CM Blog
Ivory Coast – Phi Châu: Chỉ Khi Nào Chết Mới Hết Khổ
Thế giới hiện có khoảng 300 triệu người sống ở đâu đó khác quê nhà nơi mình sinh ra, cũng có những người rời bỏ đất mẹ ba lần nhưng mỗi một lần xa xứ thì cũng người bị bỏ lại sau lưng và hầu hết là phụ nữ và trẻ con.
Thành phố Daloa và các làng chung quanh tại vùng miền tây xứ Ivory Coast là những nơi điển hình cho việc này. Là một cửa ngỏ quan trọng trong vùng, thành phố Daloa, việc buôn bán “cocoa” và cà phê đã làm cho nó trở nên thịnh vượng một thời và tạo ra cho người dân làng có đời sống tương đối thoải mái. Những chủ đất nhỏ có thể thuê mướn người làm cho mình và khai thác mở rộng diện tích đất họ có cho tới tận các khu rừng, số công nhân này đến từ nhiều nơi khác ờ Ivory Coast và từ quốc gia Burkina Faso, Guinea, Mali cũng có Ghana và Liberia, Ivory Coast là nhà của chừng 4 triệu và 5 triệu người ngoại quốc, hơn một phần tư dân số của nước này.
Tại các vủng nông thôn nơi đã có lần một gia đình có thể làm chủ đất, mua hạt giống và phân bón, cho con cái tới trường, đủ tiền khám bệnh và cũng có thể tiết kiệm chú ít nhưng hiện tại lại phải khốn đốn hơn, với một sự chọn lựa khó khăn giữa đôi giày cho con cái hay mua thuốc trừ sâu rầy để bảo đảm có mùa gặt thu hoạch tốt đẹp. Nơi mà đã có lần vui hưởng đời sống yên lành, no đủ giờ thì chỉ biết cầu nguyện trời đất cho may mắn được mùa không đói.
Tại các thôn ấp của quận Sassandra Marahoue, người ta có thể thấy ý nghĩa thực của cái gọi là tân kinh tế là cái gì. Người trong hạng tuổi từ vị thành niên tới khoảng trên dưới 30 mươi gần như đã vắng mặt gần hết, người già cả còn ở lại gọi tình trạng này là “đi tìm đất hứa”, người trẻ đã rời bỏ cuộc sống nhọc nhằn gò bó của làng ấp, đi tìm những thứ tốt đẹp hơn ở thành thị, nghề nghiệp và tự do nhưng đồng thời cũng bỏ lại con cái. Từ làng này tới làng kia, bà ngoại bà nội là người nuôi dưỡng từ 4 cho tới 5 hay 6 đứa cháu, nhiều trường hợp nuôi cả cháu chắt, thường thường cha mẹ bọn nó, lén lút âm thầm trốn đi trong đêm, không cho ai biết, mặc con cái đang còn ngủ say.
Những những bà nội ngoại này buộc phải viết lại tập tục truyền thống của tổ tiên, cuộc đời của một thời tuân theo thời tiết bốn mùa, chăm trồng cây trái, săn sóc mùa màng hay tính toán ngày nghỉ ngơi cho tuổi già, chuyện đó bây giờ đã trở thành mơ tưởng.
Kouakou Audette
Mắt sâu thẳm buồn trên gương mặt đầy vết nhăn tuổi già, bà nói, giấy căn cước ghi bà sinh năm 1956 nhưng trẻ hơn tuổi thật nhiều năm, bà sinh 13 đứa con nhưng hai đứa chết trước khi được một tuổi và hai đứa nữa cũng chết sau đó. Bà chăm nuôi 5 đứa cháu và một đứa chắt, hai cháu trai và ba gái, một số đã đủ lớn để đi làm kiếm tiền ngoài đồng ruộng cho người ta, nhưng quá khổ sở cho bà vì bọn chúng không dễ dạy, hổn láo, không nghe lời bà và cũng không chịu học hành. Bà cũng có ngay cả mấy đứa chắt, bà bảo cứ tưởng tượng ra ba lần làm mẹ, đầu tiên sinh con, hy vọng và nghĩ là con lớn lên sẽ lo săn sóc cho mình, khi đám con này có con, mình trở thành bà nội bà ngoại, người duy nhất còn lại phải lo cho cháu, chuyện đáng lẻ ra mẹ nó phải lo, việc này chưa đủ, giờ bà phải làm lại từ đầu lần nữa với chắt, mọi chuyện của người mẹ. Bà cho biết, tình cảnh của bà là tình cảnh chung như vậy với nhiều bà ngoại bà nội khác trong thôn ấp, bùi ngùi nhìn trời “chuyện nghỉ hưu cho tuổi già sẽ tới là ngày bà được chôn xuống mộ”.
Không có gì ngạc nhiên khi những người đàn bà này than phiền bị đau lưng, phong thấp và mắt mờ nhưng họ vẫn phải tiếp tục với các công việc cửa nhà mà chưa thật sự có thời gian nghỉ ngơi, bà Audette lắc đầu, bà sẽ tiếp tục làm cho tới nào bà còn khỏe ngay cả bệnh đau lưng vẫn hành hạ bà đau đớn. Vì bà sinh nở quá nhiều, bà được chụp quang tuyến, bác sĩ cho bà uống thuốc giảm đau nhưng khi bà ra đồng làm việc nữa thì cơn đau trở lại, thường trước đây thì việc làm trên đồng đủ để sinh sống nhưng hiện tại thì không đủ cho cuộc sống ăn uống của gia đình nữa rồi. Cái gì thêm vào nữa là, không có một đứa con nào có đất đai hay có để chia cho anh em, cái nào cũng vậy cũng làm cho hầu hết gia đình lâm vào cảnh không còn ý nghĩa gì để mà sống.
Trong làng ấp của bà Audette, cũng như các làng ấp chung quanh, công việc chỉ tạm ngừng trong những giờ cầu nguyện hay ngày thánh lễ nhưng vì cháu con, chuyện này không có nghĩa là không thức dậy trễ hơn bình minh lên mỗi sáng. Với bà Kouame Aya Marie, 50 tuổi, thì bỏ làng đi là một điều tốt vì ở đây không có gì cho những người trẻ nữa. Bà có 5 đứa con, đứa nhỏ nhất 16 tuổi, còn ở lại nhà, 3 đứa ở Abidjian, một đứa ở Soubre. Một số trở lại nhà một hay hai lần một năm, một trong mấy đứa đó bà không bao giờ gặp nữa, họ đem con bỏ lại cho bà, trông chừng, nuôi nấng cháu rất khó khăn, nấu nướng, giặt giũ, quét dọn rồi đi làm ngoài đồng, còn tắm rửa, sửa soạn cho mấy đứa còn đi học, cho nó 100 đồng tiền Pháp một ngày để ăn gì đó trong trường vì bà bận phải làm việc ngoài đồng, không thể về nấu ăn trưa.
Kouame Marie
Năm nay khốn đốn quá, giống như mấy năm gần đây, mùa màng thất thu, vì nắng hạn mà không có mưa, năm ngoái và năm nay mấy cánh đồng trồng hoa màu mà bà làm, thu hoạch không đủ, và bà phải mua thực phẩm lần đầu tiên nhưng bà phải đi vay mượn tiền, đôi khi bà phải mướn một người trẻ nào đó phụ vì bà không đủ sức lo, chỉ có một trong 4 đứa cháu tạm lớn có thể giúp thôi. Đứa con út của bà chỉ có một ý tưởng duy nhất là rời bỏ làng, mọi thứ không có gì cả, không điện, phải đi xa gánh nước về, không có truyền hình, đành nghe nhạc trong điện thoại nhưng thường thì hệ thống phát sóng khi có khi không.
Ở đây không có tương lai, bọn nó cần phải học ít nhất là một nghề nào đó hay buôn bán, nếu không cũng chỉ làm người ở thôi, tiền lương khoảng 25 ngàn dồng Quan Pháp (độ 30 bảng Anh) một tháng. Con cái thì buồn hơn vì không thấy cha mẹ bên mình, cho nên bọn nó kêu bà bằng mẹ, bà phải mua quần áo, tiền học phí, tiền sách vở, đồng phục và cả giày dép, cô thầy ở trường thường đuổi ra khỏi lớp nếu không có mang giày. Ngay cả cha mẹ bọn nó việc làm được cũng không kiếm đủ tiền để gởi về nhà phụ bà, con dâu bà có thai, sẽ sanh con ở đây và bỏ con lại cho bà nuôi vì họ cũng không đủ tiền mà lo cho con, bà buộc phải lo mọi chuyện vì không còn sự lựa chọn nào khác.
Rồi bà thở dài nhìn trời, cũng như bà Kouakou Audette, buồn thiu nghẹn giọng “chỉ khi nào chết mới gọi là thật sự an nghỉ”.
Thuyên Huy
* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.
bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa