Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Chuyện chưa tiết lộ trong lịch sử: Lão Tử, Khổng Tử và Phật Thích Ca Mâu Ni

Sau khi thời Xuân Thu đã đi qua được 2500 năm, ngoại trừ Phật gia không có gia phái nào có thể ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa vùng Trung thổ bằng Nho gia và Đạo gia. Bởi vậy, ông tổ của 3 gia phái này là Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử và Lão Tử được người đời sau ngưỡng mộ và sùng bái.
Thật trùng hợp ở chỗ, ngày tháng 3 vị ấy ra đời chênh nhau không quá 20 năm. Theo góc nhìn lịch sử, thì 3 vị ấy là người của cùng một thời đại. Năm 571 Trước công nguyên, ngày 15 tháng 2 Lão Tử giáng sinh tại nước Sở, huyện Khổ (nay là huyện Lộc Ấp, Hà Nam). 5 năm sau, ngày 8 tháng 4 năm 566 Trước công nguyên Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh ở Kim Ni Bạc Nhĩ. 15 năm sau, vào ngày 27 tháng 8 năm 551 Trước công nguyên, Khổng Tử ra đời tại Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.
3 vị Thánh giả giáng sinh vào cùng một thời đại, ấy là sự trùng hợp của lịch sử hay là Ý Trời đã an bài như vậy?
Lão Tử
lao tu 2
“Lão Tử” tên thật là Lý Nhĩ, tên tự là Bá Dương. “Lão” là ý gọi người tuổi cao Đức lớn. “Tử” là cách gọi bày tỏ lòng tôn kính đối với người khác. Tương truyền Lão Tử bẩm sinh có khí chất phi phàm, am hiểu chuyện xưa, giỏi việc lễ chế, từng đảm nhiệm chức quan “Thủ tàng thất sử” (tương đương với giám đốc thư viện quốc gia hoặc là giám đốc viện bảo tàng quốc gia) và chức Trụ hạ sử (tương đương với chức quan Ngự sử thời Tần, Hán).
Lão Tử ở lại Lạc Dương nước Chu thật lâu, thấy rõ sự suy sụp của nhà Chu. Năm 500 trước công nguyên, trong hoàng tộc nhà Chu phát sinh cuộc nội chiến tranh giành ngôi vị, Lão Tử bị liên lụy và bị bãi quan. Lão Tử cảm thấy nhân thế hiểm ác, bèn rời đi. Ông lưu lạc khắp 4 phương trời nhưng không để ai biết danh tính của mình.
lao tu 2
Ngày 1 tháng 9 năm 478 trước công nguyên, Lão Tử 93 tuổi đi về nước Tần. Lúc đi qua cửa Hàm Cốc, quan Lệnh tên là Doãn Hỷ ở đó xem bói đã biết trước là sẽ có một Thần nhân đi qua đây, bèn sai người quét dọn sạch sẽ 40 dặm đường để nghênh đón. Quả nhiên Lão Tử tới. Doãn Hỷ nói:“Tiên sinh Ngài muốn ẩn cư, sau này không còn được nghe Ngài dạy bảo nữa, kính xin tiên sinh viết sách để truyền lại cho hậu thế!”.
lao tu
Lão Tử tại Trung Nguyên chưa từng truyền thụ lại điều gì. Ông biết Doãn Hỷ trong mệnh đã định là sẽ đắc Đạo, bèn tạm dừng lại nơi này một thời gian ngắn, viết lại cuốn sách nổi tiếng ngàn đời: “Đạo Đức kinh”. Sau đó, Lão Tử ra khỏi cửa Hàm Cốc đi về phía Tây, vượt qua vùng Lưu Sa… Lưu Sa là chỉ vùng sa mạc lớn ở Tân Cương. Không ai biết cuối cùng ông đã đi về nơi đâu.
Còn phần 2...

(Từ daikynguyen.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUAN SÁT CƠ THỂ (Pinterest )