôn hơn. Người đẹp A Thi Mã ngày nào cuối cùng đã được sống những ngày tháng hạnh phúc, ngày 25/5/1974, bà đã sinh hạ một cặp bé trai song sinh.
Mùa thu năm 1978, Trương Duy, trưởng đoàn mới của đoàn ca múa tỉnh Vân Nam cùng mấy người bạn từ Côn Minh đến Thượng Hải, tìm được Dương Lệ Khôn trong một bệnh viện tâm thần. Cô gái với thân hình mảnh mai, dung mạo xinh đẹp của ngày xưa, giờ đã bị tàn phá như thể hai người hoàn toàn khác biệt. Ai có thể tin cô diễn viên xuất sắc đã từng nổi tiếng một thời giờ đây lại trở thành bộ dạng này.
điện ảnh, my nhan, bức hại, Bài chọn lọc,
Những người bạn cũ đến thăm Dương Lệ Khôn vào những năm cuối đời của bà. (Ảnh: Internet)
Dương Lệ Khôn tuy nhớ Vân Nam, nhưng không muốn gặp lại những người trong đoàn ca múa đã từng lăng nhục, bức hại bà năm xưa, bà tỏ ý muốn định cư ở Thượng Hải. Mãi đến khi qua đời, bà cũng chưa từng một lần trở về quê hương.
Ngày 21/7/2000, Dương Lệ Khôn đã qua đời ở Thượng Hải vì bệnh, hưởng thọ 58 tuổi. Bia mộ của bà, Thượng Hải một cái, Côn Minh một cái. Tro cốt của bà, Thượng Hải một nửa, Côn Minh một nửa. Bà giống như sao băng vụt qua, trong nháy mắt chiếu sáng cả một vùng trời, vẻ đẹp của bà sẽ sống mãi trong lòng người dân ở Vân Nam.
The Secret China.
Xem thêm : 12 người đẹp chết thảm trong thời Cách mạng Văn hóa

Người Kiêng Thịt/The Vegetarian–Trích đoạn Tiểu thuyết của Han Kang

LTS:  Tạp Chí Da Màu

Tiểu thuyết The Vegetarian của Han Kang, nữ văn sĩ Nam hàn (được dịch sang Anh ngữ bởi Deborah Smith), đã đoạt giải quốc tế Man Booker năm nay. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giải Man Booker mà cả hai tác giả và dịch giả được tôn vinh, với tiền thưởng (50,000 quan Anh) chia đồng đều.
Tác phẩm “nên thơ nhưng đau như cắt” của văn sĩ Han Kang và dịch giả Deborah Smith được chọn trong số những tác phẩm văn chương xuất sắc của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ là Orhan Pamuk, (đã đoạt giải Nobel Văn chương), nhà văn Ý Elena Ferrante, nhà văn Angola Jose Eduardo Agualusa, nhà văn Trung quốc Yan Lianke and nhà văn Áo Robert Seethaler.
Dịch giả Smith (Anh quốc), chỉ mới chọn ngành dịch thuật văn chương và học tiếng Đại hàn trong vài năm qua, lúc cô 21 tuổi và vừa tốt nghiệp bằng cử nhân Văn chương Anh, vì cô thấy rằng “còn thiếu vắng những dịch giả cho văn chương Hàn quốc.”
Ẩn dụ “kiêng thịt’’ biểu tượng cho sự chối từ, phản kháng, trước những ràng buộc, mực thước của văn hóa và xã hội. Hành động kiêng thịt của Yeong-hye, nhân vật chính, gây ra những hậu quả sâu đậm, ảnh hưởng trực tiếp đến hôn nhân và những mối liên hệ gia đình của cô. Hành động kiêng thịt cũng biểu hiện cho tinh thần feminist và quan điểm độc lập trong nghệ thuật và đời sống, đồng thời chất vấn những khái niệm truyền thống về luân lý và siêu hình.
Tuy đây là một tác phẩm có nhiều màu sắc Á Đông (độc giả Việt Nam sẽ thấy những gần gũi, đồng thời những khiếm khuyết văn hóa, như sự tàn bạo và tinh thần miệt thị phụ nữ ăn sâu vào vô thức của những nhân vật nam), sự từ chối không ăn thịt của Yeong-hye làm ta nghĩ đến huyền thoại Daphne và Apollo của Hy lạp. Daphne từ chối sự săn đuổi của Apollo vì nàng muốn bảo tồn trinh tiết và sự tự do của mình trong thiên nhiên, nên đã cầu khẩn ông bố, một vị thần, “xin cha hãy phá hủy cái đẹp đang tổn hại và cầm tù con, hoặc  biến đổi cái xác thịt đang ngăn chận vận mệnh và tâm hồn con.” Daphne được toại nguyện khi thân thể nàng biến thành cây rừng trong cùng khoảnh khắc mà Apollo gần như bắt được nàng.
Tuy danh từ “vegetarian” cũng có thể được dịch là “người ăn chay,” chúng tôi nghĩ “người kiêng thịt” có lẽ mạnh hơn.
Vegeterian Cover

