Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Các Tiểu vương quốc Ả Rập muốn xây núi nhân tạo để… tạo thêm mưa

Ở các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), mưa là một cảnh tượng hiếm gặp. Do đó, trong một dự án đầy tham vọng, chính phủ nước này đang dự tính xây dựng một ngọn núi để tạo ra mưa. Ngọn núi nhân tạo của UAE cần phải có kích thước đủ lớn để làm biến đổi các kiểu khí hậu nhằm gia tăng lượng mưa tại đây.
Dự án đầy tiềm năng này có thể là một công trình tham vọng bậc nhất tại một đất nước vẫn luôn dám nghĩ lớn, ví như công trình cao nhất thế giới — tòa nhà chọc trời Burj Khalifa cao 828 m — hoặc đảo Palm Jumeirah — một quần đảo nhân tạo được xây dựng sau khi đã nạo vét hơn 8 triệu mét khối đất, bùn và cát, với những cấu trúc hình lá của nó có thể được quan sát từ ngoài không gian.

Tháp Burj Khalifa cao nhất thế giới với chiều cao lên đến 828 m. (Ảnh: Reuters)
Tháp Burj Khalifa cao nhất thế giới với chiều cao lên đến 828 m. (Ảnh: Reuters)
The Palm Jumeirah seen from the International Space Station Quang cảnh tổng thể đảo nhân tạo Palm Jumeirah. (Ảnh: Internet)
Quang cảnh tổng thể đảo nhân tạo Palm Jumeirah. (Ảnh: Internet)
Quang cảnh đảo nhân tạo Palm Jumeirah. (Ảnh: Internet)
Quang cảnh đảo nhân tạo Palm Jumeirah. (Ảnh: Internet)
Quang cảnh đảo nhân tạo Palm Jumeirah. (Ảnh: Internet)
Quang cảnh đảo nhân tạo Palm Jumeirah. (Ảnh: Internet)

Nguyên lý đằng sau việc xây dựng ngọn núi này thực ra không quá kỳ dị như chúng ta tưởng — nó dựa trên một hiện tượng gọi là ‘khu vực bóng mưa’ (Rain Shadow) [1]. Khi không khí ẩm trong gió biển thổi vào, nó sẽ bị ngọn núi nhân tạo này giữ lại và đẩy lên phía trên bầu khí quyển; tại đây luồng không khí này sẽ được làm mát và ngưng tụ lại thành mây, sau đó —  hy vọng là —  những đám mây này sẽ đổ mưa xuống mặt đất.

This illustration shows how a rain shadow forms on the wind-protected side of a mountain. Ảnh minh họa cách thức hình thành của một khu vực bóng mưa tại phía sườn núi khuất gió của một ngọn núi. (Ảnh: Internet)
Ảnh minh họa cách thức hình thành của một khu vực bóng mưa tại phía sườn núi khuất gió của một ngọn núi. (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia từ Liên đoàn các trường Đại học phục vụ mục đích Nghiên cứu Khí quyển (UCAR – University Corporation for Atmospheric Research) có trụ sở tại Mỹ, phụ trách điều hành Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Quốc gia Hoa Kỳ (National Center for Atmospheric Research—NCAR), hiện đang trong giai đoạn “nghiên cứu lập mô hình chi tiết [ngọn núi nhân tạo]”. Các nhà khoa học tại NCAR và trưởng nhóm nghiên cứu, TS Roelof Bruintjes, đã trao đổi với tạp chí Arabian Business như sau:
Điều chúng tôi về cơ bản đang xem xét là đánh giá các tác động của mỗi kiểu núi lên tình hình thời tiết trong khu vực; chiều cao cũng như độ dốc lý tưởng. Chúng tôi sẽ công bố một bản báo cáo trong giai đoạn một như một bước tiến ban đầu vào mùa hè này.
Cộng tác với Trung tâm Khí tượng và Địa chấn Quốc gia ở UAE (National Center of Meteorology and Seismology—NCMS), Liên đoàn các trường Đại học phục vụ mục đích Nghiên cứu Khí quyển đã nhận được 400.000 USD vào tháng hai năm ngoái để đưa ra một “nghiên cứu thiết lập mô hình chi tiết nhằm đánh giá các tác động của việc xây dựng ngọn núi đối với thời tiết [trong khu vực]”, theo thông tin từ các kênh truyền thông.

Artifical mountains in the UAE as part of a project that is in its very early stages Các ngọn núi nhân tạo ở UAE hiện đang trong giai đoạn bước đầu. (Ảnh: Wikimedia)
Các ngọn núi nhân tạo ở UAE hiện đang trong giai đoạn bước đầu. (Ảnh: Wikimedia)

Mục đích của việc xây dựng ngọn núi nhân tạo là để hỗ trợ UAE trong nỗ lực “gieo mây” (cloud seeding) lên bầu khí quyển. Nước này đã chi 588.000 USD cho công tác gieo mây vào năm 2015, với tổng cộng 186 chuyến bay trong suốt cả năm. ‘Gieo mây’ là một quá trình tác động làm biến đổi thời tiết, bao gồm việc khuếch tán Kali clorua (KCl), Natri clorua (NaCl), và magiê (Mg) vào những đám mây nhằm kích hoạt quá trình ngưng tụ hơi nước.

Ảnh minh họa phương pháp gieo mây. (Ảnh: Hiệp hội Quốc tế về Biến đổi thời tiết (WMA)/Reuters)
Ảnh minh họa phương pháp gieo mây. (Ảnh: Hiệp hội Quốc tế về Biến đổi thời tiết (WMA)/Reuters)

Hiện tại, UAE đang hy vọng có thể thúc đẩy quy trình hóa học này bằng cách đẩy không khí lên trên xung quanh ngọn núi nhân tạo, từ đó hình thành các đám mây vốn sau đó có thể được “gieo” một cách dễ dàng và hiệu quả.
Chú thích của người dịch:
[1] Rain Shadow – Khu vực bóng mưa là khu vực xảy ra hiện tượng gió phơn: Luồng gió khi bị núi chắn ngang sẽ phải vượt lên đến tầng không khí loãng và lạnh hơn, tại đây hơi nước ngưng tụ thành mưa rơi xuống triền núi hứng gió. Khi qua đỉnh núi, gió trở thành một luồng khí khô hạ áp, gặp không khí đặc hơn gió sẽ bị nén lại; quá trình đó làm tăng nhiệt độ của gió. Kết quả là bên triền núi hứng gió (đoạn lên núi) thì gió ẩm, mát và gây mưa nhiều nhưng bên triền núi khuất gió (đoạn xuống núi) thì lại khô và nóng. Dãy núi càng cao, thì khi xuống núi mức gia tăng nhiệt độ càng lớn và gió càng khô. (Wikipedia)
gio phon
Gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) là thuật ngữ mà các nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiện tượng gió phơn. Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây NamĐông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng Tư đến giữa tháng Chín, thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng, nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới 43⁰C. Với bầu trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.
Tác giả: Troy Oakes, Vision Times.
Đọc bản gốc tại đây.
Thạch Khánh biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HỒN XUÂN MUỘN - Thơ Tranh Ngọc Ánh