Nếu có đủ đam mê và tài chính,
chúng ta có thể đi bất cứ nơi nào chúng ta muốn. Nhưng có một số nơi
trên thế giới mà không một vị khách du lịch nào được phép đặt chân đến.
Dưới đây là danh sách một số nơi nổi tiếng và bí ẩn nhất mà không cho phép khách du lịch đến thăm.
Đảo Surtsey
Nguyên nhân của lệnh cấm du lịch là vì tại đây có các thử nghiệm khoa học.
Vào năm
1963, tại vùng biển của Iceland, một ngọn núi lửa dưới biển phun trào,
chỉ trong vòng một thời gian ngắn một hòn đảo có diện tích 2,7 km2 được
hình thành. Ngay lập tức hòn đảo này thu hút sự chú của các nhà khoa học
từ nhiều quốc gia, vì đây là một ví dụ điển hình về sự hình thành các
vùng đảo một cách tự nhiên, cho phép bắt đầu một sự sống mới. Đảo này
được đặt theo tên của nhân vật huyền thoại Surtr, thủ lĩnh những người
khổng lồ bằng lửa. Kể từ khi được hình thành, đảo Surtsey chỉ phục vụ
cho mục đích khoa học, vì vậy khách du lịch không được phép đến đây.
Đảo rắn Ilha da Queimada Grande
Nguyên nhân của lệnh cấm du lịch: Khu vực này có nhiều loài rắn độc
Ilha da
Queimada Grande có vị trí cách bờ biển Brazil 35 km, trông như một thiên
đường thật sự. Nếu bạn định đến đây, có khả năng bạn sẽ trả giá cho
chuyến du lịch đến hòn đảo này bằng cả mạng sống của mình, vì ở đây có
rất nhiều rắn độc. Chỉ với diện tích 0,43 km2, đây là nơi sinh sống của
khoảng 4.000 con rắn. Loài nguy hiểm nhất chính là rắn hổ lục đầu vàng,
hay còn gọi là đầu vòi vàng. Nó có nọc độc mạnh hơn các loại rắn khác
đến năm lần, khi nó cắn người, cái chết sẽ đến với họ trong chốc lát. Đó
là lý do tại sao các nhà chức trách Brazil cấm bất cứ ai đến thăm Ilha
da Queimada Grande, nơi đây được gọi là đảo rắn.
Đảo Bắc Sentinel
Nguyên nhân cấm du lịch là vì sự tấn công của thổ dân.
Một
trong những khu vực của vùng Andaman là Vịnh Bengal, nơi trú ẩn của một
bộ lạc thuộc thổ dân Sentinelese, họ tránh tiếp xúc với nền văn minh và
quyết liệt chống lại bất cứ sự xâm nhập nào. Theo lời các nhà khoa học,
thổ dân này đã sống 60.000 năm trong sự cô lập với nền văn minh của loài
người. Những người này ra sức bảo vệ lãnh thổ của họ: ví dụ như vào năm
2004 họ đã bắn vào một máy bay trực thăng của chính phủ Ấn Độ bằng các
mũi tên khi máy bay bay qua đảo sau một đợt sóng thần để tìm kiếm các
địa phương cần sự giúp đỡ. Nạn nhân gần đây nhất của họ là một số ngư
dân, sau đó, các nhà chức trách tại Ấn Độ đã kêu gọi người dân tránh xa
những người Sentinelese và vùng lãnh thổ của họ.
Lăng mộ cho giới thượng lưu ở Ise, Nhật Bản
Nguyên do cấm du lịch: Đây là khu vực chỉ dành cho giới thượng lưu.
Tại Nhật
Bản, khu lăng mộ quan trọng nhất đất nước này chính là khu lăng mộ ở
Ise Jingu. Ngôi đền chính được bao quanh bởi một hàng rào gỗ khá cao,
chỉ có những linh mục cao cấp và các thành viên của gia đình hoàng tộc
mới được phép vào bên trong ngôi đền này. Từ năm 1945 việc đến thăm khu
vực Ise lại càng khó khăn hơn, khu vực này bị cách ly với thế giới bên
ngoài bởi sông Miyagawa, con sông này tượng trưng cho ranh giới giữa
vùng đất người thường và vùng đất thiêng. Các nhà sư bị nghiêm cấm không
được qua sông. Người ta tin rằng nếu để người thường qua sông và đến
khu vực này, sự thiêng liêng của ngôi đền sẽ bị xâm phạm và sẽ gây ra
rắc rối cho toàn Nhật Bản.
Đảo Gruinard
Nguyên nhân lệnh cấm du lịch: Là nơi thử nghiệm vũ khí sinh học.
Vào năm 1942, chính phủ Anh đã mua đảo Gruinard của Scottland để thử nghiệm vũ
khí sinh học – đặc biệt là bệnh than. Trong lúc thí nghiệm, người ta
phát hiện ra rằng bệnh than đã gây ô nhiễm cả khu vực trong một thời
gian dài, là nguyên nhân gây ra cái chết của hầu hết người dân ở đảo
này, có đến 95% trường hợp bị nhiễm bệnh than mà chết. Đến 1980, hòn đảo
đã trở thành một trong những nơi chết chóc nhất trên hành tinh. Cuối
cùng vào năm 1986 các nhà khoa học bắt đầu “làm sạch” hòn đảo đáng lo
ngại này, và nó đã được tuyên bố an toàn vào năm 1990. Tuy nhiên, không
ai dám định cư ở đó. Các chuyên gia cảnh báo rằng, các bào tử bệnh than
vẫn còn lẫn trong đất của hòn đảo, điều này có nghĩa là khu vực này
không phù hợp với việc sinh sống đến hàng trăm năm tiếp theo.
Theo Bright Side
- Thanh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét