Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

CM Blog : Âu Châu: Cuộc Chơi Mà Người Di Dân Lậu Chịu Thua Khi Vượt Băng Biên Giới

Là một cựu sinh viên trường Luật A Phú Hản, Khaled đã nhập cuộc chơi cút bắt cả năm nay sau ngày rời khỏi nước nhà năm 2018, vì tình trạng tồi tệ kinh tế và lo sợ cho an toàn tính mạng của mình, sau khi quân Taliban đang tiến gần về thủ đô Kabul. Nhưng khi tới được Âu châu, anh ta mới nhận biết là, vượt vào biên giới Âu châu thì dễ nhưng có quá nhiều chướng ngại vật khác cản lối làm anh không thể vào được Đức quốc, nơi chú và cô bạn gái đang sống ở đó.

    Một chiều lạnh buốt chập choạng tối tháng Mười Hai tại Horgos, một làng nhỏ của Serbian, gần biên giới Hung Gia Lợi, nơi Khaled đã ở cả tháng trong cái nhà kho của một nông trại bỏ hoang, cùng với sáu người bạn A Phú Hản khác, ngồi ăn tối, bữa ăn chỉ có củ hành và miếng bánh mì nhỏ chia nhau, giữa nhóm lửa yếu ớt chống lạnh. Đêm trước, họ cố thử sức với “cuộc chơi”, tên mà những người di dân lậu trên đường vượt qua biên giới đặt cho, nhưng gần như ngay lúc mới bắt đầu cảnh sát Hung Gia Lợi đã chận lại và đuổi họ trở ngược lại Serbia. Khaled tin rằng, việc khám phá quá nhanh của cảnh sát này có thể giải thích là, do chuyện sử dụng máy thâu hình hồng ngoại tuyến và phi cơ điều khiển bằng vô tuyến không có người lái của cảnh sát, việc này anh ta đã thấy trong những lần mưu vượt biên giới trước.

    Khaled nói cảnh sát, lực lượng biên phòng có thể nhìn thấy họ trong đêm tối ngay cả bước đi cũng đã bị tìm ra ngay, thêm việc các chiếc phi cơ không có người lái qua lại trên không nơi mấy khu rừng, chỗ đám Khaled đang trốn, theo dỏi xem họ là ai ở đây. Phi cơ không có người lái, máy thâu hình hồng ngoại tuyến và dụng cụ có thể ghi nhận nhịp tim đập là những thứ dụng cụ kỹ thuật mới được cảnh sát Âu châu dùng ngày càng tăng, nhằm chận đứng việc xâm nhập biên giới hoặc tống đuổi họ trở lại nơi mà họ xuất phát. Hành động tống đuổi người di dân lậu bằng sức mạnh, không cho họ dịp may xin tỵ nạn được xem là bất hợp pháp theo luật của “khối cộng đồng Âu châu”, buộc giới thẩm quyền các nước phải xét đơn xin tỵ nạn, dù họ không có giấy tờ căn cước lý lịch hay đã vào các nước này hợp pháp.  Trong khi đó chính sách quân sự hóa biên giới Âu châu đã tăng đáng kể, ổn định kể tứ năm 2015, khi làn sóng người di dân lậu lên tới cao điểm với việc sử dụng các dụng cụ thiết bị kỹ thuật tối tân.

    Osman, một người tỵ nạn Syrian, hiện sống ở Serbia, băng qua nhiều biên giới trong vùng Balkans năm 2014 nhớ lại thời điểm đó, anh không thấy bất cứ dụng cụ kỹ thuật này nhưng giờ đã có phi cơ không có người lái, máy thu hình hồng ngoại tuyến và nhiều thứ tương tự khác. Khi cảnh sát Hung Gia Lợi bắt anh lúc đang cố tìm cách băng qua biên giới Serbia, trước khi cơn đại dịch Vũ Hán bùng lên, họ dùng máy móc hiện có lúc đó, cả một chiếc phi cơ không người lái và máy thu hình thật lớn, anh nói cảnh sát bảo anh là, họ đang quan sát anh mọi nơi.

    Giữa năm 2014 và 2017, bằng số tiền quỹ Âu châu, Croatia đã mua 13 máy thu hình hồng ngoại tuyến với giá 117, 338 đồng Âu châu, loại này có thể tìm thấy người ta ở hơn một dậm xa và xe cộ khoảng cách hơn hai dậm đường. Năm 2019, bộ Nội vụ Croatian nhận bốn chiếc phi cơ không có người lái eRIS -III tầm xa, nó nhận ra, phát hiện người ta cả sáu dậm giữa ban ngày và hai dậm trong bóng tối, có tốc độ bay 80 dậm một giờ và trên cao độ 3500 thước.

    Lỗ Ma Ni hiện giờ có máy nhận và đếm được nhịp tim đập cùng với 117 máy thu hình hồng ngoại tuyến khác, mùa xuân năm rồi nước này có thêm 24 xe trang bị máy thu hình loại này, cấp cho lực lượng biên phòng với giá trị hơn 13 triệu đồng Âu châu. Hung Gia Lợi dùng kỹ thuật theo dỏi di dân mới, như là một tấm chắn qua mắt công chúng bằng tu chính vài điều khoản luật năm 2017 nhưng vì chưa đủ minh bạch và hành động tống đuổi người di dân lậu ngược lại biên giới, đã bị các nước khối Âu châu và tòa án Âu châu chỉ trích nặng nề, do đó, Frontex, tổ chức phụ trách việc theo dỏi biên giới của nhiều nước tạm ngưng hoạt động ở Hung Gia Lợi tháng Giêng. Điều này có nghĩa là, người di dân lậu không còn có thể ẩn trốn trong màn đêm khi muốn băng qua biên giới, vì vậy, ngồi quanh nhóm lửa trong rừng ở Horgos, Khaled và đám bạn quyết định vượt biên giới thay vì chờ tới sáng sớm, vì họ tin rằng thời điểm này máy thu hình kém hiệu lực hơn.

    Năm 2019, trong trường hợp của một người thanh niên Algerian, 18 tuổi, đã bị cảnh sát biên phòng đánh và xiết cổ bằng cái áo thun của chính anh ta, khi cố băng qua biên giới từ Bosnia qua Croatia, anh nói thêm, họ không thể vượt qua biên giới trong đêm, vì nếu bị cảnh sát bắt được, cảnh sát sẽ không ngần ngại đánh họ một cách tàn nhẫn. anh cũng cho biết đã thấy phi cơ không có người lái hoạt động liên tục.

    Ail, anh thanh niên Ba Tư, 19 tuổi, sống trong một trại tỵ nạn ở Belgrade, than phiền rằng cảnh sát Croatian và Lỗ Ma Ni rất bạo lực và chẳng đếm xỉa tới việc anh van xin, cho qua biên giới để tỵ nạn trong những lần anh cố băng qua biên giới. Có hơn hàng trăm báo cáo về tình trạng bạo lực tại các biên giới, theo  cơ quan BVMN, Tháng Hai năm ngoái, tám cảnh sát biên phòng Lỗ Ma Ni đã đánh đập hai gia đình người di dân lậu Iraq với cùi cui, dây cho điện giựt quất hai người đàn ông, một trong hai người này đang bồng đứa con 11 tháng. Cảnh sát cướp tiền rồi phá hủy điện thoại di động của họ trước khi chở họ ngược về Serbia, bằng chiếc xe vận tải nhỏ lạnh cóng cho tới nơi họ xuất phát. Để trả lời những bài báo loại này, tổ chức Frontex phủ nhận có sự liên hệ giữa việc nâng cao chi phí cho các phương tiện kỹ thuật mới đang dùng và chuyện tống đuổi người di dân lậu tại vùng Balkan.

    Bất chấp việc sử dụng dụng cụ khoa học tối tân nhằm ngăn chận người di dân lậu tràn vào biên giới Âu châu, Khaled và đám bạn cũng đã băng qua được biên giới Hung Gia Lợi vào cuối tháng Mười Hai năm rồi, và vào tạm trú tại một trại tỵ nạn ở Đức và đang chờ làm thủ tục xin cấp tư cách người tỵ nạn.

Thuyên Huy

 Mời Xem :CM Blog : Congo: Ndakasi – Con Dã Nhân Mồ Côi Chết Trên Tay Người Thương

1 nhận xét:

VỠ MẢNH TRĂNG THỀ _ Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

VỠ MẢNH TRĂNG THỀ (cho nhớ ngày giỗ lần 2 hiền thê) Thu nao em đã bỏ anh rồi! Một mảnh trăng thề vội lẻ đôi Tình đó đã sâu giờ cách biệt Ngh...