Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Tây Tạng: Cá chết do sông bị nhiễm độc, biểu tình phản đối công ty Trung Quốc

Người dân Tây Tạng biểu tình (trái) và cảnh sát được huy động (phải) (Ảnh: freetibet.org)

Khi một ngàn người dân tộc Tây Tạng sống ở tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc tụ tập để phản đối hoạt động khai thác mỏ lithium đang đầu độc nguồn nước địa phương, họ đã chuẩn bị một tuyên bố thẳng thừng và tanh mùi cá.
Vào ngày 6/5, những người biểu tình là nạn nhân của mỏ lithium Hạp Cơ Tạp thuộc sở hữu của Công ty TNHH Công nghiệp Lithium Dung Đạt, đã chặn một con đường ở tỉnh tự trị Cam Tư và đổ hàng đống cá chết lên mặt đất.

(Ảnh: Sina Weibo)
(Ảnh: Sina Weibo)

Theo ông Tashi, một người Tây Tạng địa phương, hành động này đã được tổ chức và thực hiện với sự hợp tác của nhiều thị trấn nhỏ. Ông nói cho Đại Kỷ Nguyên biết: “Chính quyền địa phương đã cử rất nhiều cảnh sát chống bạo động đến để đề cao cảnh giác”.

Cảnh sát chống bạo động trong tư thế cảnh giác. (Ảnh: Sina Weibo)
Cảnh sát chống bạo động trong tư thế cảnh giác. (Ảnh: Sina Weibo)

Một nhân chứng người Hán tại hiện trường cho biết những người Tây Tạng đang ngồi giữa đường và một lúc sau, cảnh sát đã thiết lập các vùng kiểm soát và tuần tra dọc đường. Khi người nhân chứng này đăng tải những hình ảnh của cuộc biểu tình lên mạng xã hội, ông nói với Đại Kỷ Nguyên rằng công an mạng yêu cầu ông phải xóa chúng đi. Nhưng ông đã từ chối.

Cuộc biểu tình của người Tây Tạng. (Ảnh: Sina Weibo)
Cuộc biểu tình của người Tây Tạng. (Ảnh: Sina Weibo)

Tình hình căng thẳng giữa cảnh sát và những người biểu tình Tây Tạng đã được giải quyết khi một bí thư Đảng ủy địa phương hứa rằng việc khai thác này sẽ chấm dứt.
Mỏ lithium Hạp Cơ Tạp được mở vào đầu tháng Năm. Nước thải độc hại đã được xả vào thượng nguồn của sông Lực Khúc, một nhánh của sông Nhã Lung, gây ra cái chết hàng loạt của các loài thủy sản tự nhiên ở địa phương.
Mỏ Hạp Cơ Tạp, nằm ở thị trấn Tháp Công, là nơi có trữ lượng quặng kunzite lithium lớn nhất châu Á. Với 80 triệu tấn, mỏ này chiếm tới 4/5 tổng dự trữ lithium của Trung Quốc.
Công ty Dung Đạt đã mua quyền khai thác khoáng sản trong khu vực vào năm 2005, gây nên ô nhiễm trên diện rộng tại nơi từng là thảo nguyên hoang sơ này của tỉnh miền tây Tứ Xuyên. Đài phát thanh Châu Á Tự do đưa tin rằng người Tây Tạng đã đi biểu tình vào tháng 10/2013 khi năm ngôi làng phát hiện rằng nguồn nước uống của họ đã bị nhiễm độc.
Việc khai thác lithium đã được dừng lại, rồi sau đó khởi động lại trong năm nay.
Tashi, người Tây Tạng địa phương cho biết: Tình trạng ô nhiễm hiện tại đã làm tổn hại đến cảnh quan đồng cỏ trong khu vực, và cuối cùng sẽ phá hủy đồng cỏ nếu nó không bị ngăn chặn.
Cá chết do ô nhiễm khai thác mỏ vào năm 2013. (Ảnh: Sina Weibo)
Cá chết do ô nhiễm khai thác mỏ vào năm 2013. (Ảnh: Sina Weibo)

Juliet Song, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Minh Đạo biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...