Thứ Hai, 6 tháng 2, 2023

Ngộ độc chì (Lead poisoning) - ĐYS. Cảnh Thiên.

 

Ngộ độc chì (Lead poisoning).
 
Chào các bạn. Ngay sau Tết có câu hỏi từ một nữ vi hữu ở VN, nội dung như sau: "Chồng tôi là thợ đúc chì cho cơ quan quốc phòng trên 10 năm. Trước Tết được nghỉ 7 ngày nhưng mới về nhà 2 ngày thì bỗng ôm bụng đau dữ dội, đầu choáng, nôn ói suốt đêm phải thuê xe chở đi cấp cứu. Bác Sĩ cho biết chồng tôi bị ngộ độc chì, cần nằm lại truyền dịch và theo dõi. Tôi hỏi Bác Sĩ có nguy hiểm tính mạng không, BS nói ngay lúc nầy chưa có câu trả lời chắc chắn. Vậy, xin Thầy tư vấn, phải làm sao để cứu chồng tôi vì còn 5 đứa con nhỏ, tôi rất lo sợ...". Trước hết, tôi xin chị bình tĩnh. Khi có sự tiếp tay kịp thời của bệnh viện thì vấn đề nguy hiểm đã giảm xuống rất thấp. Riêng về hiện tượng nhiểm độc chì hay ngộ độc chì, hy vọng phần góp ý của tôi sau đây sẽ làm chị hài lòng:
 
1. Nhận định:
-Ngộ độc chì, trúng độc chì là một căn bệnh nguy hiểm. Các nước chậm phát triển hay văn minh, tuy nhân tố gây ra có khác nhau, nhưng tỷ lệ mắc phải không thua kém gì nhau.
-Trong thời gian qua, chuyện nhiễm độc chì biến thành “cơn bão lâm sàng” ngay sau khi Hoa Kỳ chính thức tố cáo đồ chơi trẻ em sản xuất từ Trung Quốc nhập cảng vào Hoa Kỳ chứa tỷ lệ chì cao gấp hằng trăm lần mức cho phép. Ngay sau đó, Hoa Kỳ ra quyết định tiêu hủy và ngưng nhập cảng hằng trăm mặt hàng gia dụng từ Trung Quốc đồng thời cảnh báo trên các hệ thông về mối nguy hại của chì đối với sức khỏe.
 
2. Tính chất lý hóa:
-Trước hết, chì (lead) thuộc kim loại nặng, mềm, màu trắng xám, có độc tính, công thức hóa học Pb, chỉ số nguyên tử 82.
-Chì được dùng trong kỹ nghệ sản xuất vũ khí (bom, đạn), phương tiện giao thông (bình điện, xe đạp, xe ô tô, phi cơ, tàu thủy…).
-Chì hiện diện trong xăng dầu, nước sơn, cơ phận máy in, radio, ống nước, tường nhà, pin đèn, phim ảnh…
-Điều đáng sợ nhất là chì ẩn chứa trong bình sữa, đồ chơi của trẻ em, đồ gia dụng trong nhà (chén, ly, nồi nấu, rổ, thớt, muỗng, nĩa, đũa ăn…)
 
3. Dấu hiệu ngộ độc: Được phân thành 2 thể: Cấp tính và mãn tính.
a. Cấp tính: Nếu ngộ độc chì với liều lượng cao thường cảm thấy trong miệng có mùi vị kim loại, niêm mạc miệng có màu trắng nhạt, hay chảy nước dải, hay nôn mửa, đau từng chập vùng bụng trên, tiêu chảy hoặc táo bón, phân có màu xám bạc như màu chì.
b. Mãn tính: Thể nầy chia làm 3 cấp: Nhẹ, khá nặng và nặng.
-Cấp độ nhẹ: Trong miệng có vị tanh kim loại, đau bụng âm ỉ, bụng trướng, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, thử nước tiểu thấy hàm lượng chì tăng cao. Nhiều trường hợp gan bị sưng to, có Albumin trong nước tiểu, huyết áp không ổn định, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
-Cấp độ khá nặng: Ngoài các hiện tượng ở cấp độ nhẹ, còn thêm triệu chứng đau thắt quanh rốn, thiếu máu, thở gấp, hồi hộp, mệt nhọc.
-Cấp độ nặng: Ngoài các triệu chứng ở cấp độ nhẹ và khá nặng, còn thêm dấu hiệu tê dại thần kinh, tay chân rủ liệt, giảm trí nhớ, đần độn do thần kinh não bị thương tổn dễ dẫn tới nguy cơ điên loạn.
 
4. Liệu pháp Đông Y: Đông Y Học xếp chứng ngộ độc chì vào phạm trù “Dương Minh Phủ chứng”. Liệu pháp giải độc cần “Thông phủ, thanh nhiệt giải độc và lợi Thủy thấm Thấp” với 2 bài thuốc kinh nghiệm sau đây: -Công thức: Kim tiền thảo 100g, Thổ Phục linh 100g, Bạch Phục linh 50g, Cam cúc hoa 50g, Cam thảo 50g.
-Cách làm và dùng: Cho thuốc vào nồi, thêm 1.50 lít nước lọc, đun lửa nhỏ ngọn cho sôi đều. Khi nước thuốc cạn còn khoảng 8/10 lít, rót ra tô lớn, chia làm 2 phần đều nhau, sáng uống 1 phần, chiều uống 1 phần, cách xa bữa ăn 30 phút. Uống liên tục trong vòng 2-3 tuần lễ (15-20 ngày) độc tố chì sẽ bị tẩy sạch khỏi cơ thể. Chúc bệnh nhân sớm bình phục.
 
ĐYS. Cảnh Thiên.

1 nhận xét:

ThaiLy: ĐỘ (T.Vấn và Bạn Hửu )

                                             Trước Cơn Giông – Tranh (sơn dầu): MAI TÂM Đó là tên nhân vật của truyện! Tên một thằng bé...