Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới được ghi trong kỷ lục Guinness

Từ VCCorp.vn


Chim đà điểu đầu mèo Australia thuộc họ chim đi bộ, không cánh, lớn. Nó sống chủ yếu ở các vùng rừng nhiệt đới New Guinea và phía Đông Bắc Australia. Con cái thường lớn hơn và có bộ lông sáng hơn so với con đực.
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới được ghi trong kỷ lục Guinness - Ảnh 1.
Năm 2007 đà điểu đầu mò được ghi vào sách kỷ lục Guinness với danh hiệu là "loài chim nguy hiểm nhất thế giới"
Chúng có thể giết người vì móng chân sắc như dao găm, thậm chí đâm xuyên thủng lốp ô tô; mỏ nhọn như mác và nặng gần 1 tạ, nhảy cao 1,5 m đưa ra những cú đá trời giáng.
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới được ghi trong kỷ lục Guinness - Ảnh 2.
Đà điểu đầu mèo ăn chủ yếu là hoa, nấm, ốc sên, côn trùng, ếch, chim, chuột, cá.
Khi trưởng thành, chim đà điểu đầu mèo Australia phía nam cao khoảng từ 1,5 - 1,8m, con cái có thể cao tới 2m, nặng 58,5kg.
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới được ghi trong kỷ lục Guinness - Ảnh 3.
Bàn chân của nó có những móng vuốt cực nhọn
Móng của ngón chân giữa có thể dài tới 125mm. Những móng vuốt này cực kỳ đáng sợ khi chúng dùng chân để đá người và vật. Nếu bị chúng tấn công, nạn nhân có thể tử vong hoặc bị thương rất nghiêm trọng.

Chúng có thể giết người vì móng chân sắc như dao găm

Loài chim có một cái mào nhìn như sừng, nhưng thực ra lại rất mềm và xốp, cao tới 18cm. Có nhiều giả thuyết về chiếc sừng này: có người bảo sừng để thu hút con cái, để làm vũ khí, để làm công cụ gạt lá khi chạy trong rừng.  
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới được ghi trong kỷ lục Guinness - Ảnh 4.
Mỏ chúng dài như lưỡi mác
Đà điểu là loài chim thích sống một mình, trừ khi chọn bạn tình, đẻ trứng và tìm kiếm thức ăn. Sau khi giao phối con cái đẻ trứng bỏ đi, con đực phụ trách việc ấp trứng.
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới được ghi trong kỷ lục Guinness - Ảnh 5.
Đà điểu đầu mèo có thể chạy với vận tốc 50km/h xuyên qua rừng rậm

Khi chạy, chúng giơ 2 cánh lên và vỗ vỗ để giữ thăng bằng. Nó cũng có thể nhảy cao tới 1,5m. Ngoài ra, chúng cũng là những vận động viên bơi hết sức tài ba.

Bước vào thế kỉ XIX, chúng bị săn bắt tràn lan nên đã từng gần như tuyệt chủng. Hiện nay, số lượng cá thể sống hoang dã không còn nhiều, chúng ta hầu như chỉ có thể chiêm ngưỡng chúng trong vườn bách thú.

1 nhận xét:

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...