Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

HUYỀN THOẠI VỀ CHIẾC ÁO NÂU TÔI YÊU - Trần Chu Ngọc


Khi vừa tốt nghiệp bậc tiểu học tôi đã may mắn được trúng tuyển vào ngành Nông Nghiệp ở Tây Ninh, đây là những nấc thang mới đưa tôi đi vào ngành giáo dục chuyên nghiệp đầu tiên của Tỉnh, nhớ ngày đầu bỡ ngỡ nhưng đầy gian truân đó đã cho tôi những bước vững chắc vào đời và biểu tượng đáng nhớ nhất là được khoác chiếc áo nâu cho đến khi tốt nghiệp ngành sư phạm ở Saigon
Thật ra năm đầu khai giảng bước vào lớp sáu trường tôi tạm mượn cơ sở của trường Tiệu Học cộng Đồng Long Hoa và vẫn chiếc áo trắng như mọi trường khác nhưng sau đó nhận thấy không phù hợp mỗi lúc thực hành nông trại với chiếc áo thấm ướt mồ hôi và lấm lem bùn đất nên ban giám hiệu trường đổi lại đồng phục màu xanh dương khi ấy khuôn viên nơi chúng tôi học gồm ba trường có cả trung học Phú Khương nên màu xanh là hình ảnh nổi bậc của một ngôi trường chuyên nghiệp… đồng thời lúc ấy ngoài thị xã Tây Ninh cũng có màu áo xanh của trường trung học kỹ thuật nên sau khi xin ý kiến Nha học Vụ và đồng thời với qui định các trường trung học Nông Lâm Súc trong cả nước đều có đồng phục màu Nâu.
Ban đầu khi khoác chiếc áo nâu trên người mỗi ngày đi học chúng tôi thật là bỡ ngỡ vì đây là màu lạ nhất của các trường và sau này nếu nhìn vào ai cũng biết là chúng tôi đang học trường nông nghiệp, màu Nâu hay có người còn gọi là màu “Đà” là một màu sắc tương đương với màu đất vừa giống màu áo các vị tu hành nên lúc đó ai cũng nghĩ chúng tôi được rèn luyện trong môi trường khắc khổ hiền từ của những nhà sư thành tâm tu niệm…
Thật ra khi chọn màu áo này các vị lãnh đạo ngành giáo dục Nông Nghiệp đã nghiên cứu trong quá trình học tập dù lý thuyết hay thực hành sẽ thấy một môi trường sinh động dù có ngoài nắng chang chang hay trong những cơn mưa dầm, màu áo nâu luôn là sự kiên nhẫn – trì chí để vươn lên như khẩu hiệu: ”Học để làm – làm để học Tạo tiền để sống – sống để phụng sự” của phong trào Nông Gia tương lai sau này
Từ đó chúng tôi luôn yêu màu áo nâu và mang theo màu này trong suốt quá trình đi tìm tri thức mới, có những giai thoại mà khi theo học ở trường chúng tôi không bao giờ quên là khi mặc chung màu áo chúng tôi từ khóa 1 đến khóa cuối cùng đều đoàn kết thương yêu nhau sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và nhắc nhau chăm lo rèn chuyện có những va chạm hiểu lầm thì trao đổi giảng hòa với nhau, khi đến với mái trường Bến Kéo sau giờ vào lớp và cánh cổng đã khép lại thì chúng tôi lớp nào vào lớp ấy những bạn thực hành ngoài chuồng trại hay ngoài đồng thì chăm lo theo chuyên môn của mình… Tuy nhiên cũng có trường hợp màu áo Nâu bị ganh ghét vì đây là biểu tượng cho tình đoàn kết và đây là một ngôi trường chuyên nghiệp tạo tiền đề cho tương lai nên một số bạn trẻ trường khác hay ngoài đời thường hay kiếm chuyện khi thấy màu áo nâu lẻ loi ngoài đường thế là dù có việc nhỏ hay việc lớn mỗi khối lớp đều có nhóm học viên bênh vực cho các bạn… Ngay cả đối với phong trào trường cũng đã có những biểu hiện đoàn kết với các trường khác bằng hoạt động thể hiện sức mạnh của cả một tập thể không khoan nhượng bất cứ sự áp bức nào và đây cũng là truyền thống tốt đẹp nhất của trường
Chúng tôi đã qua sự đào tạo và rèn luyện dưới mái trường vẫn luôn nhớ mãi màu Áo Nâu Nông Lâm Súc Tây Ninh nhớ mãi công ơn dạy dỗ của thầy cô sự giúp đỡ chân tình của các bạn để bước vào đời luôn đóng góp những công lao kiến thức của mình để kinh tế ngày càng phát triển và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Ảnh Cũ:

HS.NLS Tự trồng trôt và thu hoach hoa màu tại các nông trại tại gia

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...