Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

CHUYỆN DÀI NÔNG LÂM SÚC Cây Báng Súng- Bùi Blao

Tôi nhớ` trong năm học 1964, môn lâm học chúng tôi được học dưới sụ dẫn dắt của thầy Đồng Phú Hộ, thầy tốt nghiệp trường Nông Lâm Đông Dương. Thầy đã tổ chức một cuộc đi thăm Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Trảng Bom, nhà máy xẻ gỗ và sản xuất diêm Sifa, nơi nhập khẩu cây gỗ Teak ( giá tị) xem quá trình sản xuất của nhà máy giấy Tân Mai, và trại Dưỡng Ngư Thủ Đức.

Lớp thủy lâm chúng tôi gồm 20 người ngồi gọn trong một chiếc Ford vận tải loại trung , do ông Tuân lái. và cái đáng nhớ là thời gian đi và về chỉ gói gọn 1 ngày.
Và chính đợt di này tôi đã thấy các cây Bằng lăng phun khói như trên và một chuyện nữa đó là rừng Giá Tị, lúc ấy thoạt nhìn tưởng như cây thuốc lá vì lá to và cây cao cỡ 2 mét mà lại mọc sát vào nhau.
Trồng như thế đế tiến hành đốn-tỉa, đốn-tuyển gồm việc tỉa bỏ nhũng cây ôm yếu không đủ chuẩn, cho những cây khác có đủ không gian phát triển. Sau đó sẽ tiến hành đốn tuyển nhiều lần đốn bỏ những cây phát triển không đúng qui cách như đâm nhánh ngang,
cây chuẩn sẽ là cây thẳng, để tương lai thân thẳng cao. Vì ta biết rất rỏ cây giá tị là loài thường phát nhánh bất định, vậy trồng khoảng cách nhỏ để tạo cạnh tranh sinh tồn cây chỉ lo vươn thẳng không đâm nhánh, cho nên ta thấy những cây được dùng là những thân suông thẳng.
Bây giờ năm 2022 rừng Giá Tị vẫn còn đây, có lúc trơ cành, có lúc trụi lá, cây cao to, gốc có thể là một người ôm, nghe được có nơi đã dùng gỗ và khen là tốt lắm.
Trên những chuyến xe khách, ngang qua vùng cây Giá Tị gần Định quán ít nhiều vẫn nghe nhắc đến tên cây là giá ty, là cây mà chính phủ ngày trước trồng phục vụ cho chiến tranh lâu dài đó là làm báng súng ? trong cuộc chuyện đó do truyền miệng ? Hay qua google, qua một số bài viết trên mạng được gọi thẳng thừng là Cây BÁNG SÚNG ! Được biết các loại súng dùng gỗ làm báng súng có từ thế chiến lần 2 như Garante,Carbine, Thompson… thời ấy có dùng gỗ Giá Tỵ chưa ? Còn các súng sau này đã dùng nhựa, không thể vì tính chất của gỗ chịu được giằng xé , nứt tét.. mà đăt tên là GỖ BÁNG SÚNG.
Thực sự theo tài liệu thì gỗ GIÁ TỊ : gỗ Teck, tên khoa học là Tectona grandis loài cây này phải trên một trăm năm gỗ mới thật tốt.
Là loại gỗ không nặng, không bị mối mọt và hà đục, nên được dùng đóng thuyền bè, ca-nô, gỗ màu sắc nâu ,xám, vàng có thời được lạng mỏng dán lên loại gỗ khác dùng trong nội thất. Gỗ it mứt tét, chịu giằng xé cao nên được dùng để đóng thùng loa, làm báng súng.
Trong tài liệu có nói đến dược tính gồm : trị cầm máu ? lợi tiểu ? viêm phế quản ? mọc tóc…
Một điều lạ nữa là lấy một lá non xanh vò nát sẽ biến thành màu đỏ như máu bầm.
Tra cứu Gu- gồ thì thấy khá nhiều bài viết, nói về cây này :
Trích…..“Cây giá tỵ có tên khoa học là Teektonafrandick, thường được gọi là gỗ tếch. Cây có nguồn gốc từ Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, sau đó phát triển ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Đồng Nai, cây giá tỵ được trồng lần đầu là những năm 50 của thế kỷ trước trên vùng đất Tân Phú, Định Quán. Hiện tại, ngoài các lâm trường, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, nhiều hộ dân cũng trồng cây giá tỵ nhằm mục đích lấy gỗ bán. 
 

Ngoài giá trị về mặt kinh tế, việc phát triển loại cây này còn có ý nghĩa lớn đối với bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái rừng tự nhiên.”
Trích ….” Cây giá tỵ hay còn gọi là cây gỗ tếch hay cây bán súng, cây lá đỏ. Có tên khoa học là Teektonafrandick. Họ cỏ roi ngựa – Verbenaceae.”
Qua những trích đoạn thế này, thì tôi lại nhớ nhiều người vẫn nói “ KHÔNG BIẾT THÌ HỎI GU-GỒ “
Tôi không biết ở các nước khác ra sao. Chứ khoảng chữ Việt nó giới thiệu cho ta nhiều bài viết, tin tức và trong đó quan trọng nhất là Wikipedia tôi cho là tài liệu tham khảo mà thôi.
Cùng thưa các bạn rằng đối với cây cỏ Việt Nam tôi chỉ có tập sách Cây Cỏ Việt Nam của Gs Phạm Hòang Hộ. Ngoài tập sách đó ra, có tài liệu nào nói về cây cối nước ta nữa không, mong các bạn giới thiệu giúp.
 

 

Mời Xem :

CHUYỆN DÀI NÔNG LÂM SÚC : CÂY XANH PHUN KHÓI ?

1 nhận xét:

VỠ MẢNH TRĂNG THỀ _ Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

VỠ MẢNH TRĂNG THỀ (cho nhớ ngày giỗ lần 2 hiền thê) Thu nao em đã bỏ anh rồi! Một mảnh trăng thề vội lẻ đôi Tình đó đã sâu giờ cách biệt Ngh...