Các nhân vật:
Yeong-hye: Nhân vật chính, người từ chối ăn thịt
Cheong: chồng của Yeong-hye
In-hye: Chị gái của Yeong-hye
Yeong-ho: Em trai của In-hye và Yeong-hye

[Cheong, chồng Yeong-hye, là người kể chuyện]:
Cha vợ tôi hơi khòm người xuống một chút khi ông dí miếng thịt heo vào mặt vợ tôi, một đời sống với kỷ luật cứng ngắc không che dấu được nét già cỗi trên khuôn mặt ông ấy.
“Ăn đi! Nghe lời cha bảo và ăn đi. Cha bảo làm cái gì là vì nó tốt cho con. Tại sao lại chướng như vầy rồi bệnh làm sao?”
Nỗi chăm lo của một người cha gần như làm ông nghẹn lại, và điều đó gây một ấn tượng mãnh liệt trong tôi, nó làm tôi xúc động bất ngờ đến rươm rướm nước mắt. Có lẽ mọi người chung quanh cũng cảm thấy giống vậy. Vợ tôi lấy một tay đẩy đôi đũa của ông ấy ra, và chúng run run một cách lặng lẽ trong khoảng không gian trống.
“Cha à, con không ăn thịt.”
Lập tức, bàn tay ông chém vụt qua khoảng không gian trống. Vợ tôi bụm má mình trong tay.
“Cha!” In-hye hét lên, nắm chặt lấy cánh tay ông ấy. Môi ông co giựt như thể cơn thịnh nộ của ông vẫn chưa dịu xuống. Lâu rồi tôi vẫn từng nghe về tính khí hung hãn cực độ của ông, nhưng đây là lần đầu tiên tôi trực tiếp nhìn thấy ông đánh một người khác.
“Anh Cheong, Yeong-ho, cả hai lại đây.”
Tôi ngập ngừng bước đến bên vợ tôi. Ông đánh cô mạnh đến nỗi máu ửng lên làn da trên má cô. Hơi thở cô đứt quãng, hình như sự bình thản của cô cuối cùng đã vỡ tan. “Nắm chặt hai cánh tay của Yeong-hye, cả hai đứa bây.”
“Hả?”
“Nếu nó ăn một lần, nó sẽ tiếp tục ăn nữa. Cứ làm bộ tịch hoài, ai cũng ăn thịt cả!”
Yeong-ho đứng lên, coi bộ anh chàng nghĩ đây là một màn kịch khó diễn.
“Chị ơi, sao chị không làm ơn ăn đi? Dù sao thì cứ làm bộ ăn đi cho xong chuyện. Sao chị cứ phải làm khó như vầy trước mặt Cha?”
“Ăn nói cái gì vậy?” Cha vợ tôi thét lên. “Giữ chặt hai tay nó lại, nhanh lên. Anh nữa, anh Cheong.”
“Cha, tại sao Cha làm như vậy?” In-hye chộp cứng lấy cánh tay phải của cha cô.
Quăng đôi đũa xuống xong, bây giờ ông nằm một miếng thịt heo trong mấy ngón tay và xăm xăm bước đến gần vợ tôi. Cô đang ngập ngừng định thối lui thì thằng em trai cô nhào túm lấy cô và kéo cô ngồi xuống. “Chị ngồi yên nhé? Cứ ăn cái gì mà Cha đưa cho ăn.”
“Cha, con van Cha, ngừng lại đi,” In-hye năn nỉ ông, nhưng ông vùng ra khỏi tay In-hye và nhào tới, cố nhét miếng thịt heo vào miệng vợ tôi. Một tiếng rên rỉ phát ra từ đôi môi mím chặt của Yeong-hye. Vợ tôi không thốt lên được tiếng nào vì sợ nếu mở miệng ra nói thì miếng thịt sẽ thừa dịp chui lọt vào.
“Cha!” Yeong-ho la lớn lên, chắc hắn muốn cản bố vợ tôi nhưng chính hắn ta thì vẫn ghì chặt tay cô vợ tôi.
“Mm-mm…mm!” Cha vợ tôi đè nát miếng thịt heo trên đôi môi vợ tôi trong khi cô ta dẫy dụa kịch liệt. Mặc dù có thể vạch môi của cô ra bằng mấy ngón tay mạnh mẽ của ông ta, ông vẫn không làm gì được với hai hàm răng cắn chặt cứng lại của cô.
Cuối cùng ông lại nổi khùng và tát vào mặt cô một lần nữa.
“Cha!” Mặc dù In-hye nhảy chồm lại và ôm ngang hông ông, trong khoảnh khắc sức mạnh của cái tát tay đã làm miệng vợ tôi há hốc và ông được thể nhét trọn miếng thịt heo vào. Ngay lúc sức lực trong hai cánh tay của Yeong-ho vừa có vẻ kiệt quệ, vợ tôi gầm lên và phun miếng thịt ra. Một tiếng gào dã thú phát ra từ đôi môi cô ta.
“…Tránh ra!”
Ban đầu, cô co rút đôi vai lên và có vẻ như sắp tháo chạy về hướng cửa trước, nhưng rồi cô quay lại và nắm lấy con dao gọt trái cây đang nằm trên bàn ăn.
“Yeong-hye?” Tiếng của mẹ vợ tôi, dường như nấc nghẹn, kéo dài một đoạn run rẩy giữa khoảng im lặng tàn bạo. Đám trẻ con, không còn kềm hãm được nữa, vụt khóc toáng.
Hàm nghiến chặt, vợ tôi nhìn trừng trừng vào từng khuôn mặt trong khi quơ con dao qua lại.
“Cản nó…”
“Lùi lại!”
Máu tuôn ra thành dòng từ cổ tay vợ tôi. Màu đỏ gây sốc trên bát đĩa sứ trắng. Khi đôi chân vợ tôi ngã vẹo ngang và người cô đổ sụp xuống sàn nhà, chồng của In-hye giằng lấy con dao khỏi tay cô, anh ta từ nãy đến lúc nầy vẫn ngồi quan sát mọi sự việc như một khách bàng quan.
“Em làm sao vậy? Ai đó lấy giùm một cái khăn lông coi!” Với kinh nghiệm của một thành viên lực lượng quân sự đặc biệt, [chồng của In-hye] thành thạo làm công việc dừng máu, rồi anh bế vợ tôi lên tay. “Nhanh lên, đi xuống nhà và nổ máy xe ngay!”
Tôi quơ vội đôi giày. Hai chiếc giày tôi thọc chân vào không phải cùng một đôi nên tôi phải đổi chúng lại trước khi có thể mở cánh cửa trước và bước ra ngoài …
****
dafne-escultura - Jakob Auer based on Bernini
“Apollo và Daphne” của Jakob Auer, dựa trên tác phẩm điêu khắc baroque của Lorenzo Bernini
[Giấc mơ sau đó của Yeong-hye khi nằm trong bệnh viện]
… Con chó cắn chân tôi hiện đang bị xiềng vào chiếc xe gắn máy của Cha. Với cái đuôi nướng cháy khét của nó băng rịt vào vết thương trên bắp chân tôi -đây là một cách chữa cổ truyền mà Mẹ tôi nhất định làm – tôi ra ngoài đứng ở cổng chính. Tôi lên chín, và cái nóng của mùa hè rất ngột ngạt. Mặt trời đã lặn xuống, vậy mà mồ hôi tôi vẫn đổ. Con chó cũng vậy, đang thở hổn hển, cái lưỡi đỏ lòm của nó đong đưa ra ngoài. Nó là một con chó trắng đẹp mã, to lớn hơn cả tôi. Trước khi nó cắn cô con gái của ông lớn, mọi người trong làng đều nghĩ là nó không bao giờ làm gì bậy cả.
Khi Cha cột con chó vào gốc cây và đốt nó bằng một cái đèn, ông nói ông sẽ không đánh nó. Ông nói ông nghe rằng bắt con chó chạy hoài cho đến khi nó chết là một hình phạt nhẹ hơn. Cha nổ máy xe mô tô và bắt đầu chạy vòng. Con chó chạy theo đàng sau. Hai lượt, ba lượt, xe và chó chạy vòng. Không nhúc nhích dù chỉ một bắp thịt, tôi đứng bên trong cổng nhìn con Trắng, mắt nó trợn ngược và thở như hụt hơi, dần dần mệt lả đi. Mỗi lần đôi mắt long sọc của nó bắt gặp đôi mắt tôi, tôi cũng trừng lại càng dữ tợn hơn.
Chó hư, mầy dám cắn tao hả?
Sau khi chạy được 5 vòng, con chó đã sùi bọt mép. Máu chảy ra từ cổ nó vì bị sợi dây thừng siết ngộp. Rên rỉ không ngừng qua cổ họng bị thương của nó, con chó tiếp tục bị kéo lê trên mặt đất. Đến vòng thứ sáu, con chó ói ra máu đỏ bầm, chảy rỉ từ miệng và cái cổ họng rộng huếch của nó. Trong lúc máu và bọt mép trộn lẫn với nhau, tôi đứng sững người và ngó trừng vào đôi mắt long lanh của nó. Vòng thứ bảy, trong khi chờ con chó được kéo tới gần đủ để nhìn thấy, Cha ngoái lại đàng sau và lúc đó con chó thật ra chỉ còn là một vật thể mềm nhũn đong đưa đàng sau chiếc mô-tô. Tôi nhìn bốn cái cẳng co giật từng cơn của nó, đôi mí mắt trợn trừng, máu và nước từ đôi mắt chết của nó.
Tối hôm đó ở nhà tôi có một buổi tiệc. Tất cả những người đàn ông trung niên từ các hẻm trong chợ đều đến, những người nào cha tôi cho là đáng quen biết. Tục ngữ nói rằng muốn cho vết thương chó cắn được lành thì phải ăn thịt chính con chó đó, và tôi đã xúc vào một miệng đầy. Không phải, thật ra tôi đã ăn nguyên cả chén đầy chung với cơm. Mùi thịt cháy, không lấn áp nổi bởi mùi hạt tía tô, nồng lên trong mũi tôi. Tôi nhớ đến đôi mắt con chó nhìn tôi, lúc nó bị bắt buộc chạy không nghỉ, lúc nó ói ra máu trộn lẫn bọt mép, và hình như những thứ này sau đó đã sủi bọt trên mặt nồi cháo, lợn cợn. Nhưng tôi không cần biết. Tôi thật sự không cần biết chuyện đó.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

NHÓM LẠI LỮA YÊU - vkp công chúa nhỏ



Anh như cơn lốc xoáy
Cuốn hút cuối đời em
Đưa nhau vào mộng ảo
Tưởng tình muộn êm đềm!
*
Bất ngờ trước thực tế
Sao quá đổi phũ phàng?
Neo tình đành đứt đoạn
Đêm về lạnh gối chăn!
*
Anh cây cao bóng cả
Nhưng cành lá úa tàn
Làm sao chở che nỗi
Khi dòng đời trái ngang?
*
Tình mình giờ ngăn cách
Buông tay vẫn không đành
Bẽ bàng hai lối rẽ
Sao cứ mãi loanh quanh?
*
Nghẹn ngào phút ly biệt
Lệ cứ chực tuôn trào
Chứa chan cuộc tình lỡ
Nhạt nhòa bóng trăng sao!
*
Chờ mong cây cầu mới
Bắt qua hai con đường
Chúng mình về lối cũ
Nhóm lại lữa yêu đương!

Saigon 17/5/2016
Vkp công chúa nhỏ

Vùng tệp đính kèm

GIÁNG SINH NGUYỆN CẦU - Thơ Duy Anh Và Bài Họa Của Các Thi Hửu

GIÁNG-SINH NGUYỆN CẦU Giáng-Sinh nguyện trước quảng trường nầy Rực rỡ cây Thông đèn đóm đầy. Tiếng vọng tình thương vơi ác chiến Lời truyền ...