Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

FM 974 : Phi Luật Tân: Duterte, Marcos Và Arroyo – Người Mới Nói Chuyện Cũ



 TT Duterte
    Rodrigo Duterte, người tổng thống mới được bầu lên trong kỳ bầu cử vừa qua tại Phi Luật Tân, tuyên bố, ông sẽ cho phép cựu tổng thống, Ferdinand Marcos, mà dân chúng Phi gọi “nhà độc tài”được chôn cất như một người anh hùng nhưng nhìn nhận, quyết định này sẽ gây ra nhiều bàn cải và chống đối dữ dội khắp nước, vì việc này được người ta xem là, một chiến thắng quan trọng cho những thành viên của gia đình Marcos, trong mưu toan trở lại quyền hành.
   
    Ông Duterte đồng thời cũng nói thêm, sẽ miễn tội cho bà cựu tổng thống Gloria Arroyo, đang bị quản thúc tại một bệnh viện quân đội ở Manila, chờ xét xử tội gian lận việc bỏ phiếu.  Trong 21 năm cầm quyền của Ferdinand Marcos, Phi Luật Tân bị thất thoát hàng tỹ Mỹ kim, và hiện thời, con trai ông ta, đang ra tranh cử chức vụ phó tổng thống. Lời tuyên bố của ông Duterte, người sẽ nhận chức vụ tổng thống Phi vào ngày 30 tháng 6 năm nay, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lời chỉ trích nặng nề, cho ông cũng là một nhà độc tài, hành động vô trách nhiệm, coi thường luật pháp. Nói chuyện với dân chúng ở Davao, nơi ông làm tỉnh trưởng, Duterte cho biết, ông chuẩn bị chấp nhận chống đối của dân chúng khi nói đến những vấn đề có liên quan tới hai người cựu lãnh đạo này, ông cho phép dân chúng biểu tình bày tỏ thái độ, một khi ông quyết định, sẽ chấp thuận lời nguyện ước sau cùng trong nhiều năm qua của gia đình ông Ferdinand Marcos, là Marcos được chôn cất tại một nghĩa trang quốc gia ở thủ đô Manila, cái nghĩa trang dành chôn cất những người chiến sĩ anh hùng cao quý nhất của Phi Luật Tân.
    Duterte nhấn mạnh, ông cho phép họ làm như vậy, không phải chỉ vì ông Marcos là một anh hùng nhưng vì ông là một người lính Phi Luật Tân, Marcos và gia đình chạy trốn và sống lưu vong trên đất Mỹ năm 1986 sau khi hàng triệu người dân Phi xuống đường biểu tình, trong cuộc cách mạng, bất bạo động, gọi là “quyền lực người dân”. Cựu tổng thống Marcos bị cáo buộc, đở đầu cho những sự chà đạp nhân quyền tàn bạo và biển thủ hơn 10 tỹ Mỹ kim của ngân quỷ quốc gia, qua đời ba năm sau đó tại Hawaii. Thi hài ông hiện được giữ trong một hầm mộ đặt trong nhà thờ nhỏ nơi quê nhà ông ở phía bắc Phi Luật Tân, con trai ông cũng mang cùng tên, đã nhảy vào chính trường và đã đắc cử, trở thành một Thượng nghị sĩ của thượng viện Phi năm 2010, cũng như tranh cử chức vụ phó tổng thống trong kỳ bầu cử vào đầu tháng 5 mới đây. Marcos Jnr hiện có số phiếu đứng hàng thứ nhì, trong bảng kết quả sơ khởi, nhưng người ta tin rằng, ông chắc chắn sẽ thua người đứng đầu, ông Leni Robredo, tuy nhiên với số tuổi 58, ông Marcos Jnr xem ra, vẫn còn trẻ trên con đường tiến đến mục đích chính trị của mình, có thể là ngôi vị tổng thống ở một ngày nào đó. Những người ủng hộ Ferdinand Marcos cho rằng, ông xứng đáng được chôn tại nghĩa trang dành cho người anh hùng này, vì ông đã là một quân nhân anh hùng trong thế chiến thứ 2, khi người Phi Luật Tân cầm súng chống lại sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, một số sử gia Hoa kỳ cũng như Phi Luật Tân vẫn còn nhiều tranh cải về sự khả tin của việc này. Ông Duterte nói, việc cho phép Marcos được chôn trong nghĩa trang quốc gia, không cần thiết có nghĩa là biến ông ta thành một người anh hùng, vì có rất nhiều quân nhân bình thường khác cũng đã chôn ở đó, mà họ không có tư cách anh hùng gì cả.
    Cũng trong hôm thứ hai tuần qua, ông Duterte nói thêm, ông tin rằng một cựu tổng thống khác, từ 2001 tới 2010, bà Arroyo, đang bị quản thúc từ năm 2011, nên được trả tự do, và ông sẳn sàng ký quyết định miễn tội cho bà ta. Gloria Arroyo, bị buộc vào nhiều tội gian lận bầu cử, tội nếu có, sẽ bị án tù tới 40 năm, ủy ban bầu cử quốc gia, sau khi bắt quản thức bà, đã yêu cầu một án lệnh từ tòa án, ngăn cấm bà không được đi ra khỏi nước. Được biết, trong năm 2011, sau khi không còn là tổng thống, bà và chồng bà đã toan rời khỏi Phi Luật Tân, với lý do đi chửa bệnh ở ngoại quốc, nhưng tòa án đã ra lệnh bắt giam, vợ chồng bà Arroyo bị chận lại tại phi trường Manila. Bà phủ nhận và bác bỏ mọi cáo buộc, luật sư đại diện cho bà lúc đó, nói rằng, vụ án được ngụy tạo nhằm triệt hạ uy tín thân chủ của mình, họ cũng đưa đơn kháng cáo lên tối cao pháp viện Phi, yêu cầu hủy bỏ lệnh cấm bà đi ra khỏi nước. Bà thành công cho phép bà tạm thời được đi nhưng chính quyền Phi từ chối cấp chiếu khán, theo bộ tự pháp Phi Luật Tân thì, bà có thể tìm cách xin tỵ nạn chính trị ở ngoại quốc. Bà Gloria Arroyo sẽ là người tổng thống thứ nhì của Phi Luật Tân bị đưa ra tòa án, người trước đó, cựu tổng thống Joseph Estrada, đã mất quyền vì cáo buộc tham nhũng, bị quân đội đảo chánh năm 2001, và bị án tù chung thân nhưng được bà Arroyo miễn xá khi bà này trở thành tổng thống sau đó.
    Theo những người đứng về phía chống đối tuyên bố của ông Duterte, đem chôn ông Marcos trong nghĩa trang anh hùng quốc gia là một hành động xóa bỏ mọi tội lỗi mà ông ta đã gây ra cho dân chúng Phi và coi như gián tiếp nói lên một thông điệp hiểu lầm cho thế giới về những tội phạm hình sự ở Phi Luật Tân.  Bonifacio Ilagan, người từng bị giam giữ và tra tấn bởi quân lính của Marcos, hiện là người trưởng nhóm của một tổ chức chống lại việc trở lại nắm quyền bính của phe Marcos, cho rằng, sẽ có chống đối và biểu tình mạnh mẽ nếu sự việc xãy ra. Quyền lực của Marcos trong hai thập niên chấm dứt năm 1986 khi hàng triệu người dân Phi xuống đường biểu tình, với sự hậu thuẩn của quân đội, buộc gia đình ông ta phải bỏ nước chạy sang Mỹ lưu vong, theo chính phủ Phi, Marcos và vợ ông, bà Imelda, đã biển thủ cả 10 triệu đô la của ngân quỷ quốc gia cùng với cho phép nhân viên an ninh dưới quyền, mặc tình bắt bớ dân chúng, chà đạp nhân quyền trắng trợn, gây cho hàng ngàn người chết vì tra tấn tàn bạo. Tuy nhiên, sau khi Marcos chết, bà vợ ông, Imelda và các con được phép trở về quê hương và trong hơn hai thập niên qua, họ an hưởng cuộc đời nhàn hạ, chẳng những vậy, còn tham gia vào chính trường Phi, trong khi tội lỗi quá khứ không ai nhắc tới. Bà Imelda đắc cử dân biểu, đại diện cho dân chúng ở tỉnh phía bắc, một nơi được xem là cứ địa của gia đình Marcos, con trai, Marcos Jnr, trở thành thượng nghị sĩ năm 2010 và hiện đang chờ kết quả kỳ bầu cử phó tổng thống mới đây.
     
     Duterte, cho biết lý do tại sao ông muốn thi hài cựu tổng thống Marcos được chôn tại nghĩa trang anh hùng quốc gia, là để chấm dứt sự chia rẽ của xã hội Phi về vấn đề này trong suốt mấy thập niên qua, tuy nhiên, Nilda Seville, chủ tịch tổ chức của những nạn nhân dưới chế độ Marcos, nói rằng, vết thương quá khứ này chỉ có thể hàn gắn được, một khi người ta tìm ra sự thật cái gì đã xảy ra cho thân nhân, cho gia đình nạn nhân và đưa thủ phạm ra trước công lý, anh của bà này, một luật sư về nhân quyền đã bị mất tích trong năm 1977, là một trong 882 người biến mất không tìm ra, trong những năm tháng Marcos cầm quyền, sự đau khổ đó vẫn kéo dài, không làm sao quên được.

   
Thuyên Huy
                                                          Cựu TT.Marcos.
                                            cựu TT.Arroyo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...