Là một ngôi sao điện ảnh xuất chúng của điện ảnh Hoa ngữ thập niên
60, từng làm nên kỷ lục phim có doanh thu phát hành quốc tế cao nhất,
thế mà trong cuộc “Cách mạng văn hóa”, người đàn bà tài hoa ấy đã bị bức
hại và cuối cùng rơi vào tình trạng tâm thần điên loạn.
Bà đã từng là đệ nhất mỹ nhân trong làng điện ảnh Trung Quốc được xếp ngang hàng với ảnh hậu Vivien Leigh của Hollywood.
Bà là bông hoa rung
động lòng người nhất trong “Ngũ Đóa Kim Hoa” (Năm bông hoa vàng), là “A
Thi Mã” vừa thông minh xinh đẹp lại vừa u sầu buồn bã.
Vậy mà tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh, ông trời ban cho bà một dung mạo
trong sáng như ánh trăng rằm lay động lòng người và hào quang sáng chói,
đồng thời cũng cho bà một cuộc đời đầy trắc trở, khổ đau.
Bà ấy là Dương Lệ Khôn, 16 tuổi đã đóng vai chính Kim Hoa trong bộ phim
điện ảnh “Ngũ Đóa Kim Hoa”. 22 tuổi, bà tham gia bộ phim “A Thi Mã”, tác
phẩm ca múa nhạc âm thanh lập thể màn hình rộng đầu tiên của Trung
Quốc, đã khuynh đảo hàng tỷ người xem.
Ngày nay, chỉ cần đến Côn Minh, phái nữ được gọi với tên chung là A Thi
Mã, đến Đại Lý, lại được gọi chung là Kim Hoa, tầm ảnh hưởng của Dương
Lệ Khôn có thể thấy được hết sức rõ ràng, và giá trị thương hiệu của
Dương Lệ Khôn đã đem thu nhập vượt quá 100 tỷ Nhân Dân Tệ cho tỉnh Vân
Nam. Đến nay, minh tinh trong giới nghệ sĩ nước này có thể mang đến hiệu
ứng quy mô lớn như vậy cho cả một tỉnh thì chỉ có Dương Lệ Khôn.
Ngày 27/4/1942, Dương Lệ Khôn ra đời trong một gia đình dân tộc Di ở Phổ
Nhị, tỉnh Vân Nam. Khi bà được bốn năm tuổi, mẹ bà vì lao lực quá sức
mà qua đời, vì gia cảnh khốn khó, Dương Lệ Khôn vừa lên tiểu học đành
phải nghỉ học. Mấy năm sau, bà được người chị cả ở Côn Minh đưa về, gửi
nuôi tại nhà chị ba, Dương Lệ Khôn mới đi học lại.
Năm 1954, khi Dương Lệ Khôn 12 tuổi cùng chị ba đi xem diễn xuất đã được
trưởng đoàn Hồ Tông Lâm của đoàn ca múa tỉnh Vân Nam phát hiện, cho
rằng bà có tài năng ca múa bẩm sinh, bà được mời vào làm học viên của
đoàn ca múa tỉnh. Dương Lệ Khôn tự biết cơ hội đến được không dễ nên tập
luyện rất chăm chỉ.
Năm thứ hai, bà đã chính thức tham gia diễn xuất trong đoàn, trở thành
diễn viên múa đơn. “Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ” mà bà biểu diễn nhận được
sự yêu thích và lời khen của mọi người. Họ ngợi khen bà: “Cô ấy giống như một nhánh hoa lan băng thanh ngọc khiết, tỏa hương thơm ngát”.
Năm 1959, Dương Lệ Khôn đóng bộ phim truyện “Ngũ Đóa Kim Hoa”, chính bộ
phim này đã thay đổi cả cuộc đời bà, từ đây bà được đưa lên tận mây
xanh, cũng bị đẩy xuống vực thẳm của bi kịch.
“Ngũ Đóa Kim Hoa” vừa mới xuất bản đã nhận được sự yêu thích của quảng
đại quần chúng và tạo tiếng vang lớn. Trong Liên hoan phim Á – Phi lần
thứ hai, Dương Lệ Khôn nhận được giải thưởng Chim Ưng Bạc cho nữ diễn
viên xuất sắc nhất, đích thân tổng thống Ai Cập mời bà lên nhận giải. Từ
đây, “Ngũ Đóa Kim Hoa” đã được trình chiếu trên 46 quốc gia và khu vực,
thành tích cho đến tận bây giờ không ai có thể qua được.
