Cua nhện Nhật Bản có tên khoa học là Macrocheira kaempferi, sống tại đáy sâu ở vùng biển Thái Bình Dương từ 50 – 600m.
Sinh
vật có bề ngoài giống sứa này có thể được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới của Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Physalia physalis có nọc độc khá mạnh chứa trong những xúc tu. Mặc dù có
hình dạng trong suốt như vậy, nhưng nó không phải là sứa, mà là một
quần thể do nhiều cá thể hợp thành, tuy nhiên mỗi cá thể trong bầy cũng
không thể sống sót độc lập. Với vẻ ngoài khá ghê rợn Physalia physalis
làm người ta liên tưởng tới sinh vật ngoài hành tinh hay một loài thủy
quái.
Đây là loài cua lớn nhất hiện đang tồn
tại trên Trái Đất với chiều dài chân lớn nhất trong số các động vật giáp
xác, có thể lên đến 3,7m tính từ càng này tới càng kia. Chiều dài cơ
thể có thể lên tới 40cm và trọng lượng có thể nặng 19 kg ở con đực,
trong khi con cái có càng ngắn hơn.
Năm 2009, một con cua nhện khổng lồ 40
tuổi có tên Kong, được bắt ở vịnh Suraga (Nhật Bản), có cân nặng 15 kg,
dài 3m và vẫn chưa ngừng phát triển hết, ước tính nó có thể dài bằng cả
một chiếc ô tô.
3. Cá sói Đại Tây Dương
Cá sói Đại Tây Dương thường sống ở độ
sâu 600m tại vùng biển thuộc Cape Cod và Địa Trung Hải. Chúng sử dụng
hàm mạnh mẽ của chúng để ăn động vật thân mềm có vỏ, động vật giáp xác,
động vật da gai và không ăn các loài cá khác. Một con cá sói khổng lồ
được ghi nhận với chiều dài 150cm và nặng 18kg. Chúng có nhiều màu sắc
khác nhau từ màu tím nâu cho đến màu xanh ô-liu hoặc lam xám.
4. Cá răng nanh
Cá răng nanh có tên khoa học là
Anoplogaster, sống ở độ sâu 487,68m với chiều dài thân ngắn khoảng 15,24
cm. Thế nhưng chứng lại sở hữu phần đầu to, miệng rộng hoác và những
chiếc răng nanh dài sắc nhọn khiến chúng có biệt danh “cá yêu tinh”. Cá
răng nanh được xem là một "nhân vật" đáng gờm trong giới sinh vật biển.
Loài cá này tỏ ra khá "dễ nuôi", chúng ăn bất cứ thứ gì chúng kiếm được.
Chúng thường được tìm thấy ở những vùng biển ôn đới hoặc nhiệt đới.
5. Cá cờ mặt trăng Regalecidae
Regalecidae hay cá cờ mặt trăng là một
loài cá mình dẹt, một số con có thể dài đến 11 m. Đây là loài cá có
xương dài nhất thế giới và thường được tìm thấy ở độ sâu gần 1 km. Cá
Regalecidae rất hiếm thấy, và người ta thường chỉ tìm thấy xác của loài
sinh vật này trôi dạt vào bờ sau những cơn bão lớn. Bởi vậy, chúng trở
thành đề tài cho nhiều truyền thuyết về rồng. Cá Regalecidae sinh sống ở
sâu dưới lòng biển, và chỉ khi rất yếu hoặc sắp chết, chúng mới nổi lên
mặt nước.
6. Cá nhám mang xếp
Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500m), phân bố tại các vùng biển của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Loài cá này có một số đặc điểm của loài
cá mập "nguyên thủy", được coi là "hóa thạch sống" dưới đáy biển thời kỳ
khủng long và được coi là một trong những loài cá nhám tồn tại lâu đời
nhất (cách đây 96 triệu năm). Chúng có chiều dài có thể đạt tới 2m, cơ
thể màu nâu sẫm giống loài lươn. Chúng là một trong số hiếm loài cá có
tới 6 cặp khe mang giống với loài cá mập thời tiền sử. Khi di chuyển và
săn mồi, cá mập thằn lằn uốn cong cơ thể để di chuyển về phía trước một
cách linh hoạt giống với một con rắn biển khổng lồ.
7. Cá mập yêu tinh
Chúng có tên khoa học là Mitsukurina
Owstoni, một loài cá mập biển sâu (khoảng 200m) ở nhiều vùng biển từ
Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, vịnh Mexico, phổ biến nhất vẫn là ở Nhật
Bản. Chúng có thân hình xấu xí với mũi khoằm dài giống mỏ chim, sừng
dài hơn mõm giống như một chiếc bay. Chúng là loài cá mập duy nhất có
màu hồng. Con đực trưởng thành thường có chiều dài từ 2,4 - 3,1m và con
cái là từ 3,1 - 3,5m. Mẫu vật lớn nhất được tìm thấy có chiều dài tới
3,9m và nặng 210 kg.
8. Cá vây chân lưng gù
Chúng có tên khoa học là Melanocetus
johnsonii, sống ở độ sâu 2.000m. Cá vây chân có vè ngoài cục mịch, kì
dị, cơ thể tròn trịa như một quả bóng và dài khoảng 12,7cm.
Loài này có phần miệng rộng hoác với hàm
răng sắc nhọn mọc tua tủa. khiến chúng có biệt danh "quỷ đen xấu xí".
Dọc sống lưng của cá vẩy chân dày đặc những gai phát sáng để thu hút con
mồi. Khi con mồi đến đủ gần, chúng ngay lập tức chộp lấy và nghiền nát
bằng bộ hàm to khỏe, đầy mãnh lực.
9. Mực quỷ
Mực quỷ (tên khoa học Vampyroteuthis)
sống ở độ sâu 600–900m trở xuống, chúng không có túi mực, thân có hai
rìa lớn, mình trơn và nhũn dễ bị nhầm là sứa.
Dù chỉ dài 15 cm, không nguy hiểm cho
con người nhưng mực quỷ trông rất dữ dằn với đôi mắt hình cầu to bằng
mắt của một con chó lớn. Các xúc tu phủ đầy gai trông giống như những
chiếc răng nhọn khiến chúng có biệt danh là "mực quỷ". Bộ phận phát
quang phân bố đều trên toàn bộ cơ thể và có thể bật hoặc tắt tuỳ theo ý
thích của mực quỷ. Mực quỷ có thể bơi với tốc độ cực nhanh, một lợi thế
của mực quỷ trong quá trình săn bắt mồi và chạy trốn khỏi kẻ thù.
10. Cá rắn Thái Bình Dương
Chúng có tên khoa học Chauliodus macouni, một loài cá săn mồi sống ở độ sâu từ 200–5000m dưới bề mặt đại dương.
Cá rắn Thái Bình Dương có đặc trưng nổi
bật là chiếc miệng lớn, răng giống răng nanh dài và tia vây lưng dài
(bằng nửa chiều dài cơ thể của nó).
Chúng chủ yếu ăn động vật giáp xác và cá
nhỏ và có chiều dài cơ thể khoảng hơn 30cm. Người ta tin rằng vây lưng
đầu tiên phát sáng để thu hút con mồi.
Phạm Hậu(th)/Báo Gia đình & Xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét