Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

, NGÀY GIÓ THEO CHÂN , KHI TÌNH KHÔNG CHỈ TRĂNG SUÔNG - Thơ Tran Chu Ngoc


 
1/  NGÀY GIÓ THEO CHÂN
 
Buổi sáng sương mù như gió thoảng
Thấm hương nồng nghe lạnh hắt hiu
Em đi qua thoáng đó trong chiều
Còn chút mây bay mờ bịn rịn
***
Đứng giữa nỗi buồn còn câm nín
Cội thông già cũng bạc tóc thời gian
Con suối reo róc rách lối mòn
Dư âm nào trên nhà sàn vắng ngắt
***
Đường dốc đá cheo leo nắng tắt
Trên lối về chệch choạng bước chân hoang
Không còn cô sơn nữ trên nương
Chú ngựa già thảnh thơi gặm cỏ
***
Khuất sau đồi vầng trăng sáng tỏ
Đêm cao nguyên phố núi lạnh đầy
Thôi cũng đành ghé lại nơi đây
Trong nỗi buồn theo chân ngày đó
TRAN CHU NGỌC

 


 2/ KHI TÌNH KHÔNG CHỈ TRĂNG SUÔNG
 
Tháng tám em về mênh mang gió
Khi cõi đời không chỉ trăng suông
Ta đi trong nắng hè giữa ngọ
tìm được một chút tơ vương
***
Ngày đưa nhau ngang đồng mùa gặt
Hương khói lúa mùa lan tỏa đêm
Dòng nước phù sa mưa nặng hạt
Ta nghe tiếng gọi trên vai mềm
***
Em vẫn đi về thời thiếu nữ
Qua cầu còn để chút nhớ thương
Ta vẫn dập dềnh con phà cũ
Nỗi niềm như vẫn thấy lạ thường
***
Ngày đến mang tin buồn cuối hạ
Người đã theo chồng bỏ cuộc chơi
Ta nhìn lại mình sao thấy lạ
Dấu xưa còn lại vết thương đời
***
Khi tình không chỉ là phút chốc
Người có qua còn để lại dấu chân
Con đường đá sỏi xanh cỏ mọc
Cũng còn để lại những bâng khuâng
TRAN CHU NGOC

Mời Xem :
 
 

Lần đầu tiên chuyển đổi thành công nhóm máu ở thận người (VOZ.VN )

Các nhà nghiên cứu đã thay đổi thành công nhóm máu của ba quả thận được hiến tặng, giúp đem lại cơ hội lớn hơn cho những bệnh nhân mãi không tìm được nguồn tạng cùng nhóm máu.

Các nhà khoa học cho biết bước đột phá mới này có thể làm tăng nguồn cung thận để cấy ghép, đặc biệt quan trọng với những người ít có khả năng tìm được thận phù hợp, Guardian đưa tin ngày 15/8.

Thận của người có nhóm máu A không thể được cấy ghép cho người có nhóm máu B, và ngược lại.

Nhưng việc thay đổi các nhóm máu này sang O sẽ cho phép nhiều ca cấy ghép diễn ra hơn vì đây là nhóm máu "trung tính", có thể phù hợp với nhiều người.

Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge đã áp dụng phương pháp normothermic perfusion machine để truyền vào một loại enzyme thông qua thận của người hiến tặng. Đây là thiết bị kết nối với thận của con người để bơm máu giàu oxy đi qua cơ quan nhằm bảo quản thận của người hiến tặng tốt hơn, nâng cao khả năng ghép thận.

Enzyme đã loại bỏ các phân tử đặc trưng ​​của nhóm máu nằm trên các mạch máu của thận. Điều đó có hiệu quả chuyển đổi cơ quan này thành nhóm máu O.

Mike Nicholson, giáo sư phẫu thuật cấy ghép tại Đại học Cambridge, đang nghiên cứu về phương pháp này. (Ảnh: Kidney Research UK).

“Chúng tôi đã áp dụng enzyme vào một phần mô thận của con người và nhanh chóng thấy rằng các kháng nguyên đã bị loại bỏ”, Serena MacMillan, một nghiên cứu sinh tại Đại học Cambridge, cho biết.

“Sau đó, chúng tôi biết rằng quá trình này là khả thi, và chúng tôi chỉ cần mở rộng quy mô dự án để ứng dụng enzyme trên thận người với kích thước đầy đủ”, cô nói.

“Bằng cách thử nghiệm trên thận người có nhóm máu B và bơm enzym vào cơ quan bằng phương pháp normothermic perfusion machine, chỉ trong vài giờ chúng tôi đã chuyển đổi một quả thận nhóm máu B thành O”, cô chia sẻ thêm. “Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người”.


 

TIN BUỒN VÀ PHÂN ƯU (HT Nguyễn Kim Huê Tạ Thế (30/8/2022 )


 

FM974 Úc Châu :Ba Tư: Chuyện Áo Chùng Khăn Phủ Trùm Đầu - Bắt Giữ Và Thú Tội

                  FM 974 Úc Châu 

                     CM.Blog

Một cuộc tuần hành biểu tình khá đông trong tuần rồi, lên án việc cô gái Ba Tư, người bị bắt vì chống lại một sắc luật mới về áo chùng khăn trùm đầu, xuất hiện trên đài truyền hình Ba Tư, mà những người quan sát thời sự cho rằng, cô đã  bị cưỡng bức thú tội do kết quả của tra tấn.

    Sepideh Rashno, 28 tuổi, bị bắt trong tháng bảy sau khi có đoạn phim cô bị khiêu khích trên xe buýt vì không mặc quần áo đúng theo luật, lan truyền trên nhiều trang mạng xã hội. Rashno, một nhà văn và họa sĩ, là một trong những người phụ nữ bị bắt từ sắc luật “Hijab and Chastify Day” được ban hành ngày 12 tháng bảy. Theo nhóm tranh đấu nhân quyền Hrana, thì cô được chở vào bệnh viện vì xuất máu bên trong cơ thể, không lâu sau khi bị bắt và trước khi cô xuất hiện trên đài truyền hình.

   Chính quyền Ba Tư yêu cầu phụ nữ mang khăn trùm kín đầu ngoài nơi công cộng kể từ ngày có cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 nhưng, tổng thống Ba Tư Ebrahim Raisi vừa ký sắc luật ngày 15 tháng tám, bắt buộc thi hành luật về quần áo với một số điều hạn chế mới. Theo Hrana, việc cưỡng bức thú tội hiện đang trên đường tăng cao ở Ba Tư, năm người phụ nữ đã bị bắt vì không tuân lệnh và bốn buộc phải thú tội trong những ngày trước và sau 12 tháng bảy. Cũng có tin tường thuật ba người phụ nữ bị bắt vì nhảy đầm chỗ công cộng, 33 tiệm uốn tóc bị đóng cửa và 1,700 người khác tới trình diện sở cảnh sát vì có liên quan tới cái khăn trùm phủ đầu.

    Sau khi bị bắt, Rashno xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia ngày 30 tháng ba, mang cái khăn choàng qua đầu, nói lời xin lỗi, nhưng trông cô xanh xao, mệt mõi và vết quầng thâm được thấy rõ quanh đôi mắt. Có dấu hiệu rõ ràng việc cô bị đánh vào mặt, chắc chắn cho thấy bên cạnh tinh thần bị tra tấn để tự thú tội, cô còn bị hành hung về thể xác. Rashno vẫn còn bị giam giữ. Việc thú tội đã gây nên sự căm giận và báo dộng trong những trang mạng xã hội người Ba Tư, tuần này, một nhóm đông phụ nữ tranh đấu cho nhân quyền đã tâp họp ở Tehran, thủ đô Ba Tư, cầm những tấm biểu ngữ giấy lớn có hàng chữ “Sepideh Rashno ở đâu?” và đoạn phim ghi hình một cô gái đọc bài thơ có tên “The Confession”.

    Masih Alinejad, ký giả và người bất đồng chính kiến, miêu tả việc bắt bớ này là môt “hành động khủng bố”, cô là người chủ xướng phong trào “Thứ Tư Trắng” bắt đầu năm 2014, khuyến khích phụ nữ mặc đồ trắng và quăng bỏ khăn che đầu. Giáo sư Ali Ansari, một chuyên gia của khoa chính trị Trung đông của trường đại học St Andrew nói rằng, việc xiết chặt luật mới này là một phần của mô thức áp chế có hệ thống bên trong Ba Tư, vốn đã tồi tệ hơn trong năm, kể từ khi Raisi được bầu lên làm tổng thống tháng tám năm 2021.

     Raisi, bảo thủ cực đoan hơn người tiền nhiệm Hassan Rouhani, nhậm chức trong thời gian khủng hoảng kinh tế, sau khi bị Hoa Kỳ tái áp dụng việc chế tài và nhiều cuộc biểu tình chống lại mức lạm phát không ngừng. Năm đầu của ông ta đánh dấu bởi một loạt chương trình “Hồi giáo hóa” từ cội rể mà người ta xem đó là những chỉ dẩn kiểm soát dân chúng qua cái gọi là “cảnh sát luân lý” và lùng diệt bất cứ ảnh hưởng nào được xem là của phương Tây thâm nhập vào xã hội Ba Tư.

    Tara Sepehri Far, từ tổ chức Theo dỏi Nhân quyền nói rằng, hành dộng ép buộc thú tội có ý định làm người dân nhút nhát và lan truyền sợ hãi nhưng trong trường hợp của cô Rashno không chắc có hiệu quả bởi vì, cô xanh xao và mệt mõi thấy rõ, nhân viên thi hành việc này không chứng tỏ cần tô vẻ hình ảnh xinh đẹp, mà cố tình coi đó là chuyện tự nhiên, không thêm bớt. Tara cũng nói thêm, việc đưa ra đạo luật dân số tháng 11 năm 2021, hạn chế dịch vụ phá thai và thuốc ngừa thai, nhằm cố gắng muốn tăng con số sinh đẻ sụt giảm như là một ý định chính trị buộc phụ nữ phải ở trong nhà. Trong năm vừa qua, người dân Ba Tư đã chứng kiến việc tăng cường dẹp bỏ một cách mạnh mẽ chống lại phụ nữ mà nó đã không xảy ra từ trước.

Melika Gharaguzlu

    Sự việc này đến cùng lúc phụ nữ trên khắp nước bắt đầu một chiến dịch vận động biểu tinh chống lại luật khăn trùm phủ đầu của chính quyền, nhiều người đã chia xẻ những hình ảnh và đoạn phim hình của họ không đội khăn trên đầu ở nơi công cộng, họ dùng trang mạng đặc biệt như #No 2Hijab hay #ImAgainstMadotoryHijab, nhiều người đã bị bắt vì cho phổ biến chuyện này trên trang mạng. Alinejad viết trên trang Twitter, hàng chục người phụ nữ đã bị bắt từ ngày 12 tháng bảy vì chống lại luật mới nhưng hành động khủng bố này không làm phụ nữ khiếp sợ, chiến dịch vận động của nhóm cô sẽ tiếp tục.

   Luật khăn trùm phủ đầu Ba tư được kiểm soát và thi hành bởi cảnh sát luân lý, những người này thường xuyên tuần tra tại những nơi bận rộn, đông đúc ở các thành phố và bắt giam phụ nữ trên đường phố nếu không tuân theo đạo luật quần áo truyền thống Hồi giáo. Cảnh sát luân lý xem các hoạt động vận động loại này cần theo dỏi nghiêm nhặt hơn và những ai bị bắt vì bất tuân luật khăn trùm phủ đầu sẽ đối mặt với bản án nặng nề, vì quan tòa Ba Tư xem chiến dịch vận dộng này là một tập thể hành động, làm theo lời phương Tây, mưu toan chống lại giá trị truyền thống của người phụ nữ Ba Tư.

    Melika Gharaguzlu, một sinh viên học ngành báo chí, phổ biến trên trang mạng Twitter ngày 12 tháng bảy chuyện này đã bị bắt vài ngày sau, Mohammad Ali, một luật sư cho biết, cảnh sát và nhân viên tòa án đã tống cô vào tù giam. Saeid Dehghan, luật sư và hội viên của hội luật sư đoàn quốc tế nói rằng, chính quyền Ba Tư cho bắt giữ là nhắm vào các phong trào trên các trang mạng phụ nữ nói trên. Nhiều gia đình có những người bị bắt đã lên tiếng phủ nhận những người này không có tham gia chiến dịch chống chính quyền đó.

   Vài ngày sau khi cô Alinejad cho đăng chuyện cô Rashno bị cưỡng bức thú tội trên trang mạng, một người đàn ông với súng tiểu liên đã bị bắt gần nhà cô ở Brooklyn. Tin cho biết người đàn ông này ngồi rình trong xe hơi nhiều tiếng đồng hồ, trên đoạn phim của cô Alinejad phổ biến cho thấy có người đàn ông đi tới cửa nhà, có cầm súng, mưu toan giết cô, cảnh sát cho biết, Khalid Mehdiyev, đã nạp đạn trong khẩu súng AK 47, bị kết tội mang súng có con số đăng bộ không đủ trên súng, cảnh sát cũng không nói thêm là cái gì họ tin rằng, Khalid có ý định bắn người hay lý do nào khác để buộc tội.

    Ravari, một người trong tổ chức tranh đấu nhân quyền Ba Tư nói rằng, người dân, đặc biệt là phụ nữ đã đi một bước trước chính quyền, nhất là thế hệ trẻ, hiện nay, những cô gái trẻ đang đứng trước một sự lựa chọn cho những gì họ muốn và chấp nhận mọi hậu quả xãy ra.

Thuyên Huy

* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.

Mời Xem :

Á Phú Hản: Cấm Con Gái Đến Trường Học – Taliban Chống Taliban

 

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

5 trận hải chiến lớn nhất lịch sử Thế chiến 2 - Phong Vân

 Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc xung đột lớn nhất và chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc đại chiến toàn cầu này liên quan đến phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới thời bấy giờ; đồng thời có sự tham gia trực tiếp của hơn 100 triệu người từ hơn 30 quốc gia. 

Những mặt trận khốc liệt được mở khắp trên bộ, trên không và trên biển; và trên thực tế, thì Thế chiến II được ghi nhận là có một số trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại, bao gồm Trận chiến Đại Tây Dương – một chiến dịch quân sự trải dài trong khoảng thời gian hơn 5 năm 8 tháng, cho đến khi quân Đức hoàn toàn bị đánh bại vào năm 1945. 

Tuy vậy, ngay cả khi được mô tả là cuộc giao tranh hải quân “dài nhất, lớn nhất và phức tạp nhất” trong lịch sử, một số chuyên gia vẫn cho rằng Trận chiến Đại Tây Dương thực tế là một loạt trận chiến diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau. 

Còn xét về các cuộc giao tranh trực diện theo kiểu “truyền thống” hơn, thì những trận chiến sau đây mới đứng đầu danh sách các trận hải chiến lớn nhất trong toàn bộ Thế chiến lần thứ hai.

Thứ nhất: Trận chiến Mũi Matapan (27–29 tháng 3 năm 1941) – Nhấn chìm tham vọng bá chủ của Ý tại Địa Trung Hải.

Trận chiến Mũi Matapan được cho là một trong những cuộc giao tranh hải quân lớn nhất từ trước đến nay ở vùng biển Địa Trung Hải. Đây là cuộc chiến giữa một bên là Hải quân Hoàng gia Vương quốc Anh với sự hỗ trợ của Hải quân Hoàng gia Úc, và một bên là Hải quân Regia Marina của Vương quốc Ý. 

Thực chất nó là câu trả lời cho việc ai sẽ là kẻ bá chủ Địa Trung Hải vào năm 1941!? Anh hay là Italy?

Nhà độc tài Benito Mussolini có thể đã mơ về việc xây dựng một Đế chế La Mã mới, biến Địa Trung Hải thành cái hồ La Mã của Ý một lần nữa khi gọi nơi này là “vùng biển của chúng ta”; tuy vậy thì cuối cùng đó là một giấc mơ đã không thành hiện thực. 

Vào thời điểm bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, người Anh đã duy trì quyền kiểm soát eo biển Gibraltar và kênh đào Suez; đồng thời có một lực lượng đặc nhiệm hùng hậu đóng tại đảo quốc Malta. 

Trong khi đó thì Hitler của Đức Quốc xã lại không thể điều động bất kỳ tàu chiến mặt nước nào ở Địa Trung Hải để hỗ trợ đồng minh Mussolini của ông ta, điều đó buộc nước Ý phải hành động đơn độc ở vùng biển này. 

Tháng 3 năm 1941, một đội tàu của phe Đồng minh bao gồm: một tàu sân bay, ba thiết giáp hạm, bảy tuần dương hạm hạng nhẹ và 17 khu trục hạm đã giao tranh với hạm đội Ý bao gồm kỳ hạm mới được đóng, thiết giáp hạm hiện đại Vittorio Veneto, cùng sự tham gia của sáu tàu tuần dương hạng nặng, hai tàu tuần dương hạng nhẹ và 13 tàu khu trục. 

Quân đội của Hitler đã cảnh báo không chính xác cho quân Ý rằng, người Anh chỉ có duy nhất một thiết giáp hạm hoạt động và không có tàu sân bay nào. Và điều tồi tệ hơn nữa đối với Hải quân của Mussolini, đó là Hải quân Anh đã chặn được liên lạc của Ý và tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ tại ngoài khơi Mũi Matapan, miền nam Hi Lạp. 

Kết quả sau 3 ngày giao tranh: Năm tàu của Ý đã bị đánh chìm và hai chiếc khác bị hư hỏng nặng. Khoảng 2.300 quân Ý bị giết, cùng 1.015 người khác bị bắt. Về phía phe Đồng minh, chỉ có ba thủy thủ thiệt mạng, cùng với 4 trong số các tàu tuần dương bị hư hại. 

Trận Mũi Matapan là chiến thắng lớn cho Hải quân Hoàng gia Anh và một thất bại hoàn toàn của Hải quân Ý và phe Trục; đồng thời mở đầu cho một loạt các trận hải chiến quy mô và khốc liệt hơn nữa; lần này là trên mặt trận Thái Bình Dương.

Thứ hai: Trận chiến biển San Hô (4-8 tháng 5 năm 1942) – Chiến thắng mà như chiến bại của Nhật Bản.

Trận hải chiến này được gọi là màn dạo đầu cho một cuộc giao tranh quan trọng hơn rất nhiều sẽ diễn ra một tháng sau đó: trận Midway lừng danh. Tuy nhiên, Trận chiến Biển San hô vẫn đáng chú ý ở chỗ, đây là trận chiến đầu tiên trong lịch sử hải quân mà tàu chiến của hai bên chưa bao giờ thực sự nhìn thấy nhau. 

Đây cũng là lần đầu tiên các tàu sân bay giao chiến và là nơi hầu hết các cuộc giao tranh được tiến hành trên không.

Trận biển San Hô diễn ra tại vùng biển giữa Úc, New Guinea và quần đảo Solomon thuộc Thái Bình Dương, với sự tham gia của khoảng 27 tàu từ Hải quân Hoa Kỳ; và phía bên kia là 53 tàu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, Cũng cần lưu ý rằng, đã không có thiết giáp hạm nào tham gia vào cuộc giao tranh này. Vậy mà bên nào cũng sẵn sàng chiến đấu. 

Khoảng 650 quân Mỹ đã thiệt mạng sau cuộc giao tranh, trong khi con số đó về phía Nhật Bản là hơn 900 quân.

Hải quân Mỹ thiệt hại nặng hơn, mất 3 tàu, bao gồm hàng không mẫu hạm USS Lexington, trong khi USS Yorktown cũng bị hư hại nặng. Người Nhật chỉ mất một tàu sân bay hạng nhẹ duy nhất là Shōkaku  – tuy nhiên trận chiến này đã phá hủy lượng lớn máy bay của họ, lên đến 92 chiếc trong số 127 chiếc tham gia trận chiến, nhiều đến nỗi tàu sân bay thứ ba Zuikaku của quân Nhật đã mất toàn bộ không đoàn. 

Về kết quả của trận chiến, Đế quốc Nhật Bản sau đó đã buộc phải ngừng cuộc xâm lược Papua New Guinea; đồng thời đối với Tokyo, trận chiến Biển san hô là một Chiến thắng kiểu Pyrros theo nghĩa chân thực nhất; nghĩa là một thắng lợi gây ra những tổn thất khủng khiếp ở phe chiến thắng mà chính vì vậy, tương đương với thất bại.

Còn đối với người Mỹ, họ đã có được một số lợi thế trước trận đánh quyết định sau đó 1 tháng tại chiến trường Thái Bình Dương – Trận Midway.

Thứ 3: Trận Midway (4-7 tháng 6 năm 1942) – Trận Hải chiến lừng danh nhất Thế chiến II.


Trận Midway đã là chủ đề của ít nhất hai bộ phim điện ảnh lớn, hàng chục cuốn sách và hàng nghìn bài báo. 

Trận chiến lừng danh này thường được xem là một bước ngoặt quan trọng tại chiến trường Thái Bình Dương; và điều đó hết sức hợp lý. 

Hải quân Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc giao tranh với hạm đội gồm ba tàu sân bay, bảy tàu tuần dương hạng nặng, một tàu tuần dương hạng nhẹ và 15 khu trục hạm; trong khi Hải quân Nhật Bản bắt đầu với hạm đội gồm bốn tàu sân bay, hai thiết giáp hạm, hai tàu tuần dương hạng nặng, một tàu tuần dương hạng nhẹ và 12 tàu khu trục.

Trong trận Midway, mưu mẹo đã đóng một vai trò quan trọng quyết định đối với Hải quân Hoa Kỳ. Những nhà phân tích mật mã của Washington đã bắt đầu phá mã liên lạc của Nhật Bản từ đầu năm 1942 và biết được trước nhiều tuần rằng, quân đội Nhật đang lên kế hoạch tấn công ở Thái Bình Dương tại một địa điểm mà họ gọi là “AF”. 

Các quan chức Mỹ nghi ngờ đó chính là đảo Midway và quyết định giăng một cái bẫy bằng cách thử gửi một thông điệp sai từ căn cứ, báo đi rằng Midway đang thiếu nước ngọt trầm trọng. Ngay sau đó, các nhà khai thác vô tuyến của Nhật Bản đã gửi cho hạm đội Nhật ở Thái Bình Dương một tin nhắn có nội dung tương tự về “AF”; điều đó đã giúp người Mỹ đủ cơ sở để xác nhận vị trí cuộc tấn công đang được Tokyo nhắm đến: “AF” chính xác là đảo Midway. 

Vậy là, khi Hải quân Nhật Bản tấn công vào Midway thì Hải quân Mỹ đã bố trí sẵn sàng lực lượng ở đó. 

Ngoài ra, người Nhật cũng phạm thêm sai lầm khi cho rằng hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Yorktown sẽ không thể hoạt động tại Midway, do đã bị hư hại trong Trận chiến Biển San hô trước đó. Nhưng trên thực tế, chiếc tàu sân bay này đã được sửa chữa chỉ trong hai ngày tại Xưởng hải quân Trân Châu Cảng, và sau đó được đưa ngay vào trận chiến.

Khi khói tan sau ba ngày giao tranh, Hải quân Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã mất Yorktown vĩnh viễn cùng một tàu khu trục khác; nhưng Hải quân Nhật thì đã chứng kiến bốn tàu sân bay cỡ lớn và một tàu tuần dương hạng nặng bị đánh chìm. Lực lượng Hoa Kỳ mất khoảng một nửa – khoảng 150 – máy bay, trong khi Nhật Bản mất tất cả 248 máy bay; và quan trọng hơn đó là mất đi các phi công giàu kinh nghiệm nhất của họ. 

Trận Midway không phải là một trận đấu loại trực tiếp, nhưng đó vẫn là một trận thua cực kỳ nặng nề đối với Hải quân Nhật Bản.

Thứ 4: Trận chiến Biển Philippines (19–20 tháng 6 năm 1944). Cuộc bắn gà tây vĩ đại ở quần đảo Mariana. 

Ngay cả sau khi thất bại trong Trận Midway hai năm trước đó, Hải quân Đế quốc Nhật Bản vẫn còn là một lực lượng chiến đấu thực sự – và hạm đội tàu sân bay của Tokyo vẫn được coi là một mối đe dọa đáng kể. 

Nhưng điều đó không còn đúng nữa sau Trận chiến Biển Philippines, vì cuộc giao tranh này về cơ bản đã loại bỏ khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến trên tàu sân bay quy mô lớn của quân Nhật.

Trận chiến Biển Philippines là hoạt động tác chiến hàng không mẫu hạm lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và Hải quân Hoa Kỳ có lợi thế khi tham chiến với hạm đội bảy tàu sân bay cỡ lớn, cùng tám tàu sân bay cỡ nhỏ, bảy thiết giáp hạm và hơn 100 tàu khác. Hải quân Nhật có ba tàu sân bay cỡ lớn, cùng sáu tàu sân bay cỡ nhỏ và năm thiết giáp hạm. 

Vào cuối trận giao tranh, một thiết giáp hạm Hoa Kỳ bị hư hại; còn về phía Nhật Bản có 2 tàu sân bay cỡ lớn và 1 tàu sân bay cỡ nhỏ bị đánh chìm.  

Với tỷ lệ tổn thất chênh lệch nghiêm trọng do phi công và pháo thủ phòng không Mỹ gây ra cho máy bay Nhật Bản, cuộc chiến trên không của trận giao tranh này được gọi là “Cuộc bắn gà vĩ đại ở quần đảo Mariana”. 

Ước tính phía Nhật có từ 550–645 máy bay bị phá hủy và 2.987 lính thiệt mạng, trong khi con số về phía Hoa Kỳ là 123 máy bay bị phá hủy và 109 lính tử vong. 

Nhưng cũng như các trận chiến khác, quân đội Nhật Bản đã giấu kín mức độ tổn thất này trước công chúng trong nước.

Thứ 5: Trận chiến Vịnh Leyte  (23-26 tháng 10 năm 1944) – Trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Thường được coi là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử, mặc dù vẫn còn có một số tranh cãi, Trận chiến Vịnh Leyte diễn ra vào cuối tháng 10 năm 1944 ngoài khơi bờ biển Philippines, gần các đảo Leyte, Samar và Luzon. 

Gần 200.000 người, hàng trăm tàu chiến, tàu sân bay, thiết giáp hạm, tuần dương hạm và hàng ngàn máy bay đã tham gia vào trận đánh vĩ đại trải ra trên vùng biển rộng khoảng 100.000 dặm vuông. 

Trận chiến Vịnh Leyte là trận chiến đầu tiên mà máy bay Nhật Bản thực hiện các cuộc tấn công kamikaze có tổ chức; đồng thời cũng là trận hải chiến cuối cùng giữa các thiết giáp hạm trong lịch sử. 

Không bao giờ có bất kỳ cuộc giao tranh trên biển nào lại chứng kiến nhiều chiến hạm lớn đến như vậy.

Trận chiến Vịnh Leyte cũng đáng chú ý ở chỗ, nó có sự tham gia của Hạm đội Ba và Bảy của Hải quân Hoa Kỳ, bao gồm khoảng tám tàu sân bay cỡ lớn, tám tàu sân bay cỡ nhỏ cùng với 18 tàu sân bay hộ tống và một chục thiết giáp hạm. 

Sau 4 ngày giao tranh, các lực lượng phe Đồng minh cuối cùng đã giành được một chiến thắng quyết định trước Hải quân Nhật Bản, với cái giá phải trả là hơn 3.000 người thương vong. Thiệt hại về phía Nhật được ghi nhận còn lớn hơn rất nhiều; với 12.500 thương vong cùng một tàu sân bay cỡ lớn, ba tàu sân bay cỡ nhỏ và ba thiết giáp hạm bị phá hủy. 

Xét về con số thống kê, có thể dễ dàng nhận thấy tại sao Trận chiến Vịnh Leyte  tuyệt đối được coi là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử; cho dù một số nhà sử học vẫn tranh cãi rằng, cuộc giao tranh này thực sự là sự kết hợp của bốn trận chiến phụ lớn diễn ra cùng một lúc.  

Tuy vậy, bất kể thế nào thì Trận chiến Vịnh Leyte vẫn là cú đấm nốc-ao dành cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản! Quân đội Nhật sau đó đã không bao giờ có thể ra khơi với lực lượng tương đương được nữa, vì lực lượng này bị mắc cạn vì thiếu nhiên liệu trong các căn cứ của họ trong suốt phần còn lại của Thế chiến.

Phong Vân 

 

Xem Thêm : 1/

                        Chiến tranh Biên giới 1979: KHÔNG THỂ LÃNG QUÊN

                      2/

                         15 thành phố cổ nhất thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay

Những hình ảnh của đại hội 11 NLS Bảo Lộc đêm 28-8-2022 tại California- Ảnh Bùi Tho (1 )



CÂU CHUYỆN VỀ CÔ BÉ 7 TUỔI CỨU SỐNG HÀNG TRIỆU TRẺ EM Ở CHÂU PHI

 

Đây là câu chuyện có thật về cô bé ấy có tên là Katherine Commale:

- Vào ngày 6/4/2006, cô bé Katherine Commale ở Mỹ xem đoạn phóng sự ở châu Phi trên TV, trong đó có nói ở châu Phi trung bình mỗi 30 giây sẽ có một đứa trẻ tử vong do bệnh sốt rét.
Cô bé 5 tuổi ngồi trên sô pha đếm số bằng tay 1, 2, 3,… 30. Khi đếm đến 30, cô bé hoảng sợ nói: “Mẹ ơi, có một bạn nhỏ ở châu Phi chết rồi, chúng ta nhất định phải làm gì đó!”.
Vài ngày sau, mẹ của Katherine nhận dược điện thoại của cô giáo mẫu giáo nói rằng cô bé không đóng tiền ăn nhẹ.
Khi mẹ hỏi tiền đâu thì Katherine nói: “Mẹ ơi, nếu con không ăn đồ ăn nhẹ ở trường, bình thường không ăn vặt, cũng không mua búp bê nữa, vậy thì có đủ để mua một chiếc mùng không ạ?”
Mẹ đưa cô bé đến siêu thị, mua một chiếc mùng chống muỗi lớn có thể sử dụng cho 4 trẻ em có giá mười mấy đô la. Sau đó cô gọi điện thoại cho tổ chức làm từ thiện ở châu Phi hỏi cách làm thế nào để gửi được chiếc mùng đến đó.
Rất nhanh sau đó họ đã tìm cho cô tổ chức Nothing But Nets chuyên gửi mùng đến châu Phi cho trẻ em. Katherine tự tay gửi chiếc mùng đi, một tuần sau, cô bé nhận được thư cảm ơn từ tổ chức Nothing But Nets, trong thư họ cho biết cô bé là người quyên góp nhỏ tuổi nhất và nếu cô bé quyên góp 10 chiếc mùng thì sẽ được giấy chứng nhận.
Katherine yêu cầu mẹ cùng mình ra chợ bán đồ cũ để bày bán sách cũ, đồ chơi cũ, quần áo cũ của cô bé để lấy tiền quyên góp mùng. Nhưng bán cả một ngày mà không ai mua. Katherine nghĩ: “Mình quyên tiền mua mùng, tổ chức Nothing But Nets sẽ cho mình giấy chứng nhận. Vậy người khác mua đồ của mình, đưa cho mình tiền, họ cũng nên nhận được giấy chứng nhận mới đúng chứ.”
Thế là cô bé bắt đầu tự làm giấy chứng nhận, mẹ giúp mua vật liệu, bố giúp sắp xếp phòng làm việc, em trai giúp vẽ trái tim. Mỗi tờ giấy chứng nhận đều có dòng chữ “Nhân danh bạn, chúng ta mua một chiếc mùng để gửi đến châu Phi” do chính Katherine viết tay, đương nhiên còn có chữ ký chứng nhận của cô bé.
Chỉ cần quyên góp 10 đô la để mua một chiếc mùng là sẽ nhận được một tờ giấy chứng nhận. Hàng xóm nhìn thấy giấy chứng nhận của cô bé, họ cảm thấy vừa ngây thơ vừa cảm động, cô bé nhanh chóng bán được 10 tờ giấy chứng nhận. Katherine gửi tiền cho tổ chức từ thiện và nhận được “Giấy chứng nhận danh dự” đặc biệt làm riêng cho cô bé từ tổ chức Nothing But Nets, họ phong cho Katherine là “Đại sứ mùng chống muỗi”.
Vào ngày 8/6/2007, Katherine nhận được thư gửi đến từ làng Stiga, các bạn nhỏ trong làng viết: “Cảm ơn mùng mà bạn đã gửi cho chúng mình, chúng mình đã thấy ảnh của bạn, mọi người đều cảm thấy bạn rất xinh!”. Katherine vui lắm khi nhận được sự khích lệ này, khiến cô bé có động lực lớn hơn, cô và các “đồng đội” cùng chung tay làm 100 tờ giấy chứng nhận để gửi cho mỗi tỷ phú trong bảng xếp hạng của tạp chí Forbes mỗi người một tờ.
Trên một lá thư có viết: Kính gửi ông Bill Gates, không có mùng chống muỗi, các bạn nhỏ ở châu Phi sẽ bị mất mạng do bệnh sốt rét. Họ cần tiền, nhưng nghe nói tiền đều ở chỗ của ông…
Ngày 5/4/2011, Quỹ từ thiện Bill Gates tuyên bố quyên góp 3 triệu đô la cho tổ chức Nothing But Nets. Bill Gates cho biết ông nhận được một tờ giấy chứng nhận cùng một lá thư, trong thư nói rằng số tiền mà trẻ em ở châu Phi cần để mua mùng chống muỗi đều ở chỗ ông. Có vẻ như ông “không đưa tiền ra là không được đâu”.
Năm 2008, Quỹ từ thiện Bill Gates đã quay một bộ phim tài liệu công ích có tên là “Trẻ em cứu trẻ em”, nhờ đó mà Katherine đã đến châu Phi. Cô bé nhìn thấy các bạn nhỏ dùng bút viết lên mùng chữ “Katherine”, các bạn đều gọi những chiếc mùng cứu mạng này là “mùng Katherine”. Chiếc mùng đầy tình yêu thương này sẽ bảo vệ cho các bạn mỗi đêm. Làng Stiga bây giờ có tên là “Làng mùng Katherine”!.
Cho đến năm 10 tuổi, Katherine đã gây quỹ trên 180.000 USD, tương đương với 18.000 chiếc màn chống muỗi đã được gửi tới các gia đình châu Phi. Không lâu sau dấu mốc quan trọng này, cô bé nhận được tin tức rằng con số cứ 30 giây lại có một đứa trẻ ra đi vì sốt rét đã được cải thiện thành 45 giây. Hiện nay, con số này đã được nâng lên thành 60 giây.

Nguồn: Vì Hoà Bình

NÂNG BƯỚC CHÂN EM - NGỌC HUỆ - DIỆP LỤC TỐ

 

NÂNG BƯỚC CHÂN EM
Kính tặng anh Võ Hồng Ngoãn, người nông dân đã cất một mái trường nho nhỏ để cho các con trẻ chưa thể đi học xa nhà được.
 
Vĩnh trạch đông
Quê anh nhiều nắng gió
Cánh đồng mênh mông,
Thưa vắng dấu chân người.
Bước chân em, thăm vùng đất đó.
Thành phố Bạc Liêu
Thơ mộng yêu kiều
Chấm phá quê anh đẹp như thêu,
Non sông gấm vóc thật mỹ miều
Người đi xây đắp hồn con trẻ
Trần gian còn lắm chuyện để yêu!.
Điểm xuyết lên tranh
Giữa cánh đồng … ngôi trường siêu nhỏ
Có bao nhiêu …
Chờ em đếm khẻ - vừa hai lớp.
Rưng rức trong lòng một chữ yêu.
Đậm tình với đám trẻ thơ,
Mò cua, bắt ốc dáng lơ ngơ.
Cõi đời hai bước: đi và đến,
Ngã rẽ nào cho đám trẻ khờ?.
Tình người lữ thứ chiều thơ,
Chấm phá đời nhau chút đợi chờ.
Hạt giống anh gieo “chừ” kết nụ,
Thay đổi đời bao đứa trẻ thơ.
 
NGỌC HUỆ - DIỆP LỤC TỐ (2015 )
 
Ảnh:  Ngôi trường siêu nhỏ ở Vĩnh Trạch Đông- Bạc Liêu

Mời Xem :

 1/

Chái bếp - Nhớ ngoại (từ tr2/ang NLS.Tây Ninh)

 

 2/

 Ô MAI XƯA - Thơ Ngọc Huệ Diệp Lục Tố  

Làm Người

Làm Người

1. Làm người, tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt đến vinh quang thì cũng nên làm một người hữu dụng.

2. Làm người, ngoại hình có thể không bắt mắt, nhưng đừng để nội tâm xấu xí. Nhân từ, lương thiện không phụ thuộc vào bề ngoài mà xuất phát từ bên trong tâm hồn.

3. Làm người, hình thể thấp bé một chút cũng được, nhưng đừng để tấm lòng nhỏ nhen. Thế gian chẳng ai thích những kẻ tâm địa hẹp hòi. Dù vai nhỏ lưng gầy nhưng tấm lòng nhân hậu, vẫn an ủi sưởi ấm được vô số người.

4. Làm người, thể trạng gầy yếu một chút cũng được, nhưng đừng để tinh thần nhu nhược. Những người nhu nhược thường hay bi quan và tự ti, cho nên nhất định phải luyện được tinh thần dũng cảm, có chủ kiến và tự tin.

5. Làm người, tai mắt chậm chạp một chút cũng được, nhưng không được để tâm trí mê muội. Nhớ nhắc mình giữ lấy tâm sáng, trí thông để nhìn xa trông rộng.

6. Làm người, tham vọng một chút cũng được, nhưng nhất định đừng quá ngang tàng để dã tâm biến mình thành ác quỷ. Nếu không, bạn không vào địa ngục thì ai vào?

7. Làm người, thông minh một chút thì tốt, nhưng nhất định đừng tự cho mình là khôn lanh, còn người đời đều là kẻ ngốc. Nếu không, thế giới này chỉ có một kẻ ngu ngơ, là bạn!

8. Làm người, lười biếng một chút thì được, nhưng đừng bao giờ làm một kẻ suốt ngày nhếch nhác. Việc cần làm nên cố gắng làm cho trọn vẹn, nên có tâm cống hiến một chút, nếu không muốn làm ký sinh trùng đeo bám xã hội.

9. Làm người, tiết kiệm một chút thì được, nhưng đừng quá toan tính với tiền bạc. Nếu không bạn sẽ có thói quen đánh giá người khác qua đồng tiền, sớm muộn gì cũng thành nô lệ cho nó.

10. Làm người, khoan dung một chút thì tốt, nhưng đừng để người khác xem thường, lợi dụng sự khoan dung của mình mà tiếp tục phạm lỗi. Dù thế nào cũng nên giữ lấy quy tắc và sự tự tôn riêng.

11. Làm người, khổ cực một chút cũng được, nhưng đừng để nỗi khổ kéo dài mà không có cách giải thoát, phải học cách vươn lên!


Sưu tầm





 

TÌM VỢ - Thơ Vui



TÌM VỢ
*
Ca dao: “Trai khôn tìm vợ chợ đông”
*
Tìm em nào giỏi nấu ăn
Suốt ngày dọn dẹp vườn sân kỹ càng,
Hiền lành, khỏe khoắn, giỏi giang,
Nói năng nhã nhặn, khẽ khàng; trẻ trung!
 
Không hư hỏng, ít nổi sung
Có nghề ngỗng, biết phục tùng, lễ nghi
Chẳng nông nỗi: giận bỏ đi
Đua đòi nhảm nhí, mê si bạc vàng.
 
Gia đình chồng: phải nể nang,
Siêng năng, vui vẻ, sẵn sàng nuôi… tôi!
 
Á Nghi, 28.8.2022

 

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

Ảnh Vui


NHẠC KHÚC BUỒN - Thơ MP.Trường Giang Thủy


NHẠC KHÚC BUỒN
 
Piano trổi khúc Buồn,
Chopin...Tristesse ...cà phê dường đắng thêm!
Cành hồng trắng ướp sương đêm,
Bàn tay chạm nhẹ buốt thềm nhớ xưa!
Nghẹn ngào bài hát tiễn đưa,
Người đi xa khuất thu chưa kịp về!
Cành hoa trắng - Buồn - não nề,
Hạ xưa còn lại bốn bề khói sương!
Chopin...Chopin...tấu khúc Buồn
Mùa thu tôi chết trên Dương cầm người!
Tristesse...Tristesse...Buồn... chơi vơi...
Hạ xưa phượng đỏ rực trời nhớ thương!
 
MP.Trường Giang Thủy

 MỜI XEM :


THỀM CŨ BÊN NHAU - Thơ MP.Trường GiangThủy 

NHỚ VỀ CÀ PHÊ NĂM DƯỠNG XƯA …Mạc văn Niên

NHỚ VỀ CÀ PHÊ NĂM DƯỠNG XƯA …

Cà phê Năm Dưỡng nằm trong một góc của Ngả Sáu Sài Gòn, một bên là đường Hùng Vương, bên kia là đại lộ Lý Thái Tổ.
Năm 1965 tôi là thằng chân ướt chân ráo lên Sài Gòn như thằng Mán về thành, may mắn được thầy Trần Ngọc Thái lúc đó làm hiệu trưởng trường Pétrus Trương Vĩnh Ký nhận vào lớp Đệ Nhất B2. Tôi nói may mắn là vì tôi không phải thi vào như mấy học sinh khác, một phần là nhờ anh chị tôi quen biết với thầy gởi gấm, một phần nữa cũng nhờ tôi là học sinh khá mà thầy Thái từng biết qua khi thầy còn làm hiệu trưởng trường Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá trước kia. Thầy vui vẻ cười hiền – nụ cười thầy sao giống quá nụ cười của Tổng Thống Kennedy – nói với anh chị tôi, tưởng ai chớ thằng Niên thì khỏi phải thi, nó là học trò giỏi của trường Nguyễn Trung Trực mà ! Tôi nghe qua mà khoái cái lỗ nhĩ !
Kể ra thì tôi không tệ lắm đâu. Tôi cũng là một trong những thằng giỏi toán nhất nhì lớp, chỉ thua tụi nó về sinh ngữ thôi. Nhờ vậy mà tôi có một đống bạn thân dù là tôi chỉ mới học năm đầu mà cũng là năm cuối của trường Pétrus.
Thằng dẫn tôi tới quán Cà Phê Năm Dưỡng đầu tiên là Lân Võ Sĩ. Thật ra Cà Phê Năm Dưỡng đâu xa, nó nằm cách trường tôi một cái bồn binh Ngả Sáu .
Nếu Sài Gòn thuở ấy có rất nhiều quán cà phê, từ quán trang trí rất hippi của Jo Marcel ở đại lộ Nguyễn Huệ đến quán Hầm Gió của Nam Lộc trên đường Võ Tánh hoặc văn nghệ hơn như quán Thằng Bờm của Vũ Thành An ở đường Đề Thám v.v…thì tôi chỉ chấm có hai quán là Thu Hương trên đường Hai Bà Trưng ở Tân Định và Cà Phê Năm Dưỡng gần trường tôi mà thôi vì nó vừa túi tiền và mỗi nơi một vẻ. Cà phê Thu Hương dành để dẫn đào mà không sợ sạch túi vì ngoài cà phê phin còn có thức uống khác cho đào…Còn cà phê Năm Dưỡng nếu dẫn đào vào thì chắc nàng ” ngàn năm mây bay ” !
Nói vậy không có nghĩa là Cà Phê Năm Dưỡng dở hay dơ. Đúng ra Cà Phê Năm Dưỡng là cà phê bình dân pha bằng vợt chớ không bằng phin và dành cho dân ghiền cà phê như học sinh và sinh viên chúng tôi.
 

Lần đầu tới quán Năm Dưỡng nhấp chút cà phê chợt thấy có mùi vị quen quen. Hình như có một chút mặn mà trong ly cà phê NămDưỡng. Vâng ! Tôi chợt nhớ tới quán cà phê anh Xía ở đường Gia Long kế khách sạn Giang Nam, xéo xéo bên kia là nhà sách Tấn Hoá ở Rạch Giá quê tôi. Nhớ tới tiệm Tân Nam Dương chuyên bỏ mối cà phê rang sẵn. Tôi còn lạ gì mùi cà phê Moka mà tiệm Tân Nam Dương rang pha với bơ hàng ngày bay qua khiêu khích khứu giác của tôi vì nhà tôi ở sát vách. Còn cà phê anh Xía thì trưa nào trước khi tới trường tôi với Huỳnh Nhựt Hồng ( vị quốc vong thân ) cũng ghé ngang làm một ly hắc xịt ( cà phê đá ).
Bạn ơi ! Dù có đi đâu nếu là dân ghiền thì khó mà quên mùi cà phê Rạch Giá. Nó đặc biệt là nhờ nước sông Kiên lờ lợ pha vào làm ly cà phê đậm đà .
Nhấp ly cà phê làm tôi bạo gan hỏi người có nước da ngâm ngâm tuổi chừng bốn mươi ngoài có cái tên là Năm Dưỡng đang chọt chọt chiếc đũa vào khuấy khuấy chiếc vợt cà phê, có phải ông là người Rạch Giá không ? Ông cười ! Sao chú biết ?
Thưa ông ! Ly cà phê mà tôi đang uống tôi biết ông có pha chút muối để giữ hương vị đậm đà mùi gió biển quê hương làm sao đánh lừa được vị giác của thằng ghiền nặng như tôi. Gặp ông và nhấp ly cà phê tôi mới thấm thía mấy chữ THA HƯƠNG NGỘ CỐ TRI !
Nếu ông còn sống tuổi chắc đã cửu tuần ! Than ôi ! Người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ !
 
Mạc Văn Niên

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

MỜI XEM Thơ " TƯƠNG LAI ,QUÁ KHỨ và HIỆN TẠI " Của Songquang Và Xin Mời Họa


TƯƠNG LAI ,QUÁ KHỨ & HIỆN TẠI

Bỗng dưng chợt nghĩ đến tương lai 
Viễn ảnh mông lung cứ miệt mài
Nẻo ấy mịt mờ trong ảo tưởng 
Làm sao biết được của ngày mai

Nhìn về quá khứ chỉ chưa cay
Dĩ vãng đau thương những tháng ngày
Vất vã cuộc đời thêm lận đận
Vậy mà nhung nhớ khó phôi phai 

Quay nhìn hiện tại …thế mà hay
Cứ sống yên vui với tháng ngày 
Chấp nhận những gì đang hiện hữu 
Là niềm hạnh phúc ở trong tay

Tương lai ,quá khứ khổ đời thay
Hiện tại cùng vui con cháu đầy
Sáng sớm chung trà cùng chúng bạn
Chiều tà ly rượu thỏa tình say

songquang 
20220826

 HỌA 1 :CHÉN RƯỢU TÌM KHUÂY

 

Luật trời xuân khứ, lại xuân lai

Trôi tất, thời gian lặng lẽ mài

Chẳng đợi, không chờ ai sất cả

Luôn lôi xềnh xệch tới hôm mai

 

Quá khứ như tuồng chén rượu cay

Gian nan chồng chất biết bao ngày

Vàng son trộn lẫn dòng châu lệ

Cay đắng, ngọt bùi, khó nhạt phai

 

Tương lai, nào biết có gì hay

Sáng sủa hay chăng lại những …ngày

Tuổi hạc ham gì mà hão mộng

Thiên đường, an vĩnh cận tầm …tay

 

Thiên mệnh tri rồi, chả dễ thay

Rượu đào mau hãy rót cho đầy

Tìm vui dĩ vãng thời son trẻ

Ta có kém gì, mượn cớ …say

CAO BỒI GIÀ

27-08-2022



HỌA 2 : BA BƯƠC ĐỜI

Quá khứ dạ thành thật phúc lai,
Chăm lo chữ đức cố vùi mài.
Tâm hiền vết cắt không bi lụy,
Nghĩa cả trau giồi nghĩ kiếp mai.

Hiện tại lo tròn dẫu đắng cay,
Quanh năm chẳng bận níu buồn ngày.
Vườn xuân hoa nở thêm chồi mới,
Chẳng lụy phiền hao sắc nhạt phai.

Đời thoát qua nhanh chẳng cái hay,
Nghĩ suy tranh chấp khổ thêm ngày.
Xuống tay trắng cuối về tay trống,
Ôm oán chi sầu trĩu nặng tay.

Tóc bạc còn gì muốn đổi thay,
Thở không sao nổi khó khăn đầy.
Thơ vườn đón gió treo vần xướng,
Mặc kệ cho đời cứ nhấp say.
HỒ NGUYỄN (27-8-2022)


 

🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼 Kính Mời Quí Thi Hửu Họa Tiếp.....

Hồn ma đêm Giáng Sinh (Báo Mai )

  Hồn ma đêm Giáng Sinh _ câu chuyện vượt qua lòng tham quỷ dữ Tất cả chúng ta đều từng gặp những người tham lam, và dường như với họ không ...