Những chất độc trong thực phẩm này không thể nhận biết bằng mắt thường. Bởi vậy nhiều người không biết những nguy hại chúng gây ra cho sức khỏe.
Và ngay cả sữa, cá hay gạo cũng ẩn chứa các chất độc trong thực phẩm.
Hàn the có trong bánh mì, bánh cuốn, giò, chả...
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Viện Vệ sinh y tế công cộng: Các loại tôm, cá, thịt tươi bày bán ở các chợ hiện nay vẫn giữ màu tươi nguyên chính nhờ kỹ thuật bảo quản như tẩm ướp hóa chất độc hại hàn the.
Ngoài ra, hàn the cũng được tìm thấy trong gần 70% các sản phẩm giò sống, chả lụa, mì sợi bán trên các xe bánh mì, quán mì, bánh cuốn, quán ăn uống bình dân…
Điều đáng ngại là chỉ với một lượng hàn the rất thấp (khoảng 5 gram trở lên) có thể gây ngộ độc cho người sử dụng, thậm chí dẫn đến tử vong khi nồng độ cao hơn.
Với trẻ em sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não. Ngoài ra, hàn the còn làm tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là một trong những tác nhân gây ung thư .
Với tiêu hóa, nó gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy.
Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể.
Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc.
Dioxin có trong thịt, sữa, cá
Tờ Livestrong dẫn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dioxin là hợp chất hóa học vô cùng độc hại.
Khoảng 90% sự phơi nhiễm với dioxin ở người thông qua các loại thực phẩm như thịt, sữa, cá.
WHO cảnh báo rằng, dioxin rất độc hại và ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển, nội tiết, hệ miễn dịch và ung thư.
Nhiều quốc gia đã hệ thống tại chỗ để giám sát nồng độ dioxin trong thực phẩm. Hạn chế nguy cơ phơi nhiễm hóa chất này bằng cách giảm hấp thụ các sản phẩm động vật như thịt và sữa.
BHA được dùng trong thực phẩm như một chất bảo quản và ổn định, có thể có nguy cơ gây ung thư.
Theo các nhà khoa học, BHA có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ nội tiết, sự phát triển và sinh sản, chức năng miễn dịch và thần kinh.
Theo Đại học California Berkeley Wellness (Mỹ), những tác động nguy hiểm của BHA là quá rõ ràng, vì vậy nên tránh xa các loại thực phẩm chứa BHA như khoai tây chiên, xúc xích, các loại ngũ cốc có chứa BHA và khuyến cáo nên ăn các loại thực phẩm chưa qua chế biến.
Phoóc môn trong bánh phở, nầm lợn
Phoóc môn có tên hóa học là formaldehyde (công thức hóa học HCHO), tồn tại ở dạng khí hoặc dạng lỏng.
Ở thể dung dịch phooc môn có tính sát trùng rất mạnh, kết hợp với chất anbumin tạo ra chất chống thối giữa, bảo quản.
Chất độc này cũng được các đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phát hiện thấy trong nhiều thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng như bánh phở, nầm lợn, cá khoai...
Khi xâm nhập vào cơ thể, phoóc môn có thể từ gây khó tiêu hóa đến gây viêm loét các tế bào, thực quản, dạ dày, ruột…
Nếu nhiễm phải một lượng cao có thể gây tử vong. Ở thể khí nếu hít phải phoóc môn có thể gây ngạt thở và mắc nhiều bệnh về hô hấp.
Thạch tín có trong gạo
Thạch tín là một chất độc hại, thường có trong các mạch nước ngầm.
Thạch tín nhiễm vào nguồn nước tưới tiêu và trong đất trồng là nguyên nhân gây ô nhiễm đất nông nghiệp, chứa trong nước uống và một số thực phẩm như gạo.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hấp thụ hóa chất độc hại này lâu dài có thể dẫn đến ung thư và tổn thương da, ảnh hưởng đến sự phát triển, các bệnh tim mạch, thần kinh và bệnh tiểu đường.
Phát ngôn viên Heather Mangieri, Học viện Dinh dưỡng và chế độ ăn Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo với hầu hết dân chúng ăn gạo trong bữa ăn hằng ngày, trong đó bao gồm cả trẻ sơ sinh ăn ngũ cốc cũng như người ăn chay, kể cả những người bị bệnh đường ruột về tác hại của thạch tín.
Lời khuyên đưa ra đó là rửa gạo thật sạch trước khi nấu và nấu với tỷ lệ 6 cốc nước với 1 cốc gạo.
Tinopal trong bún, hủ tiếu
Tinopal là một hóa chất tẩy rửa dạng bột màu hơi vàng được sử dụng trong công nghiệp có tác dụng làm tăng trắng quang học (OBA) dạng tetra sulphur sử dụng cho giấy.
Đây là chất tăng trắng cơ bản được sử dụng cho tất cả các ứng dụng của phần ướt, phần ép và tráng phủ giấy.
Đây cũng là loại chất không có trong danh mục phụ gia hóa chất thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.
Việc sử dụng thường xuyên thực phẩm có chứa tinopal sẽ gây hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày.
Nếu ăn thực phẩm chứa chất tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể mệt mỏi và mắc cả bệnh ung thư.
Ngoài ra, tùy theo lượng độc tố tinopal vào cơ thể với hàm lượng bao nhiêu mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.
Bột săm pết để tẩy trắng thịt lợn
Theo thông tin từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, trong một mẫu bột săm pết, một loại phụ gia được khá nhiều người buôn bán sử dụng để tẩy thịt ôi thiu thành thịt tươi mới mới được kiểm nghiệm cho thấy hóa chất này có tên là Natri sunphat (Na2SO4), là một loại hóa chất tẩy trắng được dùng trong công nghiệp và không nằm trong danh mục phụ gia được sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.
Chất độc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người, nghiêm trọng nhất là tăng nguy cơ gây ung thư ở cả người lớn và trẻ em.
Nếu ăn phải thịt ôi thiu đã được tẩy rửa bằng bột săm pết, trẻ em có thể sẽ bị mắc hội chứng da xanh xao (blue baby), ung thư, thậm chí tăng nguy cơ tử vong.
Thuốc “kích phọt” có trong rau
Hiện nay, để giúp cho rau tăng trưởng nhanh, lại tươi ngon, các hộ kinh doanh sử dụng để kích thích cho các loại rau như rau muống, mồng tơi… .
Tuy nhiên, chúng không những không có chất dinh dưỡng mà còn chứa chất axit gibberellic là chất gây loãng tế bào, dị ứng với mắt, chất độc gây hại cho sức khỏe
Ngoài ra, loại thuốc điều hoà kích thích sinh trưởng sử dụng trên rau mầm, giá đỗ, cây su su có hoạt chất chủ yếu thuộc về họ Cytokinins và họ Auxins.
Các chất này chứa hàm lượng kiềm cao khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da, hỏng mắt, nếu nuốt hay hít phải có thể làm tổn thương bộ máy tiêu hóa và hệ hô hấp.
DEHP trong các chế phẩm nước giải khát, thạch rau câu…
DEHP là một hóa chất hữu cơ, viết tắt của diethylhexyl phtalat, là một chất lỏng khan, trong suốt, gần như không có màu, có mùi khó nhận biết.
Chất này tan rất tốt trong dầu (mỡ) và tan rất ít trong nước nên nó có khả năng tạo độ nhớt, đục, đặc cho các chế phẩm nước giải khát, nước uống, thạch, nước rau câu, đặc biệt là các nhóm nước giải khát...
Đây là chất gây giảm khả năng sinh dục của nam, thậm chí còn khiến “của quý” teo lại.
Ngoài ra, DEHP còn gây rối loạn dậy thì ở nữ giới, về lâu dài rất nguy hại đến sức khỏe. Chất này còn gây ra những ngộ độc cấp tính có thể gây tử vong tại chỗ.
Chất tạo màu carmel trong nước ngọt
Chất tạo màu caramel nhân tạo có trong các thực phẩm và đồ uống, sử dụng phổ biến nhất trong cola.
Chất tạo màu caramel thường được tạo ra bằng cách đun nóng si-rô ngô với hợp chất ammoni, a-xít và kiềm.
Hợp chất ammoni tham gia quá trình sản xuất gây nên phản ứng hóa học tạo ra 2 loại chất gây ung thư 2-methylimidazole và 4-methylimidazol.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy kiểm tra các thành phần có trong thực phẩm bạn ăn để có thể tránh hấp thụ chất tạo màu caramel.
Đọc thêm :
theo Đời sống & Pháp Luật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét