Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Sự thật cuộc sống chốn thâm cung của những nàng công chúa Trung Hoa xưa

Ngay từ khi còn nhỏ, các nàng công chúa đã được hưởng thụ cuộc sống no đủ, ăn ngon mặc đẹp, được học hành đủ những lễ nghi, một bước lên xuống xe, kẻ hầu người hạ lúc nào cũng túc trực quanh mình. Tưởng như đó là một cuộc sống hoàn hảo nhưng ít ai ngờ, rất nhiều các nàng công chúa đã phải sống ấm ức, tủi nhục và thậm chí là chết yểu.

Chết yểu

Trong số 20 cách cách của vua Khang Hy chỉ có 8 nàng sống được đến tuổi trưởng thành còn lại đều chết sớm. Có nàng công chúa thứ 18 chết yểu khi chưa đầy tháng. Những nàng cách cách trưởng thành cũng chỉ có hai người qua 50 tuổi đó là công chúa thứ 6 thọ 57 tuổi và công chúa thứ 3 được 56 tuổi. Nếu làm phép tính thì tuổi thọ bình quân các cách cách của vua Khang Hy chỉ có 17 tuổi.

Nếu làm phép tính thì tuổi thọ bình quân các cách cách của vua Khang Hy chỉ có 17 tuổi. (Ảnh: Internet)
Tuổi thọ trung bình của các cách cách của vua Khang Hy chỉ  17 tuổi
Việc xuất giá của những nàng công chúa

Người xưa có câu: "Con vua không lo không lấy được chồng", sự ví von này cho thấy sự sung sướng của các cách cách thời bấy giờ và cái "giá" của họ cao như thế nào. Dù là người Hoàng tộc, có địa vị trên vạn người, họ cũng không thể tự quyết định số phận mình, đó chính là lý do cho những cuộc tình dở khóc dở cười. Nhiều người trong số họ chỉ là những quân cờ trong các cuộc hôn nhân đầy mưu toan chính trị. Thật vậy, "những cuộc hôn nhân" như vậy đã biến đa phần cuộc đời của các nàng công chúa đi vào bế tắc. Họ phải sống xa phụ hoàng, mẫu hậu để đến nơi vô cùng xa xôi, nơi đất khách quê người. Sử sách Trung Quốc ghi chép lại, đời vua Khang Hy có tất cả 20 vị cách cách thì có tới 8 nàng được gả chồng vì mục đích chính trị triều đình.

Vào Triều Thanh, mặc dù xuất giá theo chồng nhưng những nàng công chúa lại không được sống cùng phò mã mà phải ở một khu nhà bên ngoài cung. Cơ hội được gặp gỡ của cặp vợ chồng trẻ bị ngăn trở bời nhiều yếu tố bên ngoài. Nếu muốn được ở cùng nhau, cả công chúa lẫn phò mã phải chi một khoản tiền lớn để đút lót cho quản gia thì mới được gặp nhau.

Vào Triều Thanh, cách cách sau khi xuất giá sẽ không sống cùng phò mã mà phải ở một khu nhà bên ngoài cung. (Ảnh: Internet) 
Vào triều Thanh, các nàng công chúa lấy chồng mà không được ở gần chồng

Do vậy, cuộc sống hôn nhân cô đơn, phiền muộn nơi xứ người góp phần trở thành nguyên nhân khiến các nàng sinh bệnh, không con cái và tuổi thọ thấp.

Một số khác thì lấy chồng được một thời gian ngắn thì cuộc hôn nhân bị đứt gánh giữa đường. Chẳng hạn, Bình Nguyên công chúa (mất năm 552) sau khi lấy chồng được chưa đầy 1 tháng, 2 người đã ly hôn. Cũng có những vị công chúa kết hôn đến mấy lần liền, như Hán công chúa ( vương triều Tây Hán) lấy 3 đời chồng hoặc Hưng Tín công chúa (con gái của Lý Long Cơ) cũng vậy. Hay ví như câu chuyện của Trường Bình công chúa, mặc dù được lấy Châu Thế Hiển, họ đã yêu nhau từ trước (năm Sùng Trinh, khi cô còn nhỏ), những tưởng họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc, tuy nhiên sau khi biết tin người em trai bị giết, chỉ vài tháng sau cô qua đời trong sự giày vò, phẫn uất. Người ta nói rằng, vào thời điểm đó, công chúa đã có mang 5 tháng.

Vốn được chiều chuộng từ nhỏ nên tính tính của nhiều nàng công chúa khá là kiêu ngạo và khó tính. Sử sách xưa ghi nhận, trong vương triều Đông Hán, có tới 16 trên 42 nàng công chúa không lấy chồng. Thời Lưỡng Tấn có 12 trên 32 nàng không xuất giá và đời Đường có 82 trên 242 nàng công chúa chịu cảnh FA tới cuối đời.

Rõ ràng, cuộc sống chốn hoàng cung của các nàng công chúa Trung Hoa xưa không hề lung linh như trong phim ảnh. Số phận của họ thậm chí còn nhiều bất hạnh hơn cả dân thường.

Thủy Phạm
Theo Vietnamnet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúa Giêsu – Thiên Chúa giáng sinh - Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

  Chúa Giêsu là gì? Vấn đề này chưa được giới học thuật hiểu rõ. Bằng tư duy lịch sử giới, tác giả lý giải làm sáng tỏ Chúa Giêsu; đồng thời...