Các nhà khoa học cảnh báo khu
vực Nam Á sẽ phải đối mặt với những đợt nắng nóng khủng khiếp vượt quá
sức chịu đựng của con người vào cuối thế kỷ này, theo Independent.
Các vùng có khả năng bị ảnh hưởng nặng
nề nhất bao gồm miền bắc Ấn Độ, Bangladesh và miền nam Pakistan, nơi
hiện có hơn 1,5 tỷ người sinh sống. Nhiệt độ những nơi này có thể sẽ
vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người, Independent hôm 2/8 đưa tin
Nền nhiệt khu vực Nam Á sẽ vô cùng khủng khiếp vào cuối thế kỷ này (Ảnh: Tinhhoa)
Kết luận này được đưa ra dựa trên một
nghiên cứu gần đây cho thấy thời tiết nắng nóng sẽ gây chết người nhiều
nhất nếu có sự kết hợp của cả nhiệt độ và độ ẩm cao.
Điều này được xác định bằng cách sử dụng
một phép đo được gọi là nhiệt độ “bầu ướt”, phản ánh nhiệt độ môi
trường trong điều kiện bốc hơi ẩm.
Các nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ bầu ướt lên đến 35 °C, cơ thể con người chỉ có thể chịu đựng được khoảng vài giờ.
Nắng nóng làm tan chảy mặt đường ở Ấn Độ năm 2015 (Ảnh: Internet)
Trong hình thái khí hậu hiện nay, nhiệt
độ bầu ướt rất hiếm khi vượt quá 31 °C tại bất cứ nơi nào trên trái đất.
Tuy nhiên, vào năm 2015, giới hạn gần như đã đạt được ở vùng Vịnh khi
xuất hiện những đợt nắng nóng khủng khiếp khiến 3.500 người Pakistan và
Ấn Độ tử vong. Đồng thời, nếu không kiểm soát việc giảm phát thải khí
nhà kính, nền nhiệt độ bầu ướt có thể tăng đến 34.2°C theo một nghiên
cứu mới đây.
Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Elfatih
Eltahir, thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ, nói: “Biến đổi
khí hậu đang đưa chúng ta ngày càng tới gần hơn ngưỡng sống sót, và đối
mặt với một tương lai khốc liệt”.
3500 người đã chết tại Ấn Độ và Pakistan trong đợt nắng nóng kỷ lục năm 2015 (Ảnh: Internet)
Các nhà nghiên cứu ước tính trên tạp chí
Science Advances rằng đến năm 2100, khoảng 70% dân số Ấn Độ sẽ phải
hứng chịu nền nhiệt độ bầu ướt ở mức 32°C, Và 2% dân số – tương đương 20
triệu người đứng trước nguy cơ tử vong khi nhiệt độ bầu ướt lên tới
35°C .
Sự gia tăng nền nhiệt còn kéo theo sự
gián đoạn sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc hàng triệu người khác
có nguy cơ chết vì thiếu lương thực trước khi phải chịu đựng nền nhiệt
độ chết người.
Hoài Anh (daikynguyen.com)
cảnh báo là có thật
Trả lờiXóa