Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

Truyện số 40: NÊN GIÁO DỤC CON CÁI CÓ PHẨM CÁCH CAO QUÝ ( Phúc Ông Trăm Truyện.)

 


FUKUZAWA Yukichi (*)

Dịch: Nguyễn Sơn Hùng

***

Xây dựng môi trường, nền nếp trong gia đình chúng ta tốt là việc quan trọng để nuôi dưỡng, bồi đắp tính tình tốt cho con cái. Tuy nhiên, thói quen, phong tục của xã hội ngày nay nói chung không được tốt mấy. Do đó, trong vấn đề giáo dục con cái, việc chọn láng giềng để giao lưu, sinh hoạt cũng quan trọng.

Tuy nhiên, không mai khi gặp trường hợp tính tình của những người sống lân cận không tốt, chúng ta nên làm như thế nào?

 Tính tình của trẻ con cơ bản là chúng cho cha mẹ chúng là tốt nhất và gia đình chúng là nơi vui vẻ nhất. Do đó chúng ta nên sử dụng đặc tính này để giáo dục, bồi dưỡng tính tính con cái.

Chúng ta dạy cho con cái hiểu rằng ở khu vực gia đình chúng ta đang sinh sống không có nhà nào đáng tôn quý bằng gia đình của chúng. Chính nhà của chúng là thật sự tuyệt vời, là vui vẻ, hạnh phúc. Do đó những người được sinh ra ở nhà này phải tự nhiên khác với gia đình khác. Dù cho cử chỉ, hành động của trẻ con láng giềng có khó coi thì đó là việc của người khác, còn chúng phải giữ gìn nền nếp, truyền thống của gia đình chúng, là phải hoạt bát, vui vẻ và sạch sẻ. Người ngoài là người ngoài, ta là ta (phải giữ nền nếp, truyền thống tốt đẹp của gia đình mình, không nên bắt chước theo thói xấu người khác). Việc người khác có đê tiện, yếu đuối không có gì khó hiểu, cũng không phải là điều chúng ta phải trách cứ hay truy tìm trách nhiệm. Chúng ta chỉ nuôi dưỡng, giáo dục con cái chúng ta đừng bắt chước những hành vi đê tiện, khó coi mà thôi.

 Bằng phương cách trên, chúng ta giáo dục con cái chúng ta xem con cái của láng giềng như giống người khác và hướng dẫn tinh thần chúng có phẩm cách tốt, đúng đắn dần dần. Tâm hồn của trẻ con còn non nớt và yếu đuối nên dần dần chúng sẽ có tinh thần độc lập, tự tôn, dù có tiếp xúc với môi trường xấu xa chung quanh chúng ta cũng không sợ chúng bị ảnh hưởng, hoặc bắt chước theo. Cho con cái ăn mặc y phục khác với trẻ con chung quanh để phân biệt cũng là một phương pháp thực tiễn và có hiệu quả tự nhiên.

Một phương pháp khác là dời nhà đến nơi xa, nơi có tiếng nói địa phương khác với tiếng nói chúng ta đang sử dụng cũng là cách để con cái chúng ta tự ý thức chúng khác biệt với trẻ con chung quanh,

 Ngày xưa, trong thời đại phong kiến, các gia đình võ sĩ sống ở thành thị hay thôn quê chung với tầng lớp thường dân khác nhưng con cái của họ cũng không hạ thấp phẩm cách. Có được kết quả này là do họ đã xây dựng nên môi trường, nền nếp của gia đình (gia phong) họ thành một loại đặc biệt giống như họ xây thành trì “tự tin và tự tôn”, họ dạy cho con cái họ nhìn các phong tục, tập quán xấu xa của người chung quanh và cho rằng đó là tình trạng bình thường của tầng lớp có thân phận thấp hèn và không bị nhiễm xấu. Ngày nay không còn chế độ phong kiến, nhưng xây dựng nền nếp, gia phong cao quý cũng giống như các gia đình võ sĩ ngày xưa, chắc chắn là ở thời nay chúng ta cũng có thể duy trì được phẩm cách cao quý.

Nguyễn Sơn Hùng

Tháng 6/2017

 (*) Nguồn: Truyện số 40 trong quyển “Phúc Ông Trăm Truyện” của Fukuzawa Yukichi, 1897, Thời Sự Tân Báo Xã phát hành.

Ảnh : Chào Hỏi Đầu Giờ Và Cuối Giờ

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...