Năm 1964, Dương Lệ Khôn lại đóng vai chính trong bộ phim “A Thi Mã”, bộ
phim ca múa nhạc âm thanh lập thể màn hình rộng đầu tiên trong lịch sử
điện ảnh Trung Quốc này, từ khi vừa mới bắt đầu quay đã liên tục gặp
trắc trở, Dương Lệ Khôn bị chỉ trích là “tác phong tiểu thư giai cấp tư sản”, tuyên dương “quan niệm tình yêu của giai cấp tư sản”, bà vừa phải đóng vai A Thi Mã trước ống kính, vừa chịu nhận cái gọi là “sự giúp đỡ” của “tổ công tác”.
Khi đoàn làm phim “A Thi Mã” vừa quay xong phân cảnh cuối cùng, Dương Lệ
Khôn nhận được thông báo lập tức trở về đơn vị, từ đây, bà rơi vào
cuộc đấu tranh phê phán kịch liệt. Bà đã bị những đòn tra tấn như: đánh
đập, kim đâm vào người, quỳ dưới gạch vỡ, bị nhốt trong phòng tối, bị
hành hạ không ngừng. Cuối cùng, tinh thần bà suy sụp, đêm nào cũng gặp
phải ác mộng. Về sau Dương Lệ Khôn dẫu có tinh thần tỉnh táo vẫn không
xem được bộ phim do mình đóng vai chính này.
Năm 1970, Dương Lệ Khôn vì bị bức hại dẫn đến bệnh tình ngày càng nghiêm
trọng, xuất hiện các triệu chứng ảo giác. Thế là, bà được miễn quản chế
và chuyển đến bệnh viên tâm thần Trường Pha. Khi được chuyển đến bệnh
viện, kết quả chẩn đoán cho thấy bệnh do suy sụp tinh thần mà thành. Năm
ấy bà mới chỉ 28 tuổi.
Trong cuộc đời bấp bênh đau khổ này, điều đáng được an ủi duy nhất chính
là có một người đàn ông dùng tình yêu mở ra một bầu trời cho bà. Năm
1971, khi Đường Phụng Lâu gặp Dương Lệ Khôn lần đầu, sắc mặt bà vàng
vọt, ánh mắt đờ đẫn, thân hình sưng phù vì dùng các loại thuốc kích
thích, hoàn toàn mất đi vẻ đẹp thời vàng son. Tuy vậy, ánh mắt chân
thành và lương thiện của bà đã thu hút Đường Phụng Lâu một cách sâu sắc.
Nhiều năm sau, khi nhớ lại Dương Lệ Khôn, ông vẫn xúc động nói: “Tôi có thể chung sống với bà ấy gần 30 năm, hoàn toàn là vì con người bà ấy rất tốt”.
Sau khi kết hôn, Đường Phụng Lâu càng quan tâm Dương Lệ Khôn hơn. Người
đẹp A Thi Mã ngày nào cuối cùng đã được sống những ngày tháng hạnh
phúc, ngày 25/5/1974, bà đã sinh hạ một cặp bé trai song sinh.
Mùa thu năm 1978, Trương Duy, trưởng đoàn mới của đoàn ca múa tỉnh Vân
Nam cùng mấy người bạn từ Côn Minh đến Thượng Hải, tìm được Dương Lệ
Khôn trong một bệnh viện tâm thần. Cô gái với thân hình mảnh mai, dung
mạo xinh đẹp của ngày xưa, giờ đã bị tàn phá như thể hai người hoàn toàn
khác biệt. Ai có thể tin cô diễn viên xuất sắc đã từng nổi tiếng một
thời giờ đây lại trở thành bộ dạng này.
Dương Lệ Khôn tuy nhớ Vân Nam, nhưng không muốn gặp lại những người
trong đoàn ca múa đã từng lăng nhục, bức hại bà năm xưa, bà tỏ ý muốn
định cư ở Thượng Hải. Mãi đến khi qua đời, bà cũng chưa từng một lần trở
về quê hương.
Ngày 21/7/2000, Dương Lệ Khôn đã qua đời ở Thượng Hải vì bệnh, hưởng thọ
58 tuổi. Bia mộ của bà, Thượng Hải một cái, Côn Minh một cái. Tro cốt
của bà, Thượng Hải một nửa, Côn Minh một nửa. Bà giống như sao băng vụt
qua, trong nháy mắt chiếu sáng cả một vùng trời, vẻ đẹp của bà sẽ sống
mãi trong lòng người dân ở Vân Nam.
The Secret China.Xem thêm : 12 người đẹp chết thảm trong thời Cách mạng Văn hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét