Được coi là "bí kíp" sinh tồn trong thời gian dài, nhưng các chuyên gia nhấn mạnh không nên hút độc khỏi vết rắn cắn. Vậy điều gì khiến họ khuyến cáo như vậy?
Và câu trả lời là: Nếu bạn nhờ một ai đó hút nọc độc ra, người đó nhiều khả năng không chết vì nuốt nọc rắn. Nhưng nếu họ có vết thương hở ở miệng, chất độc có thể xâm nhập vào máu và điều này rất nguy hiểm.
Không nên hút độc khi bị rắn cắn.
Mặt
khác, miệng con người chứa rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây nhiễm
trùng vết thương. Do đó, hút nọc độc ra không phải giải pháp hữu hiệu.
Nếu
bạn bị rắn cắn, hãy chú ý tới các triệu chứng cho thấy vết cắn có nọc
độc. Bởi mỗi loài rắn khác nhau, vết cắn và dấu hiệu ban đầu sẽ khác
nhau.
Ví dụ, triệu chứng đầu tiên khi bị rắn lục cắn
là đau, 20 – 30 phút sau đó vết cắt sẽ sưng và có màu đỏ. Các dấu hiệu
khác bao gồm ớn lạnh, sốt, suy nhược, buồn nôn hoặc khó thở.
Rắn lục.
Nạn nhân cũng có thể bị mờ mắt hoặc mí mắt rũ xuống. Hiện tượng bầm tím nặng sẽ xảy ra sau vài giờ bị cắn.
Hút
nọc rắn trở thành bí kíp sinh tồn nổi tiếng do nhiều người tin rằng, có
thể hút được hầu hết chất độc ra trước khi nó xâm nhập vào máu của nạn
nhân.
Tuy nhiên, một nghiên cứu đăng
trên Tạp chí y học New England vào năm 2002 đã bác bỏ điều này. Nọc độc
đi vào máu cực kỳ nhanh và cố hút nó ra là vô dụng.
Nọc độc rắn đi vào cơ thể nhanh như cú táp của nó.
Cách
tốt nhất để ngăn nọc độc di chuyển nhanh trong máu nạn nhân là giữ bình
tĩnh, giữ vết cắn bên dưới tim, tránh cử động hay làm bất cứ điều gì
khiến nhịp tim tăng nhanh.
Một số hộp
cứu thương có trang bị dụng cụ loại bỏ nọc độc khỏi vết rắn cắn. Các
dụng cụ này cho phép hút độc chắc chắn hiệu quả hơn sử dụng miệng, không
cần phải rạch vết cắt.
Buộc ga rô có thể phá hủy dây thần kinh và mạch máu nếu làm không đúng cách. Nên từ bỏ thói quen chườm đá vùng bị rắn độc cắn.
Các
bác sĩ khuyên bạn không nên làm vậy, vì nó khiến nọc độc tụ lại một
chỗ, có thể gây tổn thương mô tồi tệ hơn cả khi nọc độc lan ra một chỗ.
Không hút độc thì chúng ta phải làm gì?
Dưới đây là một số điều bạn nên làm khi bị rắn cắn:
1. Giữ người bị cắn bình tĩnh. Hạn chế vận động và giữ cho vùng tổn thương nằm dưới trái tim để giảm dòng chảy của chất độc.
2. Nếu bạn có dụng cụ hút, hãy làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
3. Tháo nhẫn hay bất kỳ thứ gì thắt ở khu vực ảnh hưởng, nếu nó sưng lên. Tạo một nẹp lỏng để hạn chế vận động tại khu vực đó.
4. Nếu vết cắn bị sưng và đổi màu, con rắn có thể có độc.
5. Quan sát các dấu hiệu sống, nếu bị sốc, hãy nằm thẳng người, nâng cao chân khoảng 30 cm và phủ chăn lên người.
6. Tìm cứu trợ y tế ngay lập tức.
7. Mang
con rắn chết đến bệnh viện, nếu an toàn để làm vậy. Đừng lãng phí thời
gian để bắt rắn, đừng mạo hiểm bị cắn lần nữa nếu khó giết con rắn. Hãy
cẩn thận, do phản xạ, rắn chết vẫn có thể cắn người.
Biện pháp cứu thương tốt nhất cho một vết rắn cắn là điện thoại của bạn.
Hãy gọi cho bệnh viện, vì đội ngũ y tế của họ sẽ chuẩn bị trước thuốc
kháng độc trước khi tiếp cận nạn nhân và cung cấp cách điều trị hiệu
quả.
Mỹ Huyền
Theo Tri Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét