Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Vì sao nhiều người Trung Quốc giàu vật chất nhưng nghèo tâm hồn?



Du khách Trung Quốc giành tôm trong một nhà hàng tại Thái Lan.
Du khách Trung Quốc giành tôm trong một nhà hàng tại Thái Lan.


Hành vi của chị này làm nhiều người xung quanh chú ý, nhiều người Nhật đã chia sẻ tâm sự, “những hành vi kiểu này của du khách Trung Quốc nhiều lần xảy ra ở Osaka và những nơi khác”, “không có lễ nghĩa, không có đạo đức, tư chất kém…”, “chúng ta có cần những du khách kiểu này đến Nhật không?”, trong đó có nhận xét đáng chú ý cho rằng “những kẻ này giàu vật chất mà nghèo tâm hồn”.

Quả thật, sau 30 năm cải cách mở cửa, một bộ phận người Trung Quốc đã vươn lên trở thành những người đặc biệt giàu có. Theo thống kê, có 10% người giàu Trung Quốc chiếm 45% tổng số tài sản; theo báo cáo của Đại học Bắc Kinh, có 1% những gia đình siêu giàu ở Trung Quốc Đại Lục chiếm hơn 1/3 số tài sản của Trung Quốc Đại Lục; báo chí đưa tin, tổng GDP của Trung Quốc hiện đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới; còn có thông tin chỉ ra, tiền lương của giới quản lý cấp cao tại những khu vực phát triển ở Trung Quốc Đại Lục đã gần tương đương với những vị trí tương tự ở Mỹ.

Người Trung Quốc không chỉ có tiền mà còn rất chịu tiêu tiền. Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, số tiền người Trung Quốc chi dùng ở nước ngoài trong năm 2015 vào khoảng 1200 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 184.5 tỷ Đô la Mỹ); xa xỉ phẩm mà người Trung Quốc chi dùng trên toàn cầu vào khoảng 116,8 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 46% lượng tiêu thụ xa xỉ phẩm trên toàn cầu, trong số này thì 91 tỷ Đô la Mỹ chi ở nước ngoài. Theo cách ví von của truyền thông Hồng Kông, trên đầu người Trung Quốc được dán cái mác là động lực thúc đẩy kinh tế du lịch của nhiều nước trên thế giới, được mệnh danh là “quần thể chi dùng cho du lịch chính của thế giới”, “đỉnh cao của mua sắm”…

Theo lý mà nói, những du khách nước ngoài có tiền thì phải được yêu quý và tiếp đón nồng hậu của người dân đất nước mà họ đến thăm, nhưng với du khách Trung Quốc chúng ta lại thường thấy những nhận xét chán chường: không biết lễ nghĩa, thiếu văn minh, thiếu tư cách…

Dĩ nhiên, chúng ta không nên vơ đũa cả nắm cho rằng mọi người giàu ở Trung Quốc Đại Lục đều là loại “phi quân tử”. Nhưng từ những sự kiện nổi bật như: du khách Trung Quốc đánh người sau khi bị nhắc nhở vì chuyện xếp hàng ở sân bay Thái Lan, du khách Trung Quốc tạt nước sôi vào tiếp viên hàng không, du khách Trung Quốc đánh nhau vì chỗ ngồi trên xe buýt ở Mỹ, du khách Trung Quốc tranh nhau món tôm ở nhà hàng Thái Lan…, chúng ta không thể phủ nhận thực tế rằng khuynh hướng ứng xử bạo lực của người Trung Quốc Đại Lục ngày càng phổ biến, cho thấy thế giới tâm hồn trống rỗng, đáng thương và cằn cỗi của họ. Tài sản nhân cách của họ hoàn toàn trái ngược với tài sản vật chất, thậm chí họ thiếu những hiểu biết tối thiểu về pháp luật.

Đánh người là vi phạm pháp luật, vấn đề tối thiểu này chẳng lẽ họ cũng không hiểu? Nguyên nhân tình trạng thiếu hiểu biết của giới nhà giàu Trung Quốc hoặc có hiểu biết nhưng vẫn phạm pháp vì môi trường xã hội nơi họ sống và trưởng thành là môi trường vô luật lệ, đó là một xã hội cực đoan mà người ta sẵn sàng làm thương tổn người khác mà không cần nghĩ đến hậu quả.

Cuộc chiến giữa hai người xem cuối cùng ai thắng không nằm ở vấn đề ai có lý hơn, hợp pháp hơn, mà nằm ở địa vị xã hội của họ ở đẳng cấp nào. Dần dần, những kẻ được hưởng đặc quyền này hình thành loại thói quen tư duy: ai có tiền, có quyền lực thì kẻ đó là ông chủ, họ dùng vũ lực để người khác hiểu rằng họ chính là kẻ mạnh.

Loại logic nực cười này đã tồn tại hàng chục năm qua trong xã hội dưới sự kiểm soát của chế độ độc tài. Chúng ta không thể không nhận thấy, trò hề này chính là một bi kịch lớn. Những kẻ sở hữu nhiều của cải và quyền lực này cho đến nay đã hình thành thói quen ứng xử bạo lực để thể hiện họ ở đẳng cấp cao hơn người khác. Quyền lực, của cải, địa vị, thậm chí cả giáo dục mà họ được hưởng cũng không giúp họ hiểu: làm người, ngoài đời sống vật chất ra, quan trọng nhất vẫn là sự giàu có trong thế giới tâm hồn. Nghĩa là những phẩm chất ở chiều sâu tâm hồn như bao dung, cảm thông, thân thiện, nhân ái mới là cái gốc của hạnh phúc.

Những kẻ có nhiều tiền này có đời sống vật chất dư thừa, thế nhưng họ lại để bản thân bị sa bẫy vào những hành vi bạo lực, điều này cho thấy có nhiều thứ tiền không thể mua được, có tiền không đồng nghĩa có hạnh phúc. Trong “câu chuyện thần thoại” GDP Trung Quốc bay cao, liệu người Trung Quốc có thường xuyên tự vấn về ý nghĩa của đồng tiền hay không?

Theo Yandan, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HỒN XUÂN MUỘN - Thơ Tranh Ngọc Ánh