Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

Thịt bò, Đậu nành và Sức khỏe. - ĐYS.Cảnh Thiên

Chào các bạn. Hôm nay, một thân hữu ở Tiểu Bang Michigan đặt câu hỏi: “Thịt bò và đậu tương, món ăn nào tốt cho sức khỏe hơn? Tại sao có Bác Sĩ khuyên ăn thịt bò, có Bác Sĩ dặn tránh ăn thị bò, lại có Bác Sĩ khuyên ăn đậu tương thay thịt? Sao lạ vậy?”…
 
-Phân tích: Trước hết, có 2 ý kiến trong giới y khoa: Một, theo Bác Sĩ gia đình, thường khuyên bệnh nhân ăn thịt bò để bổ máu, gia tăng sức khỏe. Hai, Bác Sĩ chuyên ngành dinh dưỡng, có lúc khuyên bệnh nhân ăn thịt bò như Bác Sĩ gia đình, có lúc khuyên tránh ăn thịt bò và thay bằng đậu tương còn gọi đậu nành. Mời các bạn nghe phần lý giải:
1. Thịt bò: Được xếp vào loại thịt đỏ (red meat). Theo nữ Tiến Sĩ Linda Page (Trường Đại Học Clayton College of Natural Health USA), thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt cừu, là loại “thuốc độc bọc đường”, từng bước đẩy con người xa dần môi trường an toàn, sức khỏe mất dần tính cân bằng, bởi vì:
-a/ Về cấu trúc: Nên biết, hệ thống tiêu hóa của loài người gồm bộ răng, dạ dày, ruột non và ruột già được cấu tạo ở dạng nghiền nát, không phải dạng xé và nuốt sống thức ăn như các loài động vật ăn thịt.
-b/ Về tiêu hóa: Sau khi thức ăn trôi xuống dạ dày, thức ăn được cơ trơn co bóp nhào trộn cho đến khi chín nhừ như sữa đặc theo 2 qui trình tự dộng: Thứ nhất, màng ruột non hấp thu thành phần dinh dưỡng đưa vào máu. Thứ hai, nhu động ruột đẩy hết chất cặn bã còn lại xuống ruột già để tống xuất ra ngoài. Tiến trình nầy hoàn tất trong vòng 24 giờ. Nếu chậm hơn sẽ tạo chứng táo bón, lâu dần phát sinh nhiều chứng bệnh đường ruột gồm bệnh trĩ, sa trực tràng, ung thư ruột già.
c/ Về tương tác: Nên biết, con vật ngay sau khi bị giết chết, hầu hết các thành tố quan trọng bị phân hủy tức khắc, cho dù dùng muối hay ướp lạnh bảo quản vẫn không duy trì được nguyên trạng. Do sự thối rửa ngày càng tăng, tỷ lệ chất độc tiết ra ngày càng nhiều. Khi chúng ta ăn thịt vào, chất độc nầy phá hủy các chất amines quan trọng trong gan, thận, ruột non, phá hỏng luôn các vi khuẩn tốt giữ vai trò tổng hợp vitamins thuộc nhóm B, ngăn chặn không cho ruột non hấp thu chất dinh dưỡng đi vào máu. Mặt khác, chất béo của thịt đỏ thuộc loại mỡ bảo hòa (saturated fat), sau khi ăn vào, chúng bám chặt các cơ quan hình thành bướu, u nang; còn bám bên trong thành mạch thì tạo thành những mảng xơ vữa làm hẹp động mạch dẫn tới các chứng bệnh tắc động mạch chủ, đau thắt mạch vành, đột quỵ (troke)…
d/ Báo cáo khoa học: Thịt bò ở Hoa Kỳ có chứa hóa chất diệt cỏ, vốn là loại hóa chất độc hại, cao hơn bất kỳ loại hóa chất nào được giới nông dân phun xịt giết côn trùng nhằm bảo vệ hoa màu như rau xanh, bắp hay đậu nành.Theo Hội Đồng Nghiên cứu Quốc Gia thuộc Học Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ (NRC) công bố, những người ăn thịt bò bị nhiễm thuốc diệt cỏ có nguy cơ bị ung thư (cancer) tăng tới 11%. Chưa hết, trong thịt bò còn chứa 1 lượng phóng xạ đáng kể bởi Cơ Quan FDA cho phép giới chăn nuôi dùng để diệt vi khuẩn (như Ecoli) làm hại sức khỏe gia súc. Cũng đừng quên, khi dùng chất phóng xạ để tẩy trùng thực phẩm, nó sinh ra chất Benzene là chất tạo mầm mống ung thư rất mạnh. Theo khảo sát của các nhà khoa học, chỉ cần 1 phân tử Benzene hấp thu vào máu cũng đủ hình thành ung thư rồi. Nên biết, hơn 95% gia súc ở Hoa Kỳ như bò và cừu được nuôi bằng hormone từ 2-5 lần nhằm mục đích tăng nhanh trọng lượng cùng với khá nhiều thuốc kháng sinh. Do đó, khi ăn thịt bò hay thịt gia cầm thì thành phần testosterone, progesterone hormone cùng các siêu vi gây bệnh bò điên, bệnh cúm gia cầm H5N1, bệnh bạch cầu ở loài bò (BLV, BIV) biến thành kẻ thù tấn công cơ thể chúng ta, kể cả ung thư. Tóm tắt: Ưu điểm duy nhất của thịt bò là có đầy đủ chất đạm (protein) và tất cả amino acids, những phần còn lại chỉ là một khối thảm họa đối với sức khỏe.
 
2. Đậu tương/Đậu nành: Đậu nành thuộc loại ngũ cốc, đứng đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật, rất giàu chất dinh dưỡng và được con người sử dụng cách đây hơn 5,000 năm. Thật là sai lầm khi cho rằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật (như rau xanh, quả chín, mầm hạt) nghèo amino acids. Bằng chứng: Seaweed có nhiều ưu điểm hơn cả thịt bò, gồm đủ tất cả amino acids cần thiết, kể cả vitamin nhóm B, giàu chất calcium, sắt (Fe), Kẽm (Zinc).
a/ Thành phần hóa học: Đậu nành có chứa: Chất đạm 35-50%, Glucose 16-25%, muối khoáng 6%, chất béo không bảo hòa (unsaturated fat) 15-23%, Kali, Natri, Phosphorus, Magnesium, Lecithin, Choline, vitamin nhóm B, K, F, PP và rất nhiều chất men hữu ích.
b/ Tác dụng dược lý: Chất béo trong đậu nành có tên là Phospholipid, thường do gan sản xuất để bọc lót quanh tế bào não, cơ tim, tủy sống và tế bào thần kinh. Chất Lecithin được tổng hợp từ nguồn Phosphotidylcholine, trong đó Choline được coi như một chất Acetylcholine góp phần vào chức năng duy trì trí nhớ (thiếu Acetylcholine sẽ phát sinh bệnh lú lẫn-Alzheimer disease). Đậu nành rất giàu nguồn Lecithin, Fe (sắt), Calcium, tất cả 18 amino acids, ít Calorie.
c/ Lâm sàng học: Trong y khoa, đậu nành được dùng như 1 loại dược liệu an toàn để giảm mức Cholesterol xấu (LDL) và Triglyceride trong máu, cung cấp nguồn Estrogen hormone thiên nhiên cho phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh, trợ lực cơ thể chống lại việc hình thành tế bào ung thư, ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ, ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông, ung thư ruột già, bảo vệ xương bền chắc…
 
Kết luận: Đậu nành chẳng những giàu chất dinh dưỡng như thịt bò mà còn có nhiều tác dụng cao hơn thịt bò cả về lãnh vực thực phẩm lẫn y dược. Với nhiều sản phẩm chế biến phong phú từ đậu nành như tương hột, chao, nước tương, sữa đậu nành, tàu hủ, mì căn, bột dinh dưỡng… ăn rất ngon, dễ tiêu, không chứa độc tố lại không bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm tiềm ẩn như thịt bò. Đậu nành còn chứa 1 chất khá đặc biệt tên Casein, có tác dụng giúp xương tăng trưởng giống như sữa mẹ và sữa bò nhưng có điểm khác biệt là chất Casein trong sữa bò nhiều gấp 300 lần hơn sữa mẽ. Chính nhân tố nầy bò con chỉ cần 10-15 phút sau khi lọt lòng là có thể đứng lên được trong khi trẻ con phải mất 10-12 tháng tuổi mới đứng vững. Câu hỏi đặt ra: Vậy trẻ con có nên uống sữa bò thay hoàn toàn sữa mẹ không? Tùy! Nếu dùng sữa bò, bộ xương con người có khuynh hướng phát triển không bình thường, có cấu trúc quá to, quá dài, nhất là xương tay và chân. Theo nghiên cứu của 2 nhà khoa học Harvey và Marilyn Diamond viết trong cuốn sách “Fit for Life”, người nào dùng sữa bò thay sữa mẹ, tuy thân thể to kềnh nhưng suốt đời mắc nhiều bệnh tật khó chữa lành. Nhìn vào thống kê hằng năm của các bệnh viện ở Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp sẽ thấy rõ điều ấy. Người ta đổ lỗi cho đủ thứ nguyên nhân nhưng cố tình lờ đi chuyện uống sữa bò thay sữa mẹ hay sũa đậu nành.
 
Cảnh Thiên.
Mời Xem :
 

 

1 nhận xét:

MỪNG SINH NHẬT MUỘN - Đỗ Chiêu Đức Và Các Thi Hữu

                       Ân c ần t ạ l ỗi v ới thi nh ân,                    Sinh nh ật h ăm l ăm nh ạc  đ ã ng ân.                    Th ân c...