Câu thành ngữ
này khá quen thuộc với chúng ta rồi, nhưng hãy xem nó mang ý nghĩa thế nào?
Những kẻ xấu
thường tìm nhau và kết thân với nhau để thực hiện những mưu đồ ám muội.
“Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là một thành ngữ Hán Việt đã khá
quen thuộc trong giao tiếp lâu nay. Xét nghĩa từng thành tố, ta thấy: ngưu là “trâu”, mã là “ngựa”, tầm là “tìm”. Ghép lại
theo cấu trúc tổng thể nầy, kết ngữ với nghĩa chung sẽ là “trâu tìm đến trâu, ngựa tìm đến ngựa”. Chuyện này cũng quá rõ rồi.
Vì thông thường, mọi loài vật sống theo bầy đàn, có thói quen đi cùng nhau khi
kiếm ăn hay về chuồng…có gì lạ đâu!
Thế nhưng điều
thú vị là hiện tại, ngữ nghĩa chung của thành ngữ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm
mã” này lại lệch theo hướng khác. Nó hàm chỉ “những kẻ xấu thì
thường hay tìm đến những kẻ xấu khác, để cùng giao du hay mưu đồ làm những việc
mờ ám, xấu xa”.
Nhưng tại sao
thành ngữ này lại chỉ biểu hiện nghĩa xấu vậy? Vì nếu chỉ “trâu tìm trâu, ngựa
tìm ngựa” thì câu chuyện ở đời thật đơn giản: loài nào đi tìm loài ấy kia mà!
Sách Tả truyện, được coi là sáng tác của Tả
Khâu Minh (viết trong khoảng từ năm 722 đến 468 trước công nguyên), có chép một
truyện về danh tướng Ngô Khởi. Ngô Khởi là đệ tử của Khúc Ban mà Khúc Ban lại
là học trò yêu của Khổng Tử. Trong một lần chinh chiến, con ngựa của Ngô Khởi
bị tuột cương, chạy lạc vào một bầy trâu rừng. Thấy kẻ lạ, bầy trâu bèn quây
lại húc con ngựa lạc kia tơi bời. Phải khó khăn lắm ngựa ta mới thoát khỏi vòng
vây, may mắn chạy đến một đàn ngựa thả rông trên thảo nguyên. Không chỉ thoát
chết, chú ngựa này còn được một bác tiều phu đem về nhà chăm sóc và cuối cùng
tìm được chủ tướng Ngô Khởi để hoàn trả lại.
Về xuất xứ là
như vậy. Nhưng với người Việt ta, trâu ngựa vốn chỉ được coi là loài vật thân
phận thấp hèn chuyên làm những việc nặng nhọc, khổ cực (Làm thân trâu ngựa cho loài khuyển dương) và hay có những hành vi
độc ác, kiểu súc vật (Đầu trâu mặt ngựa
ào ào như sôi). Có lẽ chính vì lẽ đó mà câu thành ngữ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm
mã” đã mang một nét nghĩa tiêu cực, chỉ hành động a dua, đua đòi của
những kẻ xấu, "thầy nào thì tớ ấy" thôi. Cả hai “trâu” hay “ngựa”
cũng là hai loại thú vật thôi. Cho nên nói câu ấy, người nói ám chỉ bọn người
được nói tới cũng chỉ là phường có bản chất xấu xa trong xã hội.
Thường theo
thói đời, hể ai thích và hợp quan điểm nhau thì hòa hợp chung nhau để cùng làm
những việc đồng ý, cùng thích nhau. Ít khi ai khác quan điểm, tánh ý hay mục
tiêu hoạt động mà hợp đoàn lâu dài nhau được nên câu nói trên đôi khi cũng có
đúng. Tuy nhiên, nếu đưa ra quan điểm nhận xét một nhóm người nào đó mà dùng
thành ngữ trên thì cũng có hàm ý khinh khi, hạy mạ lỵ hoặc ít ra cũng không có tỏ
vẻ tôn trọng gì cho lắm. Vì vậy, thành ngữ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm
mã” là có ngầm ẩn ý xấu trong đó rồi vậy. Phải nên cẩn trọng
khi dùng thành ngữ nầy, kẽo gây ra phiền muộn, hiểu lầm cho người khác.
Nên có thơ rằng:
Trâu
ngựa cùng chung giống thú cầm,
Trâu cày ngựa cởi sống quanh năm.
Ngưu tầm lựa giống ngưu mà
sống,
Mã chọn nguồn chung mã khỏi
lầm.
Ngựa hứng nhảy xa bay chạy
thoát,
Trâu ưa ngụp lặn trốn… bùn
thâm.
Sống
bằng thú tánh quen tìm bạn,
Trâu ngựa đàn chia sẻ kiếm tầm.
Hồ Xưa sưu tầm tài liệu viết lại_______.
BÀI HỌA : LÀM THÂN TRÂU NGỰA : CỦA MAI XUÂN THANH
Con người phải khác thú gia cầm,
Hành động bản năng suốt tháng, năm.
Thảo dã đàn trâu đang sức sống,
Quan quân bầy ngựa khỏe không lầm.
Coi thường súc vật "ngưu hay mã"
Chữi mắng tiểu nhân một bọn thâm.
Chăn dắt con trâu luôn trách móc,
Rừng sâu, nghé ngọ ngựa năng tầm.
Mai Xuân Thanh kính họa
Ngày 25 tháng 08 năm 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét