Chuyên Muc Blog
Với vòng băng đạn quanh lưng và cây súng tiểu liên cầm chặt trên tay, Rose Lalhmanhaih trông già hơn số tuổi 17. Chỉ hai năm trước, cô còn đang ngày ngày tới trường học nhưng hiện tại, Rose là một kháng chiến quân tại mặt trần tiền phương của cuộc chiến cách mạng Miến Điện, chỉ có chút màu tím nhạt sơn trên móng tay, mới biết cô là con gái.
Đứng nép sau dãy bao cát chất thành nhiều lớp cao quanh chòi canh, tay cầm ống dòm, chăm chú nhìn từng bụi rậm, từng gốc cây dày đặc dưới cái thung lủng chung quanh xa xa, rồi với một giọng nói mạnh, chắc chắn “không có gì” trong cái máy lên lạc cầm tay. Cũng ở phía dưới cách chừng mười cây số, là một doanh trại của quân đội Miến, trên này và dưới đó đã thường nổ súng tấn công nhau hiện giờ cũng như trước đây, nhưng hôm nay, quân đội Miến sẽ rút bỏ khỏi ngôi làng nhỏ bé Haimual trong lảnh thổ Chin, trả lại yên ổn vốn có của làng
Sau cuộc đảo chánh tháng Hai năm 2021, chính quyền quân phiệt Miến đã ra lệnh cho quân đội Tatmadaw bắt đầu tiến hành việc kiểm soát toàn diện quyền hành, tìm diệt chính trị gia đối lập, giết người biểu tình, từ đó một nhóm chống chống đối võ trang nổi lên, tên gọi Lực lượng Bảo Vệ Nhân Dân (PDF), thề tranh đấu tái lập lại nền dân chủ, và từ đó, 60 ngàn lính của PDF hiện diện khắp trên đất nước, thường chiến đấu bên cạnh các lực lượng quân sắc tộc thiểu số khác và được nói là đã kiểm soát khoảng phân nửa lảnh thổ.
Các trận đánh diễn ra trên khắp lảnh thổ giữa quân du lích và lính Tatmadaw ác liệt và đẩm máu, kể từ khi xảy ra cuộc đảo chánh, đã có 2600 thường dân bị giết và 16500 bị bắt giam, quân Tatmadaw mặc sức hiếp dâm, bắn giết thường dân và dội bom các thị trấn làng xã nào họ muốn, người chống đối, ký giả, người biểu tình bị tra tấn thường xuyên. Zay -Lin- Oo, 32 tuổi, là kỹ sư chế bom của quân Tatmadaw trước khi đào ngủ trốn qua Ấn Độ năm rồi nói rằng, anh được một sĩ quan cao cấp ra lệnh bắn bất cứ người biểu tình nào, mặc dù họ tay không và đặt mìn giết thường dân. Anh nói thêm, mỗi khi tung ra cuộc hành quân đánh quân ly khai, anh lo lập một vòng dài mìn ngăn chận nhưng được lệnh không cho nổ cho tới khi quân Tatmadaw rót khỏi khi đó, mìn sẽ nổ sau khi quân Tatmadaw ra đi, cho nên có nhiều thường dân chết.
Tại làng Haimual, Lalhmanhaih là người lính trẻ nhất của lực lượng “Chim Ó Núi”, một nhóm kháng chiến quân thuộc lực lượng PDF và gồm khoảng vài chục tay súng đàn ông và hai cô gái là người từ làng Haimual. Trân chiến ảnh hưởng khá nhiều ăn sâu trong lòng cô con gái trẻ này, tháng Tám, người bạn thân của cô cũng là người chiến hửu 17 tuổi, Lalnuniuii và em trai cô này, Lalruatmawia, 14 tuổi bị quân Tatmadaw bắt cóc làm con tin. Lalhmanhaih cùng với họ trong lần phục kích nhưng không có võ trang, cho nên cô không thể làm gì khi bạn cô bị quân Tatmadaw kéo đi, tiếng la hét nghe vang vọng cả khu rừng trong đêm tối khi họ bị tra tấn.
Chiều hôm sau đó, dân làng nghe có tiếng súng nổ và thấy lửa bốc lên, nhiều nhà bị đốt cháy khi quân Tatmadaw bỏ làng rút đi, dân làng tìm thấy hai chị em bị phỏng gần nửa thân người dưới một cái rảnh sâu. Một người bác sĩ bên phía biên giới Ấn Độ, xem xét vết thương nói em trai Lalruatmawia có dấu tra tấn khắp thân thể trong khi chị em bị hiếp dâm nhiều lần và bị bắn vào đầu, chuyện này quân Tatmadaw làm ra thường thường. Hai em bị đau đớn khôn cùng, mẹ của hai em, bà Lalthantluangi, cho biết thân thể cô chị có nhiều vết cắn khắp nơi và bộ phận sinh dục bị bầm dập vì các tên ác thú Tatmadaw này. Cô gái Lalnuniuii tin vào niềm đam mê cầm súng chống bọn quân phiệt khi đăng một đoạn thu hình ngắn trên trang “instagram’ cô đang nhảy múa trong đồng phục kháng chiến quân, trong nhật ký, một trong lời nhắn với người xem “tương lai tôi là lực lượng Nhân dân bảo vệ”, tôi sẽ không bao giờ đầu hàng”.
Lalhmanhaih nghĩ về cô bạn thân mỗi buổi sáng khi thức dậy từ hầm trú ẩn, mặc quân phục và nạp đạn vào súng, cô vẫn còn bị ám ảnh cái giờ phút hai đứa chia lìa nhau ngày đó, cô muốn giải phóng dân mình cũng như cả nước khỏi tay bọn quân phiệt dã man và trả thù những gì họ đã làm cho bạn mình, ngươi bạn luôn luôn trong tâm tư và nó đã làm cho cô có lý do để ở đây, bảo vệ quê làng. Gần một năm trước, buổi chiều ngày 9 tháng Giêng, tin lan truyền tại làng Haimual là quân lính Tatmadaw đang trên đường tiến về ruồng bố, hầu hết 180 gia đình, phần lớn là nông dân và thợ thuyền bắt đầu bỏ chạy vì quá lo sợ. Họ không thể lấy theo bất cứ thứ gì của mình ngoại trừ quần áo mặc trên người, đó là lời của bà Lalrin Dika, một người dân làng, bà biết là quân lính sẽ giết họ vì họ là những người chống lại bọn cầm quyền.
Xế chiều hôm ấy, quân lính Tatmadaw đã nổi lửa đốt cháy sập nhiều ngôi nhà trong làng, chỉ cách biên giới Ấn Độ về phía tây không hơn năm cây số, dân làng đã băng vượt sông Tiau qua tới tiểu bang Mizoram của Ấn Độ, nhập chung với hàng ngàn người Miến Điện tỵ nạn, những người đã trốn thoát tới Ân Độ kể từ sau cuộc đảo chánh, hiện sống tại các trại cất dã chiến. Mặc dù biên giới Ấn và Miến đóng cửa, người sắc tộc Mizo của tiểu bang Mizoram có cùng gốc sắc tộc với người Chin ở Miến và thiện cảm với số phận của họ cho nên dân Mizo tận tình giúp đở, viên chức địa phương và cảnh sát biên phòng làm ngơ cho người vượt biên giới và người dân địa phương ở Mizoram vui vẻ chào đón họ vào cộng đồng mình và trẻ em đến trường học, theo một dân biểu tiểu bang này, hơn 40 ngàn người Miến tỵ nạn hiện sống ở khắp các trại trong tiểu bang.
Nhưng cũng có rất nhều trở về làng Haimual cầm súng chiến đấu, họ tìm nhặt các khẩu súng cũ với sự giúp đở của người dân tiểu bang Mizoram, nhà cửa cũ của họ giờ hoang tàn, xiêu vẹo, bao quanh bởi các chốt canh của quân lính Tatmadaw, sự im lặng của nơi này chỉ vang lên khi có tiếng xe gắn máy đi qua của quân kháng chiến. Ngôi làng Haimual nhỏ này lại là một nơi có chiến lược quan trọng, không chỉ cho người dân làng mà cho cả các lực lượng kháng chiến quân Miến Điện, nó bảo đảm đường tiếp liệu từ Ấn Độ, gồm thuốc men, thực phẩm và súng đạn được chuyển lậu ngang qua biên giới cho hàng ngàn tay súng kháng chiến sống còn.
Một người chỉ huy của một nhóm kháng chiến quân ở Haimual, có bí danh là Maria, nói họ hoàn toàn tùy thuộc vào phía bên kia biên giới Ấn Độ mọi thứ, nếu việc liên hệ với người bên đó bị tắt nghẽn, có nghĩa là một trở ngại nặng nề cho kháng chiến quân, cẩn thận lo trước, lính kháng chiến đã cho đặt mìn chung quanh chu vi làng, sẳn sàng cho nổ nếu có bất cứ dấu hiệu gì của quân lính Tatmadaw. Tuy nhiên, như là một sự lưu ý, việc chiến đấu của họ xem ra đang gặp trục trặc, đồ cung cấp từ bên kia biên giới có vẻ cạn dần, cho nên họ phải tự chế súng cho mình và các chất nổ nhưng vẫn lo ngại, thiếu thốn nguyên liệu cần thiết có thể gây ra trở ngại cho họ trong tương lai. Quân kháng chiến còn nhận tặng dữ từ các tài xế xe hàng chở hàng hóa qua Ấn Độ hay trở lại từ đó, kháng chiến quân nhận bất cứ thứ gì họ tặng cho, hầu hết họ rất tử tế, rộng rãi, phần lớn kháng chiến quân ở Haimual cũng băng qua biên giới vào tiểu bang Mizoram thăm gia đình một ngày trong một tháng.
Trong phút chốc nghĩ xả hơi hiếm hoi, kháng chiến quân chơi đánh bóng chuyền hay đánh bài, một số thì đánh đàn ghi ta nhưng không có gì làm họ quên đi cảnh giác canh gát, lơ là trong mục tiêu lý tưởng. Maria, đứng từ trên đồi cao nhìn xuống thung lủng xanh cỏ chạy dài xa xa dưới triền dốc, hân hoan, cương quyết nói rằng “chúng tôi đang chiến đấu cho dân chủ, chúng tôi sẽ chiến đấu với tất cả những gì mà chúng tôi có”.
Thuyên Huy
* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc ChâuMời Xem : CM Blog kỳ trước
bài viết rất hay
Trả lờiXóa