Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

ÂM NHẠC có thể tạo nên một tâm hồn cao quý, thánh khiết


Âm nhạc là sự thể hiện của tinh hoa cuộc sống, khi phù hợp với những giá trị phổ quát của vũ trụ, của tự nhiên, thì âm nhạc sẽ trở thành liều thuốc chữa tốt nhất cho những “căn bệnh tinh thần” của chúng ta.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Masaru Emoto


Hơn 20 năm về trước, Tiến sĩ Masaru Emoto người Nhật Bản, đã bắt đầu thực hiện công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của âm thanh đối với nước. Sau khi đã cho nước tiếp xúc với mọi loại âm nhạc, ông đem các phân tử nước đó đi đông lạnh lại. Khi quan sát chúng dưới ống kính hiển vi, ngạc nhiên là hình dạng các tinh thể nước khi tiếp xúc các loại nhạc, của Bach, Mozart, Beethoven, Tchaikovsky… với thể loại nhạc như Hard Rock và Metal.

Khi “nghe” các bản nhạc của Bach, Mozart, Beethoven, Tchaikovsky… các tinh thể tạo nên những hình dạng tuyệt đẹp. Còn với các bài hát của hai thể loại nhạc còn lại, các tinh thể lại tạo ra hình dạng hỗn loạn và vô trật tự.

Tinh thể nước biến đổi khi nghe các bản nhạc khác nhau. (Ảnh: Dr. Masaru Emoto)

Bởi vì nước có trong hầu hết cơ thể sinh vật sống, chiếm tới 60% khối lượng cơ thể con người, vậy nên cơ thể con người chúng ta cũng thế, chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi những thứ chúng ta đang nghe, nhìn và tiếp xúc hằng ngày.

Quan điểm cả các triết gia cổ đại về âm nhạc

Platon– nhà triết học cổ đại người Hy Lạp, đã từng nói với Galucon, một triết học gia cổ đại khác :”Đào tạo âm nhạc là một công cụ mang năng lượng còn mạnh mẽ hơn bất kỳ mọi công cụ, phương tiện nào khác, bởi nhịp điệu âm nhạc và sự hài hòa ấy dường như có thể tác động vào mọi giới hạn ở bên trong tâm hồn con người, chúng mang theo sự thanh nhã, và làm cho linh hồn của người nào được giáo dục đúng đắn trở nên phong phú và sáng suốt; làm cho linh hồn của người nào được giáo dục tồi trở nên không thanh nhã.”

Plato trong học viện của mình – Tranh của họa sỹ người Thụy Điển, Carl Johan Wahlbom. (Public Domain)

Với ông, giáo dục âm nhạc, cũng là giáo dục “thế giới nội tâm” con người chúng ta, vì vậy, những người nào được nhận sự giáo dục một cách đúng đắn, “người đó sẽ nhận thức được một cách sáng suốt những sai lầm và thiếu sót trong chính nghệ thuật và tự nhiên; và với một khiếu thẩm mỹ thực thụ, người đó sẽ vui mừng khi nhận được những điều tuyệt vời, tốt đẹp trong tâm hồn mình”. Nói một cách khác, người đó sẽ trở nên cao thượng và tốt đẹp.

Plato (trái) và Aristotle (phải) – trích đoạn trong tác phẩm “Trường học ở Athens”, một bức bích họa nổi tiếng của danh hoạ người Ý Raphael (1483–1520). (Ảnh: Public Domain)





Ông cũng nhận xét về tầm ảnh hưởng của âm nhạc đối với xã hội và con người thời đại ông: “Âm nhạc, sẽ mở ra một cánh cửa thuận tiện nhất cho tâm hồn ta kết nối đến vũ trụ, chắp cánh cho trí tưởng tượng… Tóm lại, âm nhạc chính là cốt lõi của trật tự, của sự công bằng và tốt đẹp”.

Theo Aristotle – nhà triết học Hy Lạp cổ đại, âm nhạc là phương tiện truyền đạt cảm xúc, do vậy, thứ âm nhạc “đi ngược lại với những giá trị tự nhiên” sẽ chỉ khiến cho tâm hồn chúng ta trở nên tồi tệ hơn mà thôi. “Nếu con người ta nghe thứ âm nhạc ấy trong thời gian dài, sẽ đánh thức những dục vọng xấu xa, cá nhân ấy sẽ trở thành một con người hoàn toàn khác, một con người đã bị biến chất”.

Theo các nhà nghiên cứu của trường đại học Missouri, hiện nay các dòng nhạc như hip-hop, pop, hay rap v.v. đều thúc đẩy tạo nên các hành vi có vấn đề. Họ đã phân tích lời bài hát của hơn 400 bản hit trên Billboard từ 2006 đến 2016, và hầu hết là về bạo lực, tranh đấu, sex v.v.

Giáo sư Cynthia Frisby đề nghị các phụ huynh nên thường xuyên dành thời gian trò chuyện với các con, đặc biệt là khi chúng đang trong độ tuổi mới lớn, về thể loại nhạc mà chúng đang nghe hiện nay và phải nắm rõ tác động của điều này đối với sự phát triển cả về sinh lẫn tâm lý. Một người đọc còn chia sẻ lại:” Hiện nay, ngoài các vấn đề như bạo lực, tình dục v.v. thì sự kiểm soát và sự chiếm hữu tình cảm ở giới trẻ đang đang xuất hiện thường xuyên hơn và rất đáng báo động. Ví dụ như chúng hay nói những lời “ ‘Em(anh) là của anh(em)’; ‘Em(anh) sẽ không để anh(em) rời khỏi em(anh)’ v.v.” hay sự đe dọa tình cảm, ví dụ như “ ‘Em(anh) không thể sống nếu không có anh(em)’ v.v. ” Tuy vậy hiện nay, mọi người vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng nguy hiểm của chúng, bởi chính những tâm lý như thế là tiền đề dẫn đến bạo lực và xâm hại”

Bức tranh ” Sonata Âm láy ma quỷ ” của Tartini. (Wikipedia Commons)

Âm nhạc có thể tạo nên một tâm hồn cao quý, thánh khiết

Ví dụ như Thánh ca Gregorian phản ánh một cách sống động hình ảnh, kiến trúc của nhà thờ qua từng chữ, từng lời ca. Hoặc là vở Thanh xướng kịch Messiah của Handel đã đi vào lịch sử âm nhạc cổ điển như một trong những sáng tác vĩ đại nhất, một trường ca sáng chói về Chúa Cứu Thế. Những bản ca ấy đang nuôi dưỡng một tâm hồn mạnh mẽ nhưng lại tràn đầy vị tha trong lòng mỗi thính giả.

                                              (Ảnh: Falunart.org)

Một trong những giá trị tốt đẹp và phổ quát nhất của vũ trụ là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Chừng nào con người có thể coi “Chân-Thiện-Nhẫn” làm chuẩn mực trong âm nhạc, thì khi ấy văn minh nhân loại mới có thể tiếp tục phát triển, cả về mặt tinh thần lẫn vật chất.

Bài viết: Epoch Times
Biên dịch: Trâm Anh

(Hoa Huỳnh chuyển)

1 nhận xét:

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...