Zunduri,
đứa con gái đã hơn hai mươi ba tuổi nhưng
với cái thân hình ốm còi, xương xẩu, nhìn qua không khác gì một cô bé vị thành
niên. Đôi mắt sáng và nụ cười thân thiện trên mặ,t vẫn còn thấy có một chút gì
ẩn hiện đâu đó, những đau đớn kinh hoàng, không giấu nổi, mà cô đã phải chịu
đựng từ thể xác đến tinh thần trong hơn năm năm trời đăng đẳng.
Cô tự gọi tên mình
là Zunduri, có nghĩa là “cô gái đẹp”
theo tiếng Nhật, không phải là tên thật, đó là cái tên cô muốn có, sau khi trốn
thoát khỏi cảnh đời nô lệ. Chuyện bắt đầu khi cô bỏ nhà đi theo anh bạn trai
năm 17 tuổi, nhưng hai người chia tay sau đó không lâu vì những gì xãy ra trên
thực tế, lúc bấy giờ không là mơ như họ tưởng, Zunduri trở thành người “tứ
cố vô thân” giữa đường phố Mexico City. Thay vì quay trở lại nhà, cô tìm
đến sự giúp đở, cho “miếng ăn chỗ ở”
của một người đàn bà trung niên, chủ một tiệm giặt ủi quần áo ở khu phía nam. Ở
đây, Zunduri không những bị hành hạ về thể xác mà còn bị người đàn bà nầy “tẩy
nảo” với cái câu “mầy là đứa vô dụng” suốt ngày này qua ngày khác.
Cửa tiệm giặt ủi
này do bà mẹ này làm chủ, ông chồng coi sóc trong ngoài, thỉnh thoảng có hai đứa
con gái của họ phụ thêm, một trong hai cô này có hai đứa con nhỏ. Những ngày
đầu, bà chủ đối đải với Zunduri rất tốt, hết sức tử tế cho nên cô không ngần
ngại kêu bà bằng “mẹ”, nhưng dần dà
sau đó, công việc mà bà giao cho Zunduri làm, ngày càng tăng nhiều thêm. Khởi
đầu, chỉ làm những việc quét dọn quanh nhà, không có liên quan gì tới chuyện giặt
giũ nhưng lần lần, cô bị sai đi ủi quần áo, từ hai ba tiếng một ngày rồi tăng
lên liên tục 16 giờ, đôi lúc có khi tới cả 20 giờ, cùng lúc với công việc gia
tăng thì số lượng thức ăn cho cô lại giảm bớt xuống, Zunduri cho biết, có lần,
cô không có gì ăn trong năm ngày liền, đến nổi cô phải nhai mấy cái bao ni lông
đựng quần áo vì đói quá, cô sống còn nhờ vào chút nước uống mà cô tìm cách lấy
được từ mấy cái bàn ủi, và cũng trong những ngày này cô thường ngủ trên sàn
nhà, không còn giường để nằm như trước kia.
Theo sau số lượng
công việc nặng nhọc là những trận đòn, đầu tiên, bà chỉ dùng chân đá cô vài
lần, miện luôn luôn nói “cô không có
quyền phản đối vì bà là mẹ, nếu cô gọi bà ta là mẹ thì phải biết rằng mẹ có
quyền trừng trị con cái”, Zunduri nói thêm, ngoài việc hành hạ thể xác, bà
còn tìm cách “tẩy nảo” cô, như đã nói
trên, luôn luôn cùng một câu “mầy là đứa
vô dụng”, và xỉu xói “mẹ ruột mầy
không có thương mầy gì hết, nếu thương, bà phải ở đây, sẽ tìm đưa mầy về nhà,
thằng bạn trai của mầy cũng chẳng thương gì mầy hết, nó không chịu được vì mầy
là một đứa vô dụng”. Cuối cùng, cô cảm thấy, không thể kéo dài sự chịu đựng
bị hành hạ như vầy nữa, nhiều lần nói trả lại, lớn tiếng chống trả, bà dùng
giây xích trói cô, như trói một con vật, bà quấn quanh cổ, rồi kéo xuống tới
thắt lưng, mặc cho Zunduri la thét phản đối, bà làm như vậy để cô còn có thể cử
động mà ủi quần ủi áo cho bà, cô phải chịu trói như vầy trong gần 6 tháng trời.
Giờ thì Zunduri đã thoát và ăn mừng năm đầu tiên trong đời có tự do.
Sau năm năm dài bị
giữ làm nô lệ, cuối cùng Zunduri có thể trốn thoát hôm tháng 4 năm 2015 khi
người đàn bà, chủ tiệm giặt ủi, tháo sợi dây xích cột, thả lỏng ra đôi chút và
lơ là để ý như ngày đầu. Maria Paredes, một luật sư về nhân quyền, một trong
những người gặp gỡ Zunduri đầu tiên, sau khi cô trốn được, cho biết bà rất đau
đớn khi nhìn thấy những vết thương còn hằn in dấu trên khắp thân thể của
Zunduri, theo bà “không có một chỗ nào
trên đó mà không có vết thương, không kể các chỗ bị cào xước, bị rạch cắt, tím
bầm, tóc Zunduri cũng rụng gần hết trên đầu vì thiếu dinh dưỡng và tắm gội”.
Karla De la Cuesta, một nử tài tử và tranh đấu cho nhân quyền, hiện là cô bạn
thân của Zunduri, nói thêm “Zunduri còn
bị những trận đòn tra tấn nữa, bà chủ đó thường xuyên dùng bàn ủi nóng, đè đốt
nhiều chỗ khác nhau trên cơ thể của cô, họ còn lột mấy miếng da lành ở các vết
thương ra, làm cho cô chịu đau đớn khóc than, và cũng để máu không đọng khô lại
được”.
Thêm nữa, họ dùng
móng tay cào xé cổ của Zunduri cho rĩ máu ra, da đầu cũng bị rách tương tự như
thế đó, không vừa lòng, họ đôi khi còn lấy bàn ủi, ấn lên đầu của Zunduri cho
cháy đen. Sau ngày Zunduri trốn thoát, chuyện của cô đã được báo chí tường
thuật rộng rãi và chính quyền Mễ Tây Cơ chú ý tới, cảnh sát đã lụt xét nhà,
tiệm giặt ủi của gia đình người đàn bà giam giữ Zunduri và bắt giam bảy người
trong gia đình gồm luôn hai đứa nhỏ, nhưng sau đó hai đứa này được thả ra, năm
người lớn còn lại đang ở tù và chờ ngày ra tòa vì tội, buôn lậu người, giam
người làm nô lệ, hình phạt có thể lên tới 40 năm tù. Juana Bautista, một công
tố viên đặc biệt về “buôn lậu người”
tại thành phố Mexico City, cho biết, mỗi một người một, trong gia đình này đều
nhúng tay vào việc hành hạ tra tấn Zunduri ngay cả mấy đứa con nít, công tố
viện sẽ cứu xét cẩn thận lời khai của Zunduri, để bảo đảm không ai có thể thoát
tội, vết máu tìm được quanh nhà, tại tiệm giặt ủi đều đúng với mẫu máu DNA của
Zunduri, người công tố viên cũng nói thêm, Zunduri đã bị bỏ đói cho chết,
Zunduri đã được bác sĩ giải phẩu, chửa trị nhiều phần, để sớm bình phục lại.
Zunduri đã đến Nửu
Ước, kể lại chuyện mình cho thị trưởng thành phố này, ông Bill de Blasio nghe,
cô cũng đến gặp Đức giáo hoàng Francis ở tòa thánh La Mã vào tháng 7 năm nay,
đồng thời cũng đi tới nhiều quốc gia khác, như Á Căn Đình chẳng hạn, ở đó nói
cho mọi người nghe những đau thương, kinh khiếp mà cô đã chịu đựng trong suốt
năm năm làm thân nô lệ, uớc mơ tầm thường và nhỏ bé của Zunduri là được đi học
lớp nữ công gia chánh, để trở thành người làm bánh mặn, rồi mở một căn tiệm làm
bánh cho mình trong một ngày mai nào đó.
May mắn, là một nạn nhân, Zunduri cũng là
một người sống sót, khi nhìn kỹ nụ cười hiền hòa đó, người ta cũng có thể cảm
nhận ra, dù những gì đau đớn tận cùng nhất, trong khoảng năm năm nô lệ vẫn còn
phảng phất và hằn sâu đời mình, nhưng cái tinh thần trong sáng với quyết tâm “mình
phải sống” của cô vẫn không bị lu mờ mai một.
Thuyên Huy
Monday 15.08.2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét