Dưới đây là những bức ảnh lịch sử chứa đựng những câu chuyện từng gây chấn động dư luận một thời:
1. Cái chết thảm khốc của cậu bé 14 tuổi
Bức ảnh “kể” về cái chết bất ngờ của cậu bé tên Keith Sapsford, 14 tuổi, người rơi từ độ cao 60 mét xuống mặt đất này đã gây chấn động dư luận những năm 1970.
Mong muốn được khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài, Keith Sapsford đã đi ”lậu” vé máy bay bằng cách trốn trong bánh máy bay.
Không may cho cậu bé, khi máy bay cất cánh, cậu đã rơi từ chiếc máy bay của hãng hàng không Nhật Bản trong hành trình đi từ Sydney (Australia) đến Tokyo (Nhật Bản).
Bức anh được một nhiếp ảnh gia nghiệp dư John Gilpin chụp lại sau khi máy bay cất cánh ít phút.
2. The Falling Man
Bức ảnh do Richard Drew, phóng viên ảnh của hãng AP, chụp tại tòa nhà phía Bắc của Trung tâm thương mại Mỹ lúc 9:41:15 sáng.
Đến nay, người ta vẫn chưa xác định danh tính chính xác của người đàn ông cố gắng tìm cách thoát thân ở độ cao 400 mét khi tòa nhà chỗ anh ấy làm việc bị cháy lớn.
3. Bức ảnh “Kền kền chờ đợi”
Ít
ai biết rằng, sau khi được nhận giải thưởng Pulitzer danh giá cho bức
ảnh “Vulture Stalking a Child” (tạm dịch: Kền kền chờ đợi), tác giả của
bức ảnh (phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter đã tự sát).
Năm 1993, trong chuyến công tác đến miền nam Sudan, Kevin Carter đã nhìn thấy hình ảnh một cô bé gầy còm lê lết đến trung tâm cứu trợ. Khi chuẩn bị chụp hình, anh thấy có con chim kền kền đậu xuống và chờ đợi. Rồi bức ảnh ra đời.
Sau đó, bức ảnh cũng là sự kết thúc của chính tác giả. Dằn vặt vì không đỡ cô bé dậy, Kevin Carter đã tự sát trong ô tô riêng bằng khí carbon monoxide sau khi để lại bức thư tuyệt mệnh.
Trong đó có câu: “Tôi xin lỗi, tôi thực sự xin lỗi. Sự đau đớn đã đạt tới cái mức mà không có sự vui sướng nào bù đắp được… suy sụp…”
4. Sự khủng khiếp của chiến tranh
Bức
ảnh được nhiếp ảnh gia Kenneth Jarecke chụp lại năm 1991 khi ông đứng
trước hình ảnh còn lại của một người lái xe tăng đang cố gắng thoát thân
khi bị tấn công trong cuộc chiến tranh vùng vịnh.
Bức ảnh là lời tố cáo về hiện thực và sự tàn bạo của chiến tranh. Tác giả hi vọng, khi nhìn thấy bức ảnh này, chúng ta biết cách trân trọng hơn những giây phút hòa bình hiện tại.
5. Con mắt “nguyên tử”
Sự phá hủy khủng khiếp của bom nguyên tử năm 1945 khi Mỹ thả xuống Hiroshima được diễn tả lại trong bức ảnh khủng khiếp này.
Những nạn nhân dù may mắn sống sót vẫn phải chịu hậu quả nặng nề của quá khứ.
6. “Home”
Đây
là bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một cô bé từng sống trong trại tập
trung. Năm 1948, khi được đưa về trại dành cho trẻ em cơ nhỡ, em đã vẽ
bức tranh về “Ngôi nhà” (Home) với những đường nét nguệch ngoạc như
trong hình.
7. Dùng điện để nghiên cứu cơ mặt
Nhà thần kinh học người Pháp Duchenne de Boulogne dùng điện để nghiên cứu về biểu đạt cơ mặt của bệnh nhân năm 1862.
8. Chữa bệnh?
Hình ảnh một bệnh nhân mắc bệnh tâm thần bị cùm tay chân ở dưới một tầng hầm tại Đức năm 1890.
1. Cái chết thảm khốc của cậu bé 14 tuổi
Mong muốn được khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài, Keith Sapsford đã đi ”lậu” vé máy bay bằng cách trốn trong bánh máy bay.
Không may cho cậu bé, khi máy bay cất cánh, cậu đã rơi từ chiếc máy bay của hãng hàng không Nhật Bản trong hành trình đi từ Sydney (Australia) đến Tokyo (Nhật Bản).
Bức anh được một nhiếp ảnh gia nghiệp dư John Gilpin chụp lại sau khi máy bay cất cánh ít phút.
2. The Falling Man
Đây là một trong những bức ảnh đau thương “biểu tượng” cho sự kiện Mỹ bị khủng bố ngày 11/9.
Đến nay, người ta vẫn chưa xác định danh tính chính xác của người đàn ông cố gắng tìm cách thoát thân ở độ cao 400 mét khi tòa nhà chỗ anh ấy làm việc bị cháy lớn.
3. Bức ảnh “Kền kền chờ đợi”
Năm 1993, trong chuyến công tác đến miền nam Sudan, Kevin Carter đã nhìn thấy hình ảnh một cô bé gầy còm lê lết đến trung tâm cứu trợ. Khi chuẩn bị chụp hình, anh thấy có con chim kền kền đậu xuống và chờ đợi. Rồi bức ảnh ra đời.
Sau đó, bức ảnh cũng là sự kết thúc của chính tác giả. Dằn vặt vì không đỡ cô bé dậy, Kevin Carter đã tự sát trong ô tô riêng bằng khí carbon monoxide sau khi để lại bức thư tuyệt mệnh.
Trong đó có câu: “Tôi xin lỗi, tôi thực sự xin lỗi. Sự đau đớn đã đạt tới cái mức mà không có sự vui sướng nào bù đắp được… suy sụp…”
4. Sự khủng khiếp của chiến tranh
Bức ảnh là lời tố cáo về hiện thực và sự tàn bạo của chiến tranh. Tác giả hi vọng, khi nhìn thấy bức ảnh này, chúng ta biết cách trân trọng hơn những giây phút hòa bình hiện tại.
5. Con mắt “nguyên tử”
Những nạn nhân dù may mắn sống sót vẫn phải chịu hậu quả nặng nề của quá khứ.
6. “Home”
7. Dùng điện để nghiên cứu cơ mặt
8. Chữa bệnh?
Theo Soha